Nở rộ trung tâm dạy kỹ năng sống: Tiêu chí nào để lựa chọn?
Năm học sắp kết thúc cũng là lúc các lớp học kỹ năng sống, khóa học hè trải nghiệm bắt đầu chiêu sinh. Tiêu chí nào để các bậc phụ huynh lựa chọn lớp học cho con?
Trẻ học tập tại Trung tâm FasTracKids-Bé thông minh.
Vào mùa dạy kỹ năng sống
Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến thời gian nghỉ hè nhưng nhiều trung tâm dạy kỹ năng sống, trung tâm đào tạo nghệ thuật… đã lên kế hoạch tuyển sinh. Chiến dịch phát tờ rơi được nhiều trung tâm chọn để quảng bá thông tin tới mọi người, với những chiêu hấp dẫn. Chẳng hạn, lớp Toán học vui dành cho lứa tuổi từ 5-7 tuổi để các con làm quen với toán sẽ diễn ra 1 tuần một buổi, kéo dài liên tục trong gần 3 tháng hè có học phí là 4,5 triệu đồng. Nếu như phụ huynh đăng ký trong tháng 4 sẽ được giảm 30%.
Chị Thùy Linh ở Khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, nhu cầu của phụ huynh muốn gửi gắm con em đến các lớp học này là có thật nhằm trang bị cho con thêm các kỹ năng xử lý tình huống, các kiến thức về ngoại ngữ, toán học,… mà giờ học chính khóa ở trường chưa có điều kiện dạy con. Tuy nhiên, để lựa chọn cho con một trung tâm uy tín với học phí phù hợp, đội ngũ thầy cô giảng dạy có chuyên môn là rất khó. Đây cũng là tâm tư chung của nhiều phụ huynh khi lạc giữa “ma trận” các trung tâm dạy kỹ năng, dạy tư duy… hiện nay. Không có một tiêu chí chung nào để khẳng định về chất lượng của trung tâm này là vượt trội hơn hẳn so với các trung tâm khác, ngay cả khi học phí đắt đỏ hàng chục triệu đồng/khóa học thì cũng không ai đảm bảo trẻ sẽ tiếp thu được gì từ những khóa học này.
Quan trọng là phù hợp
Xu hướng đưa con đến các lớp học trải nghiệm trong mùa hè những năm gần đây nở rộ ở các thành phố lớn. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, đây là lựa chọn thích hợp với các gia đình không có nhiều thời gian hướng dẫn con cũng như không phải phụ huynh nào cũng có các kiến thức và đủ kiên nhẫn cũng như phương pháp để giáo dục con.
Chuyên gia giáo dục Hoàng Mỹ Anh- Giám đốc FasTracKids-Bé thông minh cho biết, nhiều phụ huynh đến với trung tâm đặt câu hỏi là tại sao ở nhà, chúng tôi cũng dạy trẻ những kiến thức như vậy, cũng nói với trẻ cần làm việc này, việc kia nhưng con không hợp tác. Trong khi con đến trung tâm lại rất vui vẻ hợp tác với các cô giáo, cô hỏi gì trả lời nấy, thậm chí còn đặt câu hỏi rất sắc sảo với cô giáo mà phụ huynh nghe cũng ngạc nhiên…
“Tâm lý trẻ em là phải học có bạn, học mà như chơi, học theo kiểu khám phá còn nếu như chỉ cô hỏi trò đáp thì trẻ sẽ rất nhanh chán. Ngoài ra, cần phải có kỹ năng để trẻ hợp tác chia sẻ suy nghĩ, khơi gợi hứng thú với việc học thay vì kiểu học áp đặt truyền thống”- bà Mỹ Anh chia sẻ.
Đưa ra lời khuyên về việc lựa chọn các trung tâm hiện nay, bà Mỹ Anh cho rằng không có một lời khuyên cụ thể nào vì mỗi gia đình có quan điểm nuôi dạy trẻ khác nhau. Tuy nhiên, vì thời gian của trẻ và phụ huynh có hạn nên theo bà Mỹ Anh phụ huynh nên ưu tiên tìm kiếm các trung tâm gần nhà. Sau đó, tìm hiểu xem con đang cần gì, trung tâm đáp ứng các yêu cầu đó đến đâu. Hiện nay có rất nhiều trung tâm dạy kỹ năng sống. Phụ huynh cần tỉnh táo, dành thời gian tìm hiểu về trung tâm thật kỹ như phòng ốc, đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy… vì nhiều nơi quảng cáo hoành tráng nhưng thực tế lại không đúng như vậy.
“Quan trọng nhất là phụ huynh phải hiểu con mình cần gì, đang thiếu gì để tìm lớp học cho con. Với kinh nghiệm nhiều năm làm giáo dục, tôi cho rằng không có chương trình với học phí quá rẻ mà chất lượng mà giá thành thường tương xứng với chất lượng”- bà Mỹ Anh nói.
Video đang HOT
Trước tình trạng bạo lực học đường và xâm hại trẻ em hiện nay, chuyên gia giáo dục Hoàng Mỹ Anh cho rằng nhiều trung tâm dạy kỹ năng sống cũng đã cập nhật dạy các kiến thức này cho trẻ. Tuy nhiên, kỹ năng được dạy mới là một phần còn quan trọng là phải thường xuyên thực hành, luyện tập để khi có tình huống xảy ra, có thể phản ứng ngay được. “Nếu như chỉ học mà không hành thì trẻ sẽ rất nhanh quên”- bà Mỹ Anh nói.
Thu Hương
Theo daidoanket
Lớp học miễn phí, dạy cho trẻ kỹ năng ứng phó xâm hại tình dục và bạo lực học đường
Sáng 6-4, lớp học kỹ năng phòng chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục dành cho trẻ em hoàn toàn miễn phí tổ chức tại phòng sinh hoạt cộng đồng toà nhà Vinaconex7 thu hút sự chú ý của hàng trăm em nhỏ cùng phụ huynh.
Lớp học kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường, bắt cóc và xâm hại tình dục dành cho học sinh tiểu học tổ chức tại phòng sinh hoạt cộng đồng sảnh A1 toà nhà Vinaconex7 diễn ra ngày 6-4 thu hút hàng trăm học sinh và phụ huynh.
Trong buổi học, các em học sinh được học các kĩ năng cơ bản về ứng phó xử lý khi gặp trường hợp bạo lực học đường, bắt cóc và đặc biệt là xâm hại tình dục.
Các kiến thức được chia sẻ trong chương trình là các kĩ năng, kiến thức thực tế, bổ ích đối với cả các phụ huynh trong việc tự giáo dục con em mình.
Các em nhỏ hào hứng chia sẻ tại buổi học về các trường hợp bản thân mình cũng đã gặp phải tình trạng bị bạo lực học đường nhưng ở mức độ nhẹ.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Trung Tá Nguyễn Minh Hiển (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân) là người đưa ra ý tưởng và trực tiếp đứng lớp thực hiện các lớp dạy kỹ năng cho trẻ em.
"Xuất phát từ thực tế, thời gian gần đây có quá nhiều trường hợp trẻ bị bạo lực học đường và xâm hại tình dục, từ góc nhìn cá nhân, tôi mong muốn mang những kiến thức kỹ năng mà mình tích luỹ được để chia sẻ với các bậc phụ huynh và các con. Hi vọng rằng, với những kỹ năng này, các con có thể có được những kiến thức cơ bản để tự ứng phó với những vấn đề các con gặp trong cuộc sống) - Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Hiển cho biết
Trước đó, Trung tá Nguyễn Minh Hiển đã thực hiện 10 lớp dạy kỹ năng tương tự cho trẻ em và nhận được những phản hồi tích cực từ các vị phụ huynh.
Lí do mà Trung tá Nguyễn Minh Hiển lựa chọn đối tượng truyền dạy kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho lứa tuổi học sinh tiểu học vì đây là lứa tuổi các em đã bắt đầu biết tiếp nhận kiến thức kỹ năng và cũng là độ tuổi mà các em dễ bị tổn thương nhất.
Bên cạnh đó, các em còn được dạy các mẹo nhỏ, ứng phó khi đi lạc ở nước ngoài mà không đọc được ngôn ngữ như đọc và ghi nhớ số điện thoại ghi bên các biển hiệu
Chị Hải Anh (cư dân toà nhà) cho biết: "Trước tình hình hiện nay, các cháu nhỏ có quá nhiều nguy hiểm, các lớp kỹ năng bổ ích như thế này là rất cần thiết không chỉ cho các em mà còn cho cả phụ huynh. Các kiến thức thực tế, trực quan, dễ hiểu nên các cháu cũng rất thích".
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hiển chia sẻ cách thức ứng phó khi đi thang máy.
Khi nghi ngờ đối tượng mà các em chỉ đang đi một mình, các em nhỏ nên đứng phiá gần bảng ấn số tầng, đối diện với camera ấn thang tất cả các tầng. Nếu bị đối tượng tiếp cận thì có thể dùng tay cấu, cào, chọc vào mắt đối tượng.
Trung Tá Hiển hướng dẫn kỹ năng xử lý cho trẻ em khi bị đối tượng tiếp cận phía trước.
Thực tập dàn cảnh bắt cóc lợi dụng sự ngây thơ và tốt bụng của trẻ nhỏ.
Các lớp dạy kỹ năng này đang được thực hiện thí điểm tại các khu dân cư và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.
Khánh Huy
Theo Báo Pháp Luật
Bắt trẻ làm việc nhà, bố mẹ bị phạt tiền: Đừng nhầm lẫn giữa dạy dỗ và bóc lột con Nhiều ông bố bà mẹ chỉ nghĩ rất đơn giản: Càng cho con làm việc sớm thì con sẽ biết làm nhiều việc, chủ động cho cuộc sống sau này mà không biết đang vi phạm quyền trẻ em. Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, trong đó...