Nở rộ luyện thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học
Có đơn vị luyện thi đánh giá năng lực cam kết với người học sẽ đạt mức điểm từ 850/1.200, nếu không sẽ hoàn tiền 100%.
Kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐH Quốc gia TP.HCM hằng năm luôn có từ hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn thí sinh (TS) dự thi để xét tuyển vào ĐH-CĐ. Nắm được nhu cầu lớn này, nhiều cá nhân và đơn vị đã tổ chức các khóa luyện thi từ rất sớm. Các khóa ôn đa dạng với nhiều mức phí khác nhau.
Cam kết đạt điểm từ 850/1.200
Dù kỳ tuyển sinh năm 2022 mới kết thúc nhưng chỉ cần gõ “luyện thi ĐGNL” trên Facebook, Google hay YouTube… sẽ xuất hiện nhan nhản các thông tin chiêu sinh, giới thiệu khóa ôn luyện chuẩn bị cho các đợt thi năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Theo ghi nhận, trang ôn thi ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM của chủ tài khoản BVC có gần 77.000 thành viên. Chủ tài khoản đăng tải đang chiêu sinh nhiều khóa ôn thi đợt 1 năm 2023 như khóa giải đề, khóa ôn từng môn, khóa live luyện đề, khóa combo… Học phí thấp nhất là 149.000 đồng/môn học và cao nhất là khóa giải đề lên đến gần 4 triệu đồng. Hình thức học được giới thiệu là trực tuyến, tùy theo từng khóa mà có các hình thức giải đề, có giáo viên hướng dẫn, có kiểm tra và chấm điểm online… Kênh này còn liên tục tổ chức các đợt thi thử miễn phí cho TS, bán tài liệu ôn tập với giá 50.000 đồng/môn.
Có cầu ắt có cung, có thi sẽ có luyện thi là điều bình thường. Tuy nhiên, cách luyện thi tốt nhất cho TS chính là học tốt các môn học trong trường phổ thông. Ngoài ra, nếu các em muốn tìm hiểu thêm kiến thức hoặc luyện thêm kỹ năng làm bài thi thì cần cân nhắc thật kỹ vì các thông tin về luyện thi hiện rất đa dạng và phức tạp. TS nên sáng suốt và lựa chọn cách tiếp cận thông tin, kiến thức phù hợp.
Tiến sĩ NGUYỄN QUỐC CHÍNH, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Tương tự, một tài khoản Facebook khác giới thiệu là giáo viên NTĐ đăng tải mở các khóa ôn ĐGNL của cả hai ĐH Quốc gia TP.HCM và Hà Nội cho thế hệ TS sinh năm 2005. Nội dung là ôn từng môn như toán, lý, hóa, tiếng Anh, luyện đề… Hình thức ôn thông qua live trực tuyến vào các buổi tối hoặc cuối tuần. Học phí từ gần 300.000 đồng đến gần 2 triệu đồng, tùy chọn theo môn ôn hoặc tổ hợp môn. Tài khoản này còn cam kết nội dung ôn chuẩn, bám sát bộ đề của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Trên hệ thống ôn thi ĐGNL của kênh hocmai (học mãi) cũng đang chiêu sinh khóa ôn thi dành cho những TS sinh năm 2005 hoặc ai muốn xét tuyển vào ĐH bằng điểm thi này.
Trang này còn quảng cáo nội dung khóa học có 200 video tổng hợp kiến thức có trong đề thi ĐGNL, 20 đề thi thử bám sát đề mẫu nhân hai lần cơ hội trúng tủ, giúp tăng điểm… Bên cạnh đó, trang này còn cam kết với người học rằng điểm đầu ra từ 850/1.200, nếu không đạt sẽ hoàn tiền 100%.
Không khuyến khích thí sinh luyện thi
Trao đổi với PV về kỳ thi ĐGNL, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo của ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết: Năm 2023, ĐH Quốc gia TP.HCM cơ bản vẫn duy trì ổn định kỳ thi ĐGNL như năm 2022 để không gây xáo trộn cho TS. Kỳ thi dự kiến vẫn tiếp tục được tổ chức thành hai đợt, một đợt vào cuối tháng 3-2023 và một đợt vào cuối tháng 5-2023.
Nhan nhản các khóa học, mức phí luyện thi đánh giá năng lực trên mạng hiện nay. (Ảnh ghép từ chụp màn hình)
“Có chăng ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tăng thêm chất lượng đề thi, câu hỏi và tăng chất lượng tương tác với TS, đưa kỳ thi đến gần TS hơn để thuận lợi cho các em” – Tiến sĩ Chính khẳng định.
Tiến sĩ Chính cho biết tiếp tục duy trì tại 17 tỉnh/TP như năm trước, gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.
Tuy nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM đang xem xét sẽ mở rộng thêm điểm thi ở tỉnh Lâm Đồng và một số điểm thi ở khu vực ĐBSCL nhằm tạo thuận tiện đi lại cho TS hơn.
Video đang HOT
Còn với các tỉnh/thành phía Bắc, Tiến sĩ Chính cho biết ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội đang có kế hoạch sẽ công nhận kết quả hai kỳ thi ĐGNL lẫn nhau để thuận lợi cho TS không phải tham gia nhiều kỳ thi.
Về vấn đề ôn luyện cho kỳ thi, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính đã nhiều lần khẳng định chủ trương của ĐH Quốc gia TP.HCM khi tổ chức kỳ thi ĐGNL là giúp cho TS tự xây dựng kế hoạch học tập và phát triển năng lực của mình một cách toàn diện, dài hạn. ĐH Quốc gia TP.HCM không ban hành, tổ chức bất cứ hình thức luyện thi nào.
“Hằng năm ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ công bố cấu trúc bài thi, đề thi mẫu để TS biết định hướng chung về kỳ thi. Tất cả tài liệu, khóa luyện thi ở các nơi không do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức” – Tiến sĩ Chính cho hay.
Đồng thời, Tiến sĩ Chính cũng nhấn mạnh: ĐH Quốc gia TP.HCM không khuyến khích TS tham gia luyện thi mà khuyến khích các em hãy học tập một cách toàn diện, phát triển năng lực của mình, tiếp cận kiến thức một cách khoa học, chủ động.
Bài thi đánh giá năng lực yêu cầu suy luận, giải quyết vấn đề
Bài thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với thời gian làm bài 150 phút. Nội dung đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của TS.
Đề gồm ba phần:
Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ. Trong đó, 20 câu tiếng Việt sẽ ĐGNL đọc hiểu văn bản, sử dụng tiếng Việt và khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học. 20 câu tiếng Anh nhằm ĐGNL sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc.
Phần 2: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu).
Phần 3: Giải quyết vấn đề (50 câu), bao gồm các kiến thức giáo khoa cơ bản và áp dụng về khoa học tự nhiên (hóa học, vật lý, sinh học) và khoa học xã hội (địa lý, lịch sử).
Chọn học đại học hay học nghề?
Khi điểm sàn của nhiều trường đại học (ĐH) đang công bố ở ngưỡng 14-15 điểm cho 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển, thì nhiều trường Cao đẳng (CĐ) nghề đã tuyển được những thí sinh đạt 26-27 điểm thi tốt nghiệp THPT.
Điều này cho thấy những tín hiệu vui về việc lựa chọn con đường lập nghiệp của các bạn trẻ.
Theo tiêu chí của các nhà tuyển dụng hiện nay, năng lực thực sự mới là yếu tố quyết định họ lựa chọn bạn, chứ không phải tấm bằng bạn sở hữu. Ảnh: Quang Vinh.
Nghịch lý cử nhân thất nghiệp
Theo số liệu của Bản tin cập nhật thị trường lao động hàng quý, hàng năm của Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, số người tốt nghiệp ĐH trở lên thất nghiệp chiếm một tỷ lệ cao.
Còn theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cả nước 6 tháng đầu năm 2022 ước tính là 2,39%. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 2,05%. Trong quý II, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước ở mức 2,32%, giảm so với con số này trong quý I là 2,46%.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước song đây vẫn là một tỷ lệ cần cải thiện.
Theo TS Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), các trường nghề hiện nay thiết kế chương trình 30% lý thuyết, 70% thực hành với hình thức đào tạo cầm tay chỉ việc nên học viên sẽ nắm được kiến thức, vận dụng ngay vào những bài tập được mô phỏng dựa trên công việc thực tiễn. Với thời gian đào tạo rút ngắn hơn nên người học có thể tham gia vào thị trường lao động sớm, có thu nhập ổn định và tiếp tục học cao lên nếu có nhu cầu. Khi đã nắm vững công việc thực tế, những kiến thức sẽ dễ dàng tiếp thu hơn, đạt hiệu quả tốt hơn.
Tình trạng thất nghiệp thường cao hơn hẳn ở khu vực thành thị, trong khi vấn đề thiếu việc làm lại là phổ biến ở khu vực nông thôn. Về phân bổ tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ cho thấy nhóm những người có trình độ CĐ và ĐH trở lên thường có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất và những người có trình độ sơ cấp nghề và chưa từng đi học có tỷ lệ thấp nhất.
Điều này phần nào phản ánh chất lượng việc làm của thị trường lao động Việt Nam hiện vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Cụ thể, thống kê cho thấy hàng năm có hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp, có khoảng 1/2 không có việc làm.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đây hoàn toàn không phải do chất lượng đào tạo kém mà do sự bất hợp lý về cơ cấu trình độ lao động bất hợp lý. Người học ĐH nhiều hơn người học nghề, thì thất nghiệp là điều chắc chắn.
Trước đó, ông Lợi từng có một phát biểu tại một cuộc tọa đàm rằng: "Có 3 bằng ĐH nhưng vẫn thất nghiệp".
Dù khẳng định việc một người có 3 bằng ĐH nhưng vẫn thất nghiệp là rất ít, nhưng ông Lợi cho rằng cần nêu ra thực trạng này để cùng trao đổi, nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục. Điều này phản ánh không phải cứ học ở trình độ cao, nhiều bằng cấp là có được việc làm tốt.
Từ phía các trường, khảo sát hàng năm cho thấy tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm sau 6 tháng luôn rất cao, trên 85%, thậm chí có khoa, có trường trên 95%. Nhiều ý kiến băn khoăn về tính chính xác của những con số này có thực sự phản ánh đúng tình trạng cử nhân sau tốt nghiệp ĐH?
Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Phạm Hồng Quang - Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, khi đi kiểm định chất lượng giáo dục của nhiều chương trình của các trường ĐH, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp thống kê cao nhưng có một vấn đề đặt ra đó là công việc ở mức lao động trình độ thấp, không tương xứng với trình độ ĐH, rất lãng phí.
Như vậy, vấn đề không chỉ nằm ở tỷ lệ thất nghiệp mà câu chuyện đặt ra đó là cử nhân sau tốt nghiệp tham gia vào lĩnh vực nào, có đúng ngành nghề được đào tạo, có tương xứng với công sức đào tạo 4-5 năm trong trường ĐH?
Thí sinh và phụ huynh tìm hiểu về việc chọn trường trong mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.
Thay đổi tư duy bằng cấp
Em Nguyễn Mạnh Cường - Trường THPT Đại Cường (Hà Nội) cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi Cường có điểm thi tốt nghiệp 3 môn khối A là 23 điểm. Tuy nhiên, từ trước khi có kết quả thi, em đã có lựa chọn cho riêng mình khi đăng ký xét tuyển bằng học bạ vào Trường CĐ Bách khoa Hà Nội.
Cường chia sẻ, bố mẹ em đều làm nông nghiệp nên em muốn chọn trường có học phí hợp lý, đào tạo tốt để sớm thành nghề, ra trường có việc làm luôn giúp cho kinh tế gia đình, sau đó có điều kiện sẽ đi học tiếp.
"Nhà em ở gần khu công nghiệp nên nhiều bạn sau khi tốt nghiệp THPT đã đi làm công nhân và thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu làm việc không qua đào tạo em nghĩ rằng sẽ khó phát triển đường dài nên em muốn học cao đẳng để có kiến thức, kỹ năng, không phải vì bằng cấp" - Cường chia sẻ.
Chọn học ĐH hay học nghề, hay tham gia thị trường lao động ngay mà không qua đào tạo là những con đường khác nhau đặt ra cho mỗi thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT. Sự lựa chọn nào cũng có những lý do riêng phụ thuộc vào quan niệm, suy nghĩ cũng như hoàn cảnh gia đình, khả năng của mỗi người. Tuy nhiên, một thực tế ở Việt Nam đó là lối mòn ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người đó là học hết cấp nhỏ thì lên cấp lớn hơn, mặc định xong phổ thông thì phải học ĐH, còn mục đích là gì thì cứ tính sau đã.
Học ĐH nhưng không biết lý do là gì nữa. Học xong cũng mờ mịt về tương lai. Đó là thực trạng với nhiều sinh viên ĐH hiện nay khi các em không xác định được sở thích, năng lực của bản thân, chọn trường theo phong trào, theo nguyện vọng của cha mẹ, thậm chí là theo bạn bè mà không tìm hiểu kỹ sự phù hợp của ngành nghề với bản thân, dẫn đến thiếu sự chuẩn bị cho cuộc sống sinh viên, ngành học, để đến khi ra trường vẫn mông lung và... thất nghiệp!
Mỗi mùa tuyển sinh, các chuyên gia luôn nhấn mạnh với các thí sinh về định hướng nghề nghiệp, xác định rõ lộ trình phát triển bản thân. Đừng chạy theo những ngành nghề "hot" chỉ được hướng dẫn lý thuyết mà thiếu thực hành dẫn đến tình trạng: "Dù đã được đào tạo nhưng sau khi ra trường lại không biết làm gì".
Bên cạnh đó cần thay đổi tư duy về việc học ĐH hay học nghề bởi từ thực tế tuyển dụng cho thấy, nhà tuyển dụng không còn coi trọng bằng ĐH hay trường nghề mà chủ yếu yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng và tác phong, thái độ làm việc. Nghĩa là, năng lực thực sự mới là yếu tố quyết định đến việc bạn có được lựa chọn hay không chứ không phải tấm bằng bạn sở hữu.
Theo TS Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), các trường nghề hiện nay thiết kế chương trình 30% lý thuyết, 70% thực hành với hình thức đào tạo cầm tay chỉ việc nên học viên sẽ nắm được kiến thức, vận dụng ngay vào những bài tập được mô phỏng dựa trên công việc thực tiễn. Với thời gian đào tạo rút ngắn hơn nên người học có thể tham gia vào thị trường lao động sớm, có thu nhập ổn định và tiếp tục học cao lên nếu có nhu cầu. Khi đã nắm vững công việc thực tế, những kiến thức sẽ dễ dàng tiếp thu hơn, đạt hiệu quả tốt hơn.
TSKH Nguyễn Mậu Bành - Chủ tịch Hội cựu giáo chức Việt Nam:
Nâng cao chất lượng đào tạo là yếu tố then chốt
Để giảm bớt số lượng cử nhân thất nghiệp, để sinh viên có thể tìm, tự tạo việc làm cho chính mình và cho người khác thì yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo là khâu then chốt.
Chất lượng phải phù hợp với mục tiêu, mục tiêu cụ thể nhất ở đây là sinh viên tốt nghiệp có thể được tuyển dụng làm đúng ngành nghề đào tạo. Để thực hiện mục tiêu này, các cơ sở đào tạo phải thực tế và quyết liệt hơn trong việc gắn kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, từ khâu xác định chuẩn đầu ra, thiết kế nội dung, quy trình, phương pháp và huy động sự liên kết tham gia các công đoạn đào tạo của bên sử dụng lao động.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì việc hợp tác liên kết thực hiện các công đoạn đào tạo giữa nhà trường với các doanh nghiệp nước ngoài (có ngành nghề tương ứng phù hợp) là phương án khả thi đã được một số trường ĐH và CĐ thực hiện.
TS Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng trường CĐ Cơ điện Hà Nội:
Chọn trường cần quan tâm học phí thấp, cơ hội việc làm cao
Thí sinh cần cân nhắc về cơ hội việc làm trong 4 năm tới, trong đó nên cân nhắc về việc nên chọn học ở đâu học phí thấp, cơ hội việc làm cao chứ không nên chạy theo ngành nghề hot hay quá coi trọng bằng cấp mà bỏ qua yếu tố thực tế về năng lực, điều kiện tài chính của gia đình.
Xã hội việc làm hiện nay rất đa dạng với hàng nghìn nghề. Trong hàng nghìn nghề đó không phải nghề nào cũng cần kiến thức văn hóa chuyên sâu. Không phải nghề nào cũng cần tới trình độ ĐH.
Khi vào các cơ sở giáo dục nghề, trường phải có trách nhiệm đào tạo cho người học cả trình độ văn hóa và đặc biệt là nghề nghiệp. Để trong cùng thời gian học tập đấy họ cũng có thể lập thân lập nghiệp một cách nhanh chóng bằng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thành thạo được đào tạo tại trường CĐ.
Họ sẽ nhanh chóng tham gia vào thị trường lao động, đồng thời khởi nghiệp cũng như làm giàu cho chính bản thân họ. Đó là một hướng đi rất tốt để giải quyết bài toán phân luồng sau THCS hiện nay cũng như hướng đi cho học sinh sau tốt nghiệp THPT.
Đại học đầu tiên công bố sẽ thay đổi cách tính điểm ưu tiên từ năm 2023 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố quy chế tuyển sinh đại học áp dụng từ năm 2023. Đây là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước công bố quy chế tuyển sinh đại học riêng. Quy chế tuyển sinh ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2023 gồm 27 điều, được áp dụng với các khóa tuyển...