Nổ máy thở trong ICU ở Thổ Nhĩ Kỳ, 9 người chết
Ít nhất 9 người thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn bùng phát do nổ máy thở tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) cho bệnh nhân Covid-19 ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19/12.
Văn phòng thống đốc tỉnh Gaziantep, phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19/12 cho biết sự việc xảy ra ở Bệnh viện Đại học Sanko. 10 bệnh nhân khác đang được chữa trị trong phòng chăm sóc đặc biệt đã được chuyển sang điều trị ở các bệnh viện xung quanh sau khi tai nạn xảy ra, theo Reuters.
Các nạn nhân thiệt mạng trong vụ việc ở độ tuổi từ 56 đến 58, theo hãng thông tấn Anadolu. Đám cháy cũng nhanh chóng được khống chế.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục trong ngày 18/12. Ti-Press.
Thông cáo sau đó từ văn phòng thống đốc tỉnh Gaziantep cho biết tổng cộng 19 bệnh nhân ở trong phòng chăm sóc đặc biệt khi “một thiết bị oxy cao áp” nổ vào lúc 4h45 theo giờ địa phương (tức 1h45 theo giờ GMT).
Các phòng chăm sóc đặc biệt trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ hiện có tỷ lệ bệnh nhân lên tới 74% do sự bùng phát của Covid-19, theo số liệu từ chính phủ.
Vào tối 18/12, Bộ Y tế nước này báo cáo 26.410 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 lên 1,98 triệu. Con số này không bao gồm các trường hợp không có triệu chứng không được giới chức trách báo cáo trong 4 tháng tính tới cuối tháng 11.
Hôm 18/12 cũng ghi nhận số ca tử vong cao kỷ lục trong ngày ở Thổ Nhĩ Kỳ với 246 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 17.610.
Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi 7 tiền đồn ở Syria
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi 7 trạm quan sát ở khu vực lực lượng chính phủ kiếm soát tới nơi phiến quân chiếm giữ ở tây bắc Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập hàng chục tiền đồn quân sự ở tây bắc Syria vào năm 2018 theo thỏa thuận đạt được với Nga và Iran nhằm hạ nhiệt giao tranh giữa lực lượng chính phủ và phiến quân. Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn nhiều nhóm phiến quân tại tây bắc Syria, trong khi Nga và Iran ủng hộ lực lượng chính phủ nước này.
Một số tiền đồn của quân Thổ Nhĩ Kỳ bị lực lượng chính phủ Syria bao vây hồi năm 2019. Thổ Nhĩ Kỳ khi đó tuyên bố sẽ duy trì hiện diện quân sự tại đây, song các đợt rút quân bắt đầu từ hồi tháng 10.
Một nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/12 cho biết các đợt rút quân cuối cùng hoàn thành tối hôm trước, các binh sĩ tái triển khai ở khu vực do các nhóm phiến quân kiểm soát theo thỏa thuận với Nga. "Đó không phải là rút hoặc giảm quân số mà chỉ là thay đổi địa điểm", nguồn tin cho biết.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong một chuyến tuần tra gần Tel Abyad, Syria, tháng 9/2019. Ảnh: Reuters .
Phiến quân Syria cho biết khoảng 10.000-15.000 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đóng quân tại tây bắc Syria, ở địa bàn của các nhóm nổi dậy được Ankara hậu thuẫn và các nhóm phiến quân họ cam kết giải giáp hoặc kiềm chế.
Khoảng 4 triệu người tị nạn Syria đang sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ, khiến nước này quyết ngăn dòng người di tản khỏi các cuộc giao tranh. Liên Hợp Quốc cho biết khoảng 4 triệu người ở tây bắc Syria nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ nước này, bao gồm 2,7 triệu người phải di tản trong xung đột kéo dài 9 năm.
EU đã phân bổ hết 6 tỷ euro cho Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ người tị nạn Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/12 cho biết đã phân bổ hết toàn bộ 6 tỷ euro cho Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận đạt được hồi năm 2016 hỗ trợ người tị nạn ở nước này nhằm giảm đáng kể dòng người di cư qua Biển Aegean đến Hy Lạp. Người tị nạn Syria tại thị trấn Kilis, miền Trung Thổ...