Nỗ lực vượt khó của nữ sinh lớp 11 cao 1m
Bị di tật bẩm sinh từ khi vừa lọt lòng mẹ, giờ chỉ cao chưa đầy 1m nhưng cô bé người Chăm Hroi Ra Lan Luồn đã vượt qua nhiều mặc cảm, tự ty của bản thân để được đến trường học chữ, mang theo giấc mơ trở thành một kỹ sư tin học.
Em Ra Lan Luồn hiện học lớp 11B5, Trường THPT Phan Bội Châu, huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.
Tìm đến nơi trọ học của Ra Lan Luồn trong một ngày giá rét, tiếp chúng tôi là một cô bé thấp và nhỏ như đứa trẻ lên 10 tuổi. Nhưng thay vào những khiếm khuyết của cơ thể là một ánh mắt sáng và khuôn mặt hiền hoà của một con người biết vượt lên trên số phận.
Tuy cơ thể khiếm khuyết nhưng Ra Lan Luồn rất nỗ lực trong học tập.
Ra Lan Luồn sinh năm 1994 trong một gia đình có ba mẹ là người dân tộc Chăm Hroi, ở thôn Tân Hiên, xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Mới sinh ra, Luồn đã bị di tật bẩm sinh, nặng chưa đầy 2 kg. Tưởng đâu sự yêu thương của gia đình sẽ bù đắp về tinh thần cho cô bé kém may mắn này. Nhưng mới 3 tuổi em lại chịu thêm nỗi bất hạnh khi thiếu tình thương yêu của bố mẹ. Năm 1997, bố mẹ em chia tay, hai người đi thêm bước nữa. Sự chăm sóc, nuôi dạy đều giao cho bà ngoại, đã gần 60 tuổi nuôi dưỡng.
Lên 6, nhìn những đứa trẻ cùng trang lứa lần lượt cắp sách đến trường, Luồn cũng khao khát được đi học, được cầm bút. Không để cháu bị thiệt thòi, ngoại xin cho em đi học dù trong lòng bà còn bao bộn bề lo lắng khi tuổi già sức yếu, lại chạy vạy từng bữa ăn. Ngày mưa cũng như ngày nắng, hình ảnh nhỏ xíu của Luồn được các bạn chở đi học trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân thôn Tân Hiên.
Không phụ công chăm sóc nuôi dưỡng của bà, trong suốt thời gian học Tiểu học, Luồn đều đạt loại khá, giỏi. Tuy nhiên, khi chuyển xuống Trường Dân tộc nội trú huyện học THCS, sự mặc cảm về hình dáng bắt đầu hình thành. Trong năm học đầu tiên, em bị một số bạn bè trêu chọc. Rồi nhìn bạn bè hết năm học cứ cao lên còn mình cứ thấp, em đâm ra bối rối, lo sợ và cả tuyệt vọng. Nhiều lúc Luồn có ý định bỏ học. Được các bè bạn trong lớp, thầy cô trong trường động viên, an ủi, dần dần em lấy lại niềm tin và chứng minh cho bạn bè trong trường thấy rằng, tuy thấp bé nhưng mọi người phải công nhận những nỗ lực vượt khó của mình. Trong những năm học THCS, Luồn đều đạt học sinh khá giỏi.
Ước mơ trở thành kỹ sư tin học
Hiện tại, Luôn đang học lớp 11. Mọi sinh hoạt, học tập em tự làm lấy. Trường cách nhà hơn 15 cây số, thứ bảy và chủ nhật em tranh thủ về giúp bà và mẹ làm những công việc nhà. “May mắn và nguồn động viên lớn nhất của em là được các bạn trong lớp giúp đỡ rất nhiệt tình. Bên cạnh đó, là sự quan tâm của nhà trường cho nên em đã vượt qua được mặc cảm của bản thân và cố gắng vươn lên trong học tập”, Luồn tâm sự.
Video đang HOT
Bạn Bá Thanh Thơ, học chung lớp và trọ cùng Luồn, cho biết: “Luồn rất chăm chỉ học hành. Tất cả ai cũng yêu quý và rất cảm phục trước tinh thần ham học hỏi, vượt qua khó khăn của bạn. Trong cuộc sống hằng ngày, Luồn là một người rất vui tính. Đặc biệt, bạn hát rất hay nữa”.
Luồn và một người bạn học cùng lớp.
Khi được hỏi về động cơ mà Luồn luôn vươn lên trong học tập, Luồn cho biết:”Em không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình nên phải cố gắng học thật tốt để sau này có một cái nghề nuôi sống bản thân. Em sẽ chọn nghề tin học vì nghề đó phù hợp với hoàn cảnh của em”.
Nói về những cố gắng của Luồn, cô Bá Nguyễn Viết Thư, chủ nhiệm lớp 11B5, cho hay: “Em Luồn là một học sinh ngoan hiền của lớp, mặc dù sinh ra kém may mắn bị dị tật nhưng em luôn vượt khó, vươn lên trong học tập.”.
Chia tay Luồn, chúng tôi thật cảm phục trước nghị lực của cô bé đã vượt qua nghịch cảnh của gia đình, khiếm khuyết của bản thân để được học cái chữ. Hi vọng trong một tương lai không xa, mọi nỗ lực của Luồn sẽ được đền đáp. Và chúc cho cô bé Luồn “nhỏ xíu” sẽ trở thành một kỹ sư tin học như mong ước của em.
Ngọc Tân – Bích Nho
Theo dân trí
11 năm tới lớp bằng nạng và ước mơ trở thành lập trình viên
"Chân của em không được lành lặn nên em nghĩ công việc của lập trình viên sẽ hợp với em. Em cố gắng đến trường bằng đôi nạng gỗ để sau này đỡ đần mẹ..."
Đó là tâm sự của cô học trò nghèo, đầy nghị lực vượt lên số phận Lê Thị Loan, học sinh lớp 11A8, trường THPT Mỹ Đức A (Hà Nội).
Sinh ra trong gia đình nghèo khó thuộc diện hộ nghèo tại thôn Thọ Sơn, Đại Nghĩa, Mỹ Đức. Gia đình em có ba người, tất cả chỉ biết chông chờ vào mình mẹ em. Người bác gái của Loan thì không được minh mẫn, thường xuyên đau ốm bệnh tật. Phần Loan thì từ khi sinh ra, em đã bị tật bẩm sinh. Đôi chân em dù đã qua 4 lần phẫu thuật nhưng vẫn không thể đi lại bình thường được.
Đã 11 năm qua, Loan đến trường bằng đôi nạng gỗ với niềm mơ ước trở thành lập trình viên.
Cô Lê Thị Chuyên (54 tuổi), mẹ của Loan nhớ lại những tháng ngày cơ cực, khi mà Loan vừa sinh ra, đôi chân của em bị liệt hoàn toàn, hai bàn chân thì quắp lại không thể nào duỗi thẳng ra. Khi cô sinh Loan ra, nhiều người đã khuyên cô bỏ em đi rồi đi xin đứa khác. "Nhưng không thể làm được điều ấy, làm như thế thất đức lắm. Con mình đẻ ra, dù có thế nào thì cũng là con mình. Mình không chăm được con thì còn đi xin ai?" Cô Chuyên nói.
Mọi sinh hoạt của gia đình nhỏ bé ấy hoàn toàn phụ thuộc vào sức lao động của cô Chuyên với những đồng tiền công ít ỏi mà cô đi phụ hồ có được. Tuy nhiên, do có tuổi nên không phải ngày nào cô cũng đi làm thuê được. Vì vậy mà nhiều khi nghỉ ốm ở nhà đến khi khỏe mạnh, xin đi làm lại thì đã có người khác thay thế. Cô lại đi làm thuê, bất cứ ai thuê gì thì cô làm nấy, miễn sao có tiền nuôi con ăn học.
Ngày Loan còn nhỏ, cô Chuyên chạy vạy hết chỗ nọ chỗ kia, vay ngân hàng để chữa trị cho Loan. Lúc nào cũng chỉ lo tiết kiệm, nhặt nhạnh don cóp trả nợ rồi lại đi vay đê đưa Loan ra bệnh viện Bạch Mai để chữa trị. Nhưng sau 4 lần các bác sĩ thực hiện mổ nắn chân cho em thì vẫn không giúp em lành lặn được đôi chân.
Loan ngày nhỏ. (Ảnh gia đình cung cấp)
Mọi sinh hoạt hằng ngày của Loan đều phải dựa vào đôi nạng gỗ. Chuyện đi lại với đã là rất khó khăn nhưng, em đã không vì thế mà bỏ học. "Càng khó khăn, em càng phải cố gắng để mai này cuộc sống của em và mẹ mới bớt khổ được."
Không buổi học nào Loan chịu ở nhà dù trời gió rét hay mưa gió thì em vẫn quàng áo mưa, đội nón tới trường. Cô Chuyên tâm sự, "chưa bao giờ em nó chịu nghỉ học, kể cả ốm đau. Tôi lắm lúc thương em nó, khuyên em nó nghỉ một buổi nhưng Loan nhất định không chịu, nhất quyết đi học. Thương con, tôi lại dắt xe đèo con ra lớp với các bạn."
Cô Chuyên vừa nhấp chén trà vừa nói: "Gia đình thì nghèo khó, trước đây có mỗi gian nhà lụp xụp ba mẹ con bác cháu nương tựa, đùm bọc lẫn nhau. Mới đây được nhà nước quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ để gia đình xây gian nhà lợp tôn nhưng vẫn còn phải nợ 8 triệu đồng tiền đi vay để làm nhà.
Gia tài của tôi chẳng có gì để cho con, có mỗi thứ quý giá nhất là tình cảm mẹ con và tôi vẫn nói với em nó "mẹ chả có gì ngoài việc cho con ăn học. Con học được đến đâu mẹ nuôi con ăn học đến đó."" Nói đoạn, cô Chuyên xoa đầu Loan nhìn âu yếm và đầy hãnh diện về cô con gái chăm ngoan học giỏi.
Những tấm giấy khen của Loan được treo rất nhiều trên tường nhà
Ngoài việc học, mỗi khi không phải lên lớp, Loan ở nhà còn giúp đỡ mẹ giặt quần áo, quét nhà. Một tay em chống nạng, một tay quét nhà. Khi mẹ đi làm, Loan nói với mẹ, múc sẵn nước để ở chậu và đặt cho em sẵn chiếc ghế gần đó. Khi nào học bài xong, em sẽ giặt đồ và phơi đồ.
Nghị lực của Loan đã được chứng minh bằng những tấm giấy khen học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, giấy khen của UBND huyện Mỹ Đức về thành tích học tập và nghị lực vươn lên số phận. Chưa một năm nào mà em không nhận được giấy khen về thành tích học tập của mình.
Cô Nguyễn Thị Tuyết Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A8 cho biết, Loan là cô học trò rất tự tin, dù đôi lúc có mặc cảm bản thân nhưng em Loan vẫn đến lớp học tập. Đó là một nghị lực rất lớn, không những thế, kết quả học tập của Loan luôn đạt loại khá. Trong lớp các bạn cũng rất quý mếm và thường giúp đỡ Loan.
Mong rằng, những nỗ lực không biết mệt mỏi của Loan sẽ được đền đáp xứng đáng và ước mơ trở thành lập trình viên của em sẽ trở thành hiện thực.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Em Lê Thị Loan, học sinh lớp 11A8, trường THPT Mỹ Đức A, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Mẹ là chị Lê Thị Chuyên, thôn Thọ Sơn, xã Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Hà Nội - Mã số: 5 2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.6261.0666 - 04.6261.0888 3. Qua Ngân hàng: - Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu Giấy - Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn Lưu ý: - Khi chuyển tiền ủng hộ cho một hoàn cảnh cụ thể, đề nghị Bạn đọc ghi rõ tên hoàn cảnh hoặc Mã số của hoàn cảnh. Ví dụ: Ủng hộ cháu Lê Thị Loan hoặc Ủng hộ Mã số 5
Theo GDVN
Những học trò cụt tay vượt lên số phận Gần đây cộng đồng mang đặc biệt chú ý đến chàng trai Trung Quốc cụt hai tay nhưng vẫn đỗ vào đại học. Ngay tại Việt Nam, cũng có nhiều gương học trò hiếu học vượt lên số phận cũng khiến nhiều người nể phục. Không có tay, chữ vẫn đẹp như in Cậu bé Nguyễn Minh Trí ở ấp Tây An, xã...