Nở rộ dịch vụ học hộ, làm bài tập thay giáo viên tập huấn trực tuyến
Mỗi một tài khoản tập huấn trực tuyến cũng đồng nghĩa với việc ngân sách địa phương đã phải đầu tư mất mấy trăm ngàn đồng/ năm cho nhà mạng để giáo viên học tập.
Hiện nay, Bộ và các Sở Giáo dục đang triển khai việc tập huấn trực tuyến đại trà về chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho đội ngũ giáo viên phổ thông đối với các modul đầu tiên.
Dù thời gian tập huấn có phần cập rập vào thời điểm mà các nhà trường chuẩn bị, tổ chức kiểm tra học kỳ nhưng phần lớn giáo viên đều bố trí thời gian để tự bồi dưỡng nhằm hoàn thành chương trình học tập của mình.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn thì cũng đã bộc lộ những bất cập nhất định khi xuất hiện tình trạng một số giáo viên phải nhờ đồng nghiệp hoặc thuê người học thay phần công việc của mình.
Trên mạng xã hội đang xuất hiện công khai các dịch vụ học thay (Ảnh chụp từ màn hình).
Cá biệt hơn, trên một số trang facebook giáo viên cũng đã xuất hiện các dịch vụ “học thay trọn gói” và trớ trêu là điều này không chỉ nằm trong phạm vi trao đổi bí mật mà có những giáo viên đã công khai sự việc này!
Thị trường ngầm, thị trường nổi về tình trạng thuê người tập huấn trực tuyến thay
Thực tế, việc tập huấn trực tuyến mà Bộ Giáo dục đang triển khai khá bài bản và có rất nhiều nội dung nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức, mục tiêu, phương pháp cần thiết nhất để trang bị cho đội ngũ nhà giáo bước vào thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tuy nhiên, nội dung kiến thức cũng khá nhiều và giáo viên phải có kiến thức tin học nhất định thì mới tự bồi dưỡng được vì nó liên quan đến rất nhiều kỹ năng, thao tác để hoàn thành các phần bài tập của mỗi modul.
Những giáo viên cứng về tin học, siêng năng cũng phải đầu tư nhiều ngày mới có thể hoàn thành việc học tập của mình và họ cũng thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ với đồng nghiệp trong trường đối với công việc mới mẻ này.
Thế nhưng, một số giáo viên yếu kiến thức tin học, yếu về chuyên môn thì gặp vô vàn khó khăn và đương nhiên họ phải nhờ vả vào đồng nghiệp nhưng thời điểm này không dễ dàng để nhờ đồng nghiệp làm thay tất cả nội dung tập huấn.
Chính vì thế, đã có một số giáo viên đặt hẳn vấn đề trả phí với những giáo viên giỏi chuyên môn và tin học để tập huấn thay cho mình.
Người ngại đồng nghiệp trong trường thì họ sẽ đi “nhờ” một số giáo viên quen biết ở những đơn vị khác làm thay với lý do là… bận việc này, việc kia.
Video đang HOT
Nắm bắt được nhu cầu của một bộ phận giáo viên như vậy nên một số giáo viên khác đã công khai lên tiếng trên facebook của nhóm để “làm trọn gói” việc học và làm bài tập tập huấn cho những giáo viên có nhu cầu.
Trao đổi công khai về việc “học thay” cho giáo viên (ảnh chụp từ màn hình)
Sau khi thống nhất phí, chuyển phí thì giáo viên sẽ cung cấp tài khoản, mật khẩu của mình cho bên dịch vụ và đương nhiên mọi chuyện nhanh chóng được hoàn thành theo yêu cầu.
Bên thuê thì dù mất tiền nhưng hoàn thành được công việc của mình, không bị nhà trường, hội đồng bộ môn nhắc nhở, khiển trách bởi việc tập huấn mỗi người một tài khoản nên ai chưa hoàn thành thì nó sẽ hiện hữu cụ thể quá trình học trên trang trực tuyến mà trưởng nhóm sẽ theo dõi, chấm bài và thống kê.
Chỉ cần một nội dung chưa hoàn thành thì nhiệm vụ học tập modul đó cũng chưa hoàn thành và chưa được chấm điểm nên bắt buộc tất cả giáo viên phải hoàn thành việc học theo thời gian quy định.
Bên được thuê thì đương nhiên là họ thực hiện trên hợp đồng trao đổi, thảo luận với nhau. Họ bỏ thời gian, kiến thức của mình thì đương nhiên họ phải có thù lao mới làm, không ai làm không cho nhau, nhất là nội dung tập huấn phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức.
Giáo viên thuê người tập huấn thay thì sẽ giảng dạy chương trình mới như thế nào?
Việc bồi dưỡng trực tuyến mà Bộ Giáo dục đang triển khai đòi hỏi sự tự giác, tự nguyện trau dồi chuyên môn của mỗi nhà giáo đang công tác trong ngành giáo dục.
Mỗi một tài khoản tập huấn trực tuyến cũng đồng nghĩa với việc ngân sách địa phương đã phải đầu tư mất mấy trăm ngàn đồng/ năm cho nhà mạng để giáo viên học tập.
Và tất nhiên, lãnh đạo ngành từ Bộ xuống đến Ban giám hiệu nhà trường luôn mong chờ vào tinh thần tự giác, trách nhiệm và lương tâm của mỗi giáo viên trong quá trình học tập, bồi dưỡng.
Xã hội cũng mong chờ vào sự nỗ lực của mỗi nhà giáo trong giai đoạn hiện nay để các thầy cô có kiến thức, có phương pháp tốt nhất nhằm giảng dạy học trò.
Dịch vụ “hỗ trợ” giáo viên tập huấn (Ảnh chụp từ màn hình)
Đương nhiên, giáo viên cũng phải đặt trách nhiệm của mình trong việc bồi dưỡng trực tuyến. Nếu mình đầu tư nhiều đương nhiên sẽ thuận lợi cho công việc tương lai của mình bởi khi đã xác định theo nghề dạy học thì chuyện học tập là chuyện cả đời.
Người thầy mà ngừng học tập có nghĩa là tự đào thải mình trước học trò bởi học trò bây giờ có nhiều điều các em am hiểu, nắm bắt được một số nội dung bài học trước khi học với giáo viên.
Thế nhưng, một số giáo viên lại bỏ tiền ra thuê mà không tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn thì giảng dạy như thế nào khi thực hiện chương trình mới? Bởi, họ có thể thuê người học chứ không thể thuê được…người dạy.
Giáo án có thể mua, học có thể thuê nhưng đứng lớp trước học trò mà lúng túng về kiến thức, phương pháp thì người thầy sẽ mất dần vị thế, uy tín trước học sinh của mình.
Vì thế, hy vọng đây mới là những modul đầu tiên, các thầy cô giáo đừng đi thuê người khác học thay, làm bài tập thay nữa. Nếu chưa biết, chịu khó hỏi đồng nghiệp trong tổ, trong trường chỉ giúp một vài lần sẽ am hiểu và tự mình bồi dưỡng được.
Hơn nữa, việc bồi dưỡng trực tuyến không chỉ một vài modul mà nó đã được thiết kế đến 9 modul. Vì thế, nếu giáo viên phải thuê từ đầu thì tốn tiền và có lẽ sẽ mất thêm nhiều thứ khác nữa trong mắt đồng nghiệp của mình.
Và, ngay cả các thầy cô đứng ra quảng bá dịch vụ, lên tiếng “bao trọn gói” cũng nên dừng lại bởi làm như vậy là đang tiếp tay cho một hành vi gian dối, cản trở sự phát triển của ngành giáo dục nước nhà.
Giáo viên lớp 2, lớp 6 sẵn sàng tâm thế bắt nhịp chương trình mới
Theo lộ trình, năm học 2021 - 2022, Chương trình GDPT 2018 triển khai ở lớp 2 và 6. Các trường đã có kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất (CSVC), lựa chọn đội ngũ dự kiến dạy lớp 2, lớp 6 để định hướng.
GV chủ động tự học để đáp ứng mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS.
Từ đó, GV có sự chủ động nghiên cứu chương trình, tự học hỏi bồi dưỡng phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực HS, sẵn sàng tâm thế đón chương trình mới.
Chủ động định hướng
Theo ông Nguyễn Đức Hòa - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Chương Mỹ (Hà Nội), thực hiện Chương trình GDPT 2018 với lớp 2 và 6, phòng đã lên kế hoạch dự trù mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất. Ở tiểu học, vì năm học này triển khai Chương trình SGK mới với lớp 1, nên khi tập huấn trực tuyến cho GV lớp 1, có trường tiến hành tập huấn cho tất cả GV, giúp các thầy cô nắm bắt được nội dung đổi mới của chương trình lớp 1 từ đó có thể bắt nhịp với chương trình lớp 2 dễ dàng hơn.
Ông Hòa cũng cho biết: Với THCS, trên cơ sở trang thiết bị tối thiểu quy định của cấp học, các nhà trường vẫn được bổ sung hàng năm, khi có SGK lớp 6, căn cứ vào thông tư kèm theo, thiết bị cũ còn bao nhiêu phần trăm dùng được sẽ cân đối để bổ sung.
Với tinh thần sẵn sàng cho chương trình mới, các trường đã có định hướng chung cho GV về việc dạy học chuyển từ truyền thụ kiến thức là chủ yếu sang dạy học phát triển phẩm chất năng lực HS. Song song với đó thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện HS, nhu cầu phát triển của xã hội.
Từ khi chuẩn bị thay SGK lớp 1, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Dương Xá (huyện Gia Lâm, Hà Nội) có chỉ đạo sâu về việc đổi mới phương pháp phát triển năng lực HS. Vì vậy, trên nền tảng đã có, nhà trường giao quyền chủ động chương trình lớp 2 cho GV giống như với chương trình lớp 1, tăng cường chỉ đạo hoạt động trải nghiệm để chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho năm tới. Theo đó, khi tập huấn GV lớp 1, một số GV trong trường được tham gia cùng để trên cơ sở chương trình SGK lớp 1, kết hợp với các chuyên đề, hội giảng GV sẽ bắt nhịp chương trình lớp 2 thuận lợi hơn.
Thống kê cơ sở vật chất, lựa chọn nhân sự, định hướng cho GV có khả năng sẽ dạy lớp 2 nghiên cứu tài liệu chương trình của lớp 1 là những việc mà Trường Tiểu học Khương Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) đã và đang tiến hành để chuẩn bị cho Chương trình GDPT 2018. Cũng giống như Trường Tiểu học Dương Xá, các buổi tập huấn, chuyên đề dành cho GV lớp 1, những GV dự kiến dạy lớp 2 đều được tham dự để có sự nối tiếp từ lớp 1 lên lớp 2.
Với cấp THCS, năm học 2021 - 2022, Chương trình GDPT 2018 được bắt đầu với lớp 6 đầu cấp, cô Tô Thị Bích Liên - Hiệu trưởng Trường THCS Đông Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết: Từ kinh nghiệm lựa chọn SGK của lớp 1, Ban giám hiệu nhà trường sẽ bám sát để biết HS cần được dạy những gì, căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để có hệ thống chuẩn kiến thức, kỹ năng phát huy năng lực của HS.
Trong khi chưa có SGK lớp 6 mới, nhà trường giao cho GV nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, cùng với đó định hướng GV phải tự học hỏi, bồi dưỡng, bên cạnh việc đang dạy chương trình cũ phải tìm hiểu chương trình mới. Cô Liên cho biết thêm: Khi có khảo sát tập huấn sẽ tạo điều kiện tối đa cho tất cả GV tham gia.
Nhà trường đã chọn những GV cốt cán nhất để giảng dạy lớp 6 năm học tới. Khi có SGK mới, trường sẽ xây dựng các chuyên đề, qua đó giúp GV nắm bắt được nguyên lý cơ bản khi dạy SGK mới như thế nào, HS học theo SGK mới cần phải chuẩn bị những gì...
Chủ động tự bồi dưỡng
GV trao đổi tìm ra phương pháp giáo dục hiệu quả theo định hướng mục tiêu của chương trình mới. - Ảnh: TG
Là GV được lựa chọn dạy lớp 6 năm học tới, cô Trần Thị Tuyết, GV Trường THCS Đông Sơn, huyện Chương Mỹ chia sẻ: Nhận thức tầm quan trọng của Chương trình GDPT mới, tôi đã chủ động nghiên cứu, thường xuyên cập nhật thông tin qua cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT và ngành để trang bị cho mình những hiểu biết về chương trình, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho người học.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, GV của nhà trường tập trung trao đổi, tìm ra phương pháp giáo dục hiệu quả theo định hướng mục tiêu của chương trình. Ngoài ra, khi giảng dạy lồng ghép những nội dung theo định hướng chương trình mới vào chương trình hiện hành, cô Tuyết đều ghi chép và tổng hợp nội dung sau các tiết học. Đồng thời tìm tòi, nghiên cứu các bộ sách giáo khoa đã in theo bộ môn mình giảng dạy để có hướng trong việc chọn SGK phù hợp với tình hình địa phương và nhà trường.
Trực tiếp dạy lớp 2 tại Trường Tiểu học Dương Xá, cô Nguyễn Thị Phương cho hay: Từ việc được tham gia tập huấn, tìm hiểu chương trình SGK lớp 1, tôi đã nắm được mục tiêu, biết được cách dạy mới, tổ chức các hoạt động nhằm phát huy năng lực của HS. Cô Phương đã tự học, tự bồi dưỡng trau dồi các nhiệm vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của chương trình.
Trên cơ sở cập nhật chương trình lớp 1, cô biết được mục tiêu cần đạt là gì, để đạt được mục tiêu đó phải đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động phát huy năng lực của HS như thế nào, từ đó áp dụng vào chương trình lớp 2 hiện hành. Theo cô Phương, đây là tiền đề giúp cô vững tâm đón chương trình SGK lớp 2 mới.
Cũng là GV dạy lớp 2 của Trường Tiểu học Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội), cô Vũ Thị Hồng cũng như các đồng nghiệp trong trường đều có sự chuẩn bị để bắt nhịp với chương mình mới. Cụ thể, các cô chủ động tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do phòng GD&ĐT tổ chức (lớp bồi dưỡng về Chương trình GDPT tổng thể, chương trình các môn học cho GV lớp 1 - 2).
Tự nghiên cứu chương trình GDPT tổng thể, chương trình các môn học ở tiểu học để nắm vững cấu trúc chương trình lớp học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Ngoài ra, cô cũng tìm đọc SGK lớp 1, trong đó có cuốn sách đang giảng dạy tại trường; nghiên cứu một số cuốn sách hướng dẫn dạy học từng môn học lớp 1, tham dự một số tiết học của GV lớp 1 và thường xuyên trao đổi, từ đó trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết thích ứng với yêu cầu đổi mới.
Tập huấn bồi dưỡng GV dạy lớp 1: Giám sát chặt chẽ chất lượng Bên cạnh nỗ lực dạy học hoàn thành chương trình, giáo viên dạy lớp 1 còn dồn sức cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để bắt tay vào việc thực hiện Chương trình GDPT 2018. 100% GV đại trà sử dụng SGK lớp 1 sẽ hoàn thành bồi dưỡng trước 30/7. Ảnh: TG TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ...