Nỗ lực thi công trên các công trình trọng điểm
Tại một số công trường xây dựng công nghiệp lớn, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên các đơn vị luôn chủ động phương án thi công hợp lý, bám sát tiến độ xây dựng.
Các dự án sớm về đích sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Thi công lắp đặt đường ống 30 inch tại dự án Nam Côn Sơn 2 qua khu vực đầm lầy.
Đối diện nhiều thách thức
Có mặt tại đoạn thi công lắp đặt đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 loại 30 inch trên địa bàn TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), chúng tôi chứng kiến hàng trăm kỹ sư, người lao động thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đang tập trung hăng say làm việc. Các loại vật tư như sắt thép, khuôn gỗ, bao tải cát đã sẵn sàng tập kết tại vị trí để thi công, nhồi chặt các đoạn cốt nền yếu lắp đặt ống trong thời gian nhanh nhất. Cách đó không xa, chiếc máy xúc hoạt động hết công suất, liên tục ngụp, xúc đất bùn, tạo rãnh làm tường hào cho những đoạn tiếp theo. Giới thiệu đoạn thi công lắp đặt đường ống dài khoảng 250m chạy qua ao sình lầy, một trong năm điểm khó khăn nhất trên tuyến, kỹ sư Trịnh Xuân Hùng, phụ trách thi công tại đây cho biết, đơn vị phải huy động gần 50 kỹ sư, người lao động, chia nhau ngày làm hai ca, mỗi ca làm từ 10 đến 12 giờ để sớm hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình thi công, có những đoạn đi qua đầm lầy, gây khó khăn cũng như mất nhiều thời gian. Nhiều đoạn ngập nước, ngập mương phải thực hiện ngăn hào, bơm nước, sau đó phải để hai đến ba ngày cho khô ráo mới tiếp tục thi công được. Thực tế, thời tiết đôi khi không ủng hộ, mưa nhiều cho nên một số đoạn thi công, lắp đặt đường ống chỉ dài vài ki-lô-mét, nhưng phải mất 45 đến 60 ngày mới xong.
Video đang HOT
Bên cạnh ảnh hưởng của thời tiết, việc xây dựng các biện pháp thi công cho từng đoạn, tuyến cũng là một trở ngại lớn. Tuyến ống Nam Côn Sơn 2 được xây dựng song song và nằm trong hành lang an toàn của các tuyến đường ống hiện hữu đang vận hành, do đó các thiết kế, biện pháp thi công phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, không ảnh hưởng đến hoạt động của các tuyến ống hiện hữu. Do đó, các đơn vị thi công trên công trường đã chủ động, linh hoạt nhiều biện pháp để có thể đáp ứng được tiến độ lắp đặt. Trong đó, nhiều đoạn phải xây dựng tường hào, tập trung vật tư, thiết bị khối lượng lớn bằng cách làm đường ray, tạo xe lăn, thậm chí một số đoạn không có đường tiếp cận, cẩu không đứng được, bắt buộc anh em công nhân phải tự chuyền tay nhau mọi thứ với chiều dài lên tới 600 đến 700 m. Ngoài ra, có đoạn chỉ dài vài trăm mét nhưng thời gian làm mất cả tháng vì thi công cắt qua đường quốc lộ, vừa thi công vừa phân làn giao thông hợp lý, đồng thời phải tính toán để lắp đặt tuyến ống an toàn, không bị tác động của các phương tiện tải trọng lớn lưu thông…
Giám đốc Ban dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (Lilama) Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Lilama tham gia thi công lắp đặt đường ống trên bờ 26 inch dài khoảng 10 km từ trạm tiếp bờ Long Hải đến Nhà máy xử lý khí Dinh Cố và đường ống 30 inch dài khoảng 29 km vận chuyển khí thương mại từ Dinh Cố đến Trạm phân phối khí Phú Mỹ, gồm một trạm van ngắt tuyến tại Phước Hòa và trạm phân phối khí Phú Mỹ mở rộng. Đến nay đã hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư tuyến 26 inch và đang tiếp tục triển khai lắp đặt đường ống 30 inch. Trong quá trình lắp đặt các tuyến ống, các đơn vị của Lilama đã chủ động điều chỉnh, thay đổi nhiều biện pháp thi công trên thực địa phù hợp với từng địa điểm và thời điểm. Phương án giai đoạn đầu được lập để thi công trong mùa khô nhưng nay chuyển sang mùa mưa cho nên không còn phù hợp và phải chuyển phương án thi công trong hào nước. Phương án mới phát sinh một số vướng mắc, cũng như chi phí, ảnh hưởng đến kế hoạch huy động vật tư, thiết bị. Mặt khác, việc cung cấp vật tư của liên danh tổng thầu Vietsovpetro bị chậm khiến tiến độ thi công không bảo đảm kế hoạch. Tuy nhiên, với quyết tâm cao nhất, các đơn vị của Lilama đã xây dựng các giải pháp hợp lý, sẵn sàng huy động đủ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công việc, nỗ lực sớm hoàn thành dự án.
Bám sát tiến độ
Cũng gặp khó khăn do thời tiết mưa nhiều, nhưng tại dự án hóa dầu Long Sơn (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) còn gặp những vướng mắc đặc thù mới. Khác với nhiều dự án trước, dự án này có năm tổng thầu, chia thành năm khu vực riêng, phần của ai thì người đó quản lý, còn phần điều hành chung do chủ đầu tư quản lý (không có tổng thầu điều hành). Điều này khiến tình hình an ninh trật tự không được bảo đảm, nguy cơ thất thoát vật tư, thiết bị lớn khi số lượng người ra vào khó kiểm soát. Một cán bộ của Ban dự án Hóa dầu Long Sơn cho biết, sự thiếu nhất quán từ trên xuống dưới khiến các tổng thầu làm mỗi nơi một kiểu, tạo thành chỗ cao, chỗ thấp; nơi kiểm soát, giám sát thi công chặt chẽ, nơi chỉ duy trì ở mức độ hình thức. Bên cạnh đó, mỗi tổng thầu có phương thức quản lý, triển khai thực hiện khác nhau, dẫn đến lực lượng thi công trên công trường gặp khá nhiều vướng mắc.
Giới thiệu từng khu vực của các tổng thầu trên công trường, công nhân Nguyễn Mạnh Hùng (Lilama), người đã có hơn 10 năm thi công lắp đặt thiết bị và lắp đặt ống nổi cho biết, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp thi công đã được duyệt, trong quá trình thi công phát sinh một số vấn đề mới đòi hỏi phải thay đổi kịp thời. Tuy nhiên, với trình độ và tay nghề của người lao động, đơn vị hoàn toàn có thể trực tiếp xử lý ổn thỏa theo yêu cầu của các tổng thầu. Cái khó là phải báo cáo chi tiết, sau đó tiến hành họp bàn, lên phương án triển khai thi công nhằm tránh việc chồng chéo. Đây là một trong những lý do khiến một số công việc bị chậm tiến độ so với kế hoạch.
Giám đốc Ban dự án Hóa dầu Long Sơn (Lilama) Lê Hải Long cho biết, dự án hóa dầu Long Sơn do Tập đoàn SCG Thái-lan làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 5,4 tỷ USD. Lilama tham gia ba gói thầu với ba tổng thầu là Hyundai Engineering, TPSK và Samsung thực hiện các phần việc như lắp đặt cơ khí như lắp đặt ống ngầm, ống nổi, kết cấu bê-tông đúc sẵn, kết cấu thép, lắp đặt thang máng cáp, ống luồn cáp,… Đến nay, các đầu mục công việc đang được khẩn trương tiến hành nhưng do Long Sơn là khu vực biên giới hải đảo cho nên có nhiều quy định khắt khe, trong khi chủ đầu tư, tổng thầu yêu cầu rất nhiều thủ tục để đưa người và phương tiện, thiết bị thi công vào công trường. Bên cạnh đó, dự án bị chia thành nhiều tổng thầu, mỗi tổng thầu yêu cầu một bộ máy quản lý thực hiện độc lập, cán bộ của Lilama không thể đang làm cho nhà thầu này chuyển sang nhà thầu khác được, do đó công tác tổ chức quản lý điều hành gặp khó khăn. Đồng thời, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới tiến độ cấp vật tư, huy động nguồn nhân lực, khiến nhiều công việc tại dự án không thể hoàn thành sớm,… Hiện tại, Lilama chỉ duy trì nhân lực đủ để đáp ứng yêu cầu công việc và yêu cầu của các tổng thầu. Thời gian tới, căn cứ tình hình thực tế sẽ tăng cường huy động nhân lực, thiết bị, làm thêm giờ để bảo đảm đúng tiến độ đề ra. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện phương án quản lý phù hợp nhằm tránh chồng chéo trong việc điều phối công việc giữa các đơn vị khi tham gia thi công với các tổng thầu khác nhau.
Thực hiện định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia
Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát triển năng lượng tái tạo đang là ưu tiên hàng đầu để nhanh chóng bổ sung nguồn điện thiếu hụt cho Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thanh
Theo đó, Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong nước, phục vụ cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175-195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), đến năm 2045 đạt khoảng 320- 350 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125-130GW, sản lượng điện đạt khoảng 550-600 tỷ kWh.
Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045.
Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105-115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 160-190 triệu TOE. Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 420-460 kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 375-410 kgOE/1.000 USD GDP.
Xây dựng hệ thống điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối an toàn với lưới điện khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiệu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc top 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc top 3 nước dẫn đầu ASEAN.
Các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước; đảm bảo mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng. Đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỷ m3 vào năm 2045.
Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.
Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.
Tầm nhìn đến năm 2045, đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các phân ngành năng lượng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực và quốc tế được nâng cao; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học-công nghệ và năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến của một nước công nghiệp phát triển hiện đại.
Đan Mạch 'bật đèn xanh' cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 Ngày 1/10, Đan Mạch đã "bật đèn xanh", cho phép tập đoàn Nord Stream AG do Nga đứng đầu vận hành hệ thống đường ống dẫn khí tự nhiên biển Baltic đi qua vùng biển Đan Mạch. Trung tâm kết nối các đường ống dẫn khí đốt của Dự án Dòng chảy phương Bắc. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN Dự án mang tên Dòng...