Nở rộ trào lưu tổ chức đám cưới trên ‘vũ trụ ảo’
Cặp tình nhân sống ở thành phố Phoenix, bang Arizona (Mỹ) vừa nên duyên vợ chồng trong metaverse (đa vũ trụ ảo) vào ngày 5.2 vừa qua.
Hôn lễ diễn ra trên nền tảng Decentraland trước sự chứng giám của thẩm phán tòa án tối cao Clint Bolick và khoảng 2.000 khách mời ảo.
Theo Coin Telegraph, chú rể Ryan và cô dâu Candice Hurley đã thuê công ty luật Rose Law Group thực hiện các thủ tục hợp thức hóa hôn lễ. Đám cưới được tổ chức tại khu đất của Rose Law Group trên Decentraland. Công ty này chuyên phát triển khung pháp lý cho hình thức kết hôn trên metaverse bằng cách xác định danh tính số, tài sản số của cặp đôi và ghi lại dữ liệu trên blockchain.
Khung cảnh đám cưới nhộn nhịp trên metaverse
Giấy phép kết hôn của cặp đôi sẽ được lưu dưới dạng NFT (token độc nhất) trên blockchain, kèm theo thông tin về danh tính của cô dâu, chú rể và địa điểm cử hành hôn lễ.
Jordan Rose – người sáng lập công ty Rose Law Group khẳng định đây là một trong những hôn lễ đầu tiên diễn ra trên không gian metaverse. Bà cho biết: “Hiện tại chưa có khuôn khổ pháp lý cho đám cưới trên metaverse, vì vậy ràng buộc pháp lý cho cuộc hôn nhân là vấn đề thuộc về hợp đồng”.
Video đang HOT
Metaverse có thể biến mọi ý tưởng đám cưới trong mơ của các cặp đôi trở thành hiện thực vì không vướng phải những rào cản vật lý. Bà Jordan Rose cũng dự đoán trong tương lai, những người tổ chức đám cưới trên metaverse sẽ không cần phải lưu hồ sơ kết hôn ngoài đời thực.
Dẫu vậy, do lượng khách mời quá đông nên không tránh khỏi một số rắc rối nảy sinh trong quá trình cử hành hôn lễ, như không đủ số lượng quà NFT để tặng cho toàn bộ khách mời tham dự sự kiện, avatar (hình đại diện) của cô dâu cũng liên tục bị lỗi, không thể hiện lên trong đám cưới. Cuối cùng, khách mời phải đề xuất Rose Law Group livestream trực tiếp sự kiện trên Instagram khi nền tảng Decentraland gặp trục trặc.
Cặp đôi người Ấn Độ bán NFT hình ảnh trong đám cưới metaverse
Dù có sự hỗ trợ của Rose Law Group, đám cưới của cặp đôi Ryan và Candice Hurley vẫn chưa được một số chuyên gia pháp lý công nhận. Bộ Hôn nhân Mỹ quy định hôn lễ hợp pháp phải có sự tham gia của “người thật việc thật”.
Nhiều bang ở Mỹ thậm chí còn không công nhận những đám cưới được tổ chức từ xa thông qua hình thức gọi điện video.
Tuy chưa thể vượt qua một số rào cản pháp lý, kết hôn trên metaverse đang dần trở thành trào lưu nhờ sự tiện lợi, vượt qua mọi khoảng cách địa lý và đảm bảo an toàn cho những khách mời trong thời gian dịch bệnh Covid-19 hoành hành. Trên hết, những cặp tình nhân tổ chức đám cưới còn có thể tự chọn thiết kế avatar ảo và không gian tổ chức hôn lễ mà không cần phải mất quá nhiều chi phí như đám cưới trong thực tế.
Chỉ sau đám cưới của Ryan và Candice Hurley một ngày, cặp đôi người Ấn Độ Dinesh Kshatriya và vị hôn thê Janaganandhini Ramaswamy cũng dắt nhau vào lễ đường trên metaverse. Theo Fortune India, toàn bộ hình ảnh avatar ảo, thiệp mời đám cưới và các khoảnh khắc trong hôn lễ của cặp đôi sẽ được tập hợp thành một bộ sưu tập NFT độc quyền, cho phép những nhà sưu tầm có thể mua trên nền tảng Guardianlink.io. Ý tưởng đám cưới kết hợp kinh doanh NFT độc đáo của cặp đôi Ấn Độ nhanh chóng tạo nên một cơn sốt. Nền tảng Guardianlink.io ghi nhận NFT avatar của cô dâu chú rể hết hàng chỉ trong vòng vài giây. Một số NFT có giá ban đầu 10 USD giờ được bán lại ở mức 4.450 USD, gấp 400 lần con số ban đầu.
Đám cưới trên metaverse chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng việc ghi lại dữ liệu kết hôn bằng công nghệ blockchain đã có từ lâu. Năm 2014, một trong những đám cưới blockchain đầu tiên đã diễn ra trong khuôn khổ hội nghị Disney World Bitcoin với thông điệp “chỉ có cái chết mới chia lìa chúng ta, bởi vì blockchain tồn tại mãi mãi”. Tháng 4.2021, cặp vợ chồng ở California (Mỹ) làm việc tại sàn giao dịch Coinbase đã tự viết hợp đồng thông minh (smart contract) trên Ethereum để tạo ra nhẫn cưới NFT cho đám cưới của họ.
Metaverse chưa đem lại cảm xúc cho người dùng
Trải nghiệm thực tế ảo (metaverse) đang ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đem lại nhiều cảm xúc.
Khi trào lưu metaverse bắt đầu nổi lên, người dùng đã kỳ vọng nó có thể sớm trở thành một thế giới 3D, chân thực và sống động như trong bộ phim Ma trận nổi tiếng. Dù vậy, những giải pháp metaverse hiện tại vẫn chưa đem đến nhiều cảm xúc cho người dùng. Nhiều người cho biết thực tế ảo vẫn chỉ là ý tưởng sơ khai.
Mới đây, một buổi trình diễn âm nhạc để kỷ niệm việc phát hành một loạt NFT mới của họa sĩ người Na Uy Bjarne Melgaard được tổ chức trong metaverse Decentraland.
Melgaard đang phát hành 1.122 hình ảnh nổi bật về đồ họa dưới dạng NFT. Lễ hội âm nhạc trong thế giởi ảo được tạo ra nhằm tôn vinh cho sự kiện này. NFT của Melgaard đều dựa trên tác phẩm điêu khắc mà ông đã tạo ra có tên "The Lightbulb Man", được đặt tại Phòng trưng bày Quốc gia Na Uy.
Lễ hội âm nhạc được tổ chức trong metaverse có rất nhiều điểm tương đồng đời thực.
Theo trải nghiệm từ tác giả Ben Gilbert của Insider, ông cảm thấy khá hào hứng khi hòa mình vào một lễ hội âm nhạc trong metaverse. Cụ thể, Gilbert cho rằng lễ hội âm nhạc này giống như một phiên bản thu nhỏ của các sự kiện ngoài đời thực.
Nhiều thể loại âm nhạc sống động được trình diễn, tương tự như sự kiện của tựa game "Fortnite" với sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi như Travis Scott và Ariana Grande.
Nhiều bình luận trên mạng xã hội đã nhanh chóng so sánh buổi lễ âm nhạc này với trò chơi "Second Life", tự game thế giới ảo ra mắt vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, Gilbert cho biết phiên bản web của Decentraland lại không dễ dàng truy cập như các trò chơi độc lập.
Thay vì một không gian ảo được chia sẻ chung, nó được biến thành các thế giới riêng lẻ do người dùng sở hữu và vận hành với giá hàng nghìn USD. Trong đó, buổi biểu diễn âm nhạc là không gian duy nhất mà người dùng có thể ghé thăm thông qua một liên kết trực tiếp.
Đáng tiếc, sự kiện này không có nhiều người dùng tham gia và chưa tạo được sức hút. Theo trải nghiệm của Gilbert, người dùng chỉ có thể thả một vài biểu tượng cảm xúc, đi loanh quanh và nhảy trong hình nhân vật đã chọn trước đó.
Trong các hoạt động khác, tác giả đã khám phá một ngôi nhà bên cạnh sàn nhảy, nhưng âm nhạc đột ngột ngắt ngay khi Gilbert vừa đi ra khỏi khu vực đó. Ông cho rằng điều này làm người dùng cảm thấy chưa chân thật vì trong thực tế, âm thanh sẽ nhỏ dần khi chúng ta rời xa khu vực phát nhạc.
Ngoài ra, tác giả chia sẻ rằng trải nghiệm về buổi trình diễn nhạc trên metaverse chưa thực sự đem lại nhiều cảm xúc. Người dùng chỉ như đang xem một trò chơi mà không có nhiều hoạt động tương tác.
Thay đổi của Apple trên iOS đang "cắt máu" Facebook, sẽ làm công ty thiệt hại 10 tỷ USD trong 2022 Tác động tiêu cực từ các thay đổi mới trên iOS được chính giám đốc tài chính Facebook (hay tên mới là Meta) thừa nhận trong buổi báo cáo thu nhập vừa qua. Thay đổi trong chính sách quảng cáo trên iOS của Apple cuối cùng đã cho thấy hậu quả tai hại đối với Facebook (hay dưới cái tên mới, Meta) khi...