Nỗ lực ‘thay áo mới’
Trên thực tế, các cửa hàng nhỏ, các sạp hàng ở các chợ truyền thống có những lợi thế về chi phí thuê mặt bằng, giá cả nhiều loại mặt hàng phải chăng hơn…
Tuy nhiên, nếu không đổi mới trong cung cách phục vụ, niêm yết giá cả, mô hình bán lẻ truyền thống sẽ có thể bị bỏ lại phía sau so với mô hình bán lẻ hiện đại.
Một điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam tại xã Bàu Cạn (H.Long Thành). Ảnh: Hải Quân
* Nâng cao chất lượng phục vụ
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các kênh bán lẻ hiện đại, các mô hình bán lẻ truyền thống, đặc biệt là ở những khu vực nông thôn cần chủ động triển khai khu bán thực phẩm an toàn. Đồng thời, nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ để tạo thiện cảm đối với người tiêu dùng…
Ông Nguyễn Danh Thịnh, Giám đốc HTX Thương mại – dịch vụ Phương Lâm (H.Tân Phú) – đơn vị quản lý chợ Phương Lâm cho hay, công tác chuẩn bị hàng hóa tại các sạp hàng của chợ được đảm bảo, các loại thực phẩm, hàng hóa thiết yếu thường xuyên được kiểm tra, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Chợ sẽ thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành khảo sát giá cả, chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Phạm Đình Khiêm, phụ trách quản lý chợ Vĩnh An (H.Vĩnh Cửu) chia sẻ, chợ đã triển khai 56 sạp bán hàng thực phẩm tươi sống theo mô hình chợ được đầu tư, nâng cấp thuộc dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap). Các sạp này đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Ngoài ra, đại diện nhiều ban quản lý các chợ trên địa bàn tỉnh cho biết sẽ chú trọng tuyên truyền cho các tiểu thương về hoạt động kinh doanh lành mạnh, thái độ phục vụ, đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh của các điểm, sạp bán lẻ truyền thống…
* Cần phương án “dài hơi”
Theo Sở Công thương, trong thời gian qua, Sở đã triển khai nhiều chương trình nâng cấp, phát triển chợ truyền thống, nhất là ở khu vực nông thôn, để người dân có thêm sự lựa chọn khi mua hàng, đặc biệt là các kênh, điểm bán thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh. Sở cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về quản lý, vận hành chợ, cũng như phối hợp với các ban quản lý chợ tổ chức các hoạt động kết nối, nâng cao kỹ năng kinh doanh dành cho tiểu thương các chợ…
Ngoài ra, Sở triển khai 23 điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam tại các địa phương trong tỉnh, nhất là các khu vực nông thôn với cách bố trí hàng hóa khoa học, ngăn nắp, hàng hóa đa dạng, đảm bảo nguồn gốc, chất lượng… Điều này góp phần giúp người tiêu dùng ở những khu vực này có thêm các kênh mua sắm với giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, vệ sinh… bên cạnh các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị của các doanh nghiệp đang ngày càng mở rộng.
Bà Nguyễn Ngọc Hương, chủ một điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam ở xã Xuân Quế (H.Cẩm Mỹ) cho biết, cửa hàng được hỗ trợ chi phí mua kệ, tủ, giá trưng bày… theo quy chuẩn. Hàng hóa được bố trí ngăn nắp theo các khu vực phù hợp để người dân đến mua hàng thuận tiện lựa chọn các loại mặt hàng… Đây là một kênh giúp người dân địa phương có cơ hội mua các loại hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng.
Các kênh bán lẻ hiện đại này được dự báo sẽ ngày càng phát triển trong tương lai và tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ với các mô hình bán lẻ truyền thống. Điều này đòi hỏi công tác nâng cao vai trò, khả năng, hiệu quả hoạt động chợ, cửa hàng truyền thống, nhỏ lẻ cần có phương án, kế hoạch dài hơi để hướng tới cải tiến, nâng cao công tác quản lý, kinh doanh và khai thác chợ, mô hình bán lẻ truyền thống đạt hiệu quả, văn minh thương mại…
Bà Thúy Hằng (ngụ P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa) chia sẻ: “Tôi thường xuyên đi chợ để mua sắm. Tôi thấy các sạp hàng trong chợ có lợi thế về giá cả hơn so với các cửa hàng tiện lợi, siêu thị. Tuy nhiên, các sạp hàng truyền thống cần chủ động trong việc đảm bảo nguồn gốc hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, niêm yết giá… để người tiêu dùng yên tâm và tin cậy nhiều hơn”.
ThS Bùi Thị Xuân Hương, Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Trường cao đẳng Kinh tế – kỹ thuật thương mại (Bộ Công thương) chia sẻ, lợi thế của các chợ, mô hình bán lẻ truyền thống là thời gian mua sắm nhanh, gọn, phương thức thanh toán linh hoạt, khách hàng có thể thương lượng được giá, thậm chí có thể mua “chịu” (trả sau)… Tuy nhiên, lợi thế này sẽ bị ảnh hưởng bởi bên cạnh sự cạnh tranh với các kênh bán lẻ hiện đại, những mô hình bán lẻ truyền thống còn chịu sức ép đến từ các chợ tự phát, chợ tạm…
Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025.
Tổ chức hoạt động "Tự hào hàng Việt Nam", "Tinh hoa hàng Việt Nam"
Mục tiêu tổng quát của Đề án là trong giai đoạn năm 2021 đến năm 2025, phát triển thị trường trong nước nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi: "Tự hào hàng Việt Nam", "Tinh hoa hàng Việt Nam", đồng thời lồng ghép vào Chương trình hành động hàng năm của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị về phát triển kinh tế - xã hội để tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc.
Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021 - 2025 với trọng tâm là tổ chức các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam", "Tinh hoa hàng Việt Nam" nhằm đạt mục tiêu giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử...) và trên 80% các kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa, ...); giữ doanh thu bán lẻ của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ lệ 85% tổng mức bán lẻ hàng hóa trong nước.
Trên 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam", "Tinh hoa hàng Việt Nam" và trên 90% doanh nghiệp biết đến Phong trào "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam" và trên 70% doanh nghiệp tham gia Phong trào này.
100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bộ, ngành và tổ chức chính trị - xã hội xây dựng được kênh truyền thông (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử) có chuyên mục "Tự hào hàng Việt Nam", "Tinh hoa hàng Việt Nam" thường xuyên tuyên truyền, quảng bá Cuộc vận động.
100% các tỉnh, thành phố nhân rộng được mô hình Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam", "Tinh hoa hàng Việt Nam". 100% bộ, ngành và địa phương xây dựng được chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất hàng Việt Nam tại thị trường trong nước.
Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Đề án vạch ra 4 nhóm nhiệm vụ trong tâm gồm: Thông tin, truyền thông; phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam; nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, doanh nghiệp Việt; kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Đồng thời, Đề án cũng đưa ra 4 nhóm giải pháp, chính sách phát triển chủ yếu gồm: Giúp thay đổi về nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với hàng Việt; hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt cố định và bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng Việt Nam; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Trong đó, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chương trình kết nối quy mô quốc gia (có tính liên kết vùng, miền) giữa nhà sản xuất, kinh doanh với nhà phân phối, đại lý trong nước cũng như có những chính sách hỗ trợ cụ thể để mở rộng độ bao phủ hàng hóa, tăng hiện diện của hàng Việt Nam theo các phân khúc khác nhau tại thị trường trong nước.
Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện cho mở rộng kênh phân phối hàng Việt tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Nhà nước tập trung xây dựng chiến lược và chính sách phát triển hàng Việt Nam trong lĩnh vực cần ưu tiên phát triển trung và dài hạn cho thị trường nội địa; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm hướng tới hài hòa với tiêu chuẩn khu vực, quốc tế.
Các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới bán hàng, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Đồng thời, xây dựng các chương trình nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về tác động của công nghệ thông tin đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp; hướng tới đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác kinh doanh trên môi trường mạng.
Hỗ trợ 38 địa phương nâng cấp cơ sở cai nghiện ma túy Ngày 12/3, thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã có 600 tỷ đồng từ nguồn vốn của Trung ương được cấp cho 38 tỉnh, thành phố để nâng cấp, sửa chữa cơ sở cai nghiện ma túy. Trong đó, năm 2019 có 6 tỉnh được bố trí 60,07 tỷ...