Nợ sinh viên Mỹ vượt ngưỡng 1.500 tỉ USD
‘Quả bóng’ mang tên nợ sinh viên tại Mỹ hiện căng phồng lên hơn 1.500 tỉ USD, tăng 500 tỉ USD kể từ năm học 2010-2011 dù các khoản cho vay trong thời gian này lại sụt giảm, theo báo cáo của S&P Global.
Nợ nần ngày càng trở thành gánh nặng của các sinh viên Mỹ – AFP
Nợ thời sinh viên đang trở thành danh mục nợ cá nhân hàng đầu tại Mỹ, chỉ đứng sau nợ do các khoản vay cầm cố, thế chấp, theo Đài NBC News hôm 29.8.
Trên toàn quốc, 44 triệu người Mỹ đang phải trả khoản nợ vay để hoàn thành bậc đại học, trong khi đến 8,5 triệu người không có khả năng chi trả, tính từ hè năm ngoái.
Video đang HOT
Tình trạng vỡ nợ có thể kéo theo những hậu quả khủng khiếp cho các cựu sinh viên, bao gồm tòa án can thiệp trừ nợ thẳng từ lương, bị giữ tiền hoàn thuế và điểm tín dụng bị khấu trừ.
Đáng quan ngại hơn, vỡ nợ học phí từ thời sinh viên còn có thể đẩy thanh niên Mỹ vào tình trạng bị rút giấy phép hành nghề tại 15 tiểu bang, khiến họ lâm vào nguy cơ không tìm được việc làm và càng khó trả được nợ.
Ví dụ, theo thông tin từ Viện Tư pháp, bang Illinois treo giấy phép hành nghề của gần 2.300 người lao động trong 50 ngành nghề từ năm 2005 – 2015, trong đó có dược sĩ, thợ cắt tóc, tư vấn viên…. Bang này cũng treo giấy phép hành nghề của gần 500 y tá vì họ không trả được nợ.
Theo thanhnien.vn
Cô gái Việt vượt qua hơn 3.000 dự án, ẵm trọn học bổng 200.000 USD
Nguyễn Lữ Minh Hằng 21 tuổi đến từ Việt Nam bước lên trình bày nghiên cứu của mình tại hội thảo Massachusetts Undergraduate Conference. Đây là chương trình cho dự án nghiên cứu ở bậc đại học của bang Massachusetts (Mỹ).
Nguyễn Lữ Minh Hằng bên dự án đem lại học bổng 200.000 USD
Vượt qua hàng ngàn dự án vòng ngoài, rồi hàng trăm dự án vòng chung kết, cái tên Nguyễn Lữ Minh Hằng được xướng lên. Đó là cả nỗ lực của Hằng trong quãng thời gian học tập và sinh sống ngắn ngủi tại Mỹ.
Hằng đã phải vượt qua hơn 3.000 dự án khác và may mắn là một trong số 120 người cuối cùng được trình bày nghiên cứu của mình tại hội thảo. Đây là một chương trình bang Massachusetts đề ra để khuyến khích các học sinh bậc đại học nghiên cứu và tạo ra những dự án có giá trị cho xã hội. Và Hằng đã "bỏ túi" học bổng.
Chính nhờ có công trình nghiên cứu này, Hằng đã vượt qua các bạn khác và thành công xin được học bổng trị giá 200.000 USD của Northeastern University, một trường đại học đứng top 40 của nước Mỹ. Ngoài ra, em cũng dành được suốt học bổng 100% của trường University of Massachusetts Amherst, và học bổng trị giá 30.000 USD/ năm của trường Boston College. Cuối cùng, em đã chọn học Northeastern University.
Hằng nhớ lại, suốt những năm cấp 3 dưới mái trường Chuyên Ngoại Ngữ Hà Nội Hằng không hề có hứng thú với việc học. Đối với em, kinh doanh là thứ gì đó đi vào trong máu. Hằng đã làm mọi cách chứng minh cho bố mẹ thấy: học kinh doanh mới là niềm đam mê của mình.
Để minh chứng cho điều đó, những năm cấp 3 Hằng cùng chị gái đã kinh doanh thời trang trên mạng, đồng thời 2 chị em tích cực đi bán ở các hội chợ để tìm cơ hội kinh doanh. Lợi nhuận đem lại không phải quá cao nhưng với học sinh cấp 3, con số đó không nhỏ. Những tháng đỉnh điểm việc kinh doanh đem về cho Hằng tới 20 triệu đồng.
Kinh doanh đã ăn vào máu của Hằng. Năm 2015, khi Hằng học hết cấp 3, cả gia đình tới Mỹ định cư. Để cả gia đình hoà nhập với cuộc sống mới, Hằng đã phải nghỉ học một năm để cùng bố mẹ quen với môi trường mới, đồng thời giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Sau một năm sang Mỹ, khi mà bố mẹ cháu đã có công việc ổn định Hằng quyết định đi học lại.
Hằng bắt đầu thay đổi suy nghĩ. Nếu như hồi ở Việt Nam, Hằng chỉ máu kinh doanh, học tập chỉ vừa đủ để không tụt hơn so với các bạn thì khi sang Mỹ khi biết gia đình không có điều kiện chi trả học phí trong khi chỉ có học là con đường duy nhất nếu muốn tiếp tục cuộc sống ở Mỹ. Hằng bắt đầu lao vào học tập.
Quá trình học tập, Hằng nhận thấy môn Statistics (tạm dịch là môn thống kê) làm mình thích thú. Bên cạnh đó, giáo viên dạy môn này cũng tạo cảm hứng cho Hằng. Cô giáo đã đề nghị Hằng cùng làm một nghiên cứu nhỏ liên quan đến vấn đề vô gia cư và thời tiết. Hằng lập tức đồng ý. Hằng cùng cô tìm thông tin và lập ra một dự án tên là "homelessness and weather" rồi nộp cho Massachusetts Undergraduate Conference.
Một cô gái Việt Nam bé nhỏ mới sang Mỹ nhưng đã làm được một việc đầy ý nghĩa. Hằng dự định sẽ tích cực làm việc và thu thập đủ kinh nghiệm ở Mỹ để khi cơ hội sẽ quay về quê hương mở công ty tài chính của riêng mình.
GIA HUY
Theo laodong.vn
3 lần khởi nghiệp của cựu sinh viên IT "từng không biết code" Gần hai năm sau sản phẩm khởi nghiệp đầu tiên, Nguyễn Quốc Huy (cựu sinh viên ĐH FPT) đang đảm trách vai trò đồng sáng lập vườn ươm khởi nghiệp Uni đã cùng các đồng sự khởi tạo nhiều dự án start-up mới và hỗ trợ các bạn trẻ có chung đam mê sáng tạo, khởi nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí...