Nỗ lực ngoại giao khẩn cấp của Iran trước cuộc tấn công tiềm tàng từ Israel
Lo ngại trước quy mô phản ứng của Israel sau cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này vào đầu tháng, chính phủ Iran đang được cho là tích cực tham gia vào các nỗ lực ngoại giao khẩn cấp với các quốc gia ở Trung Đông để giảm thiểu căng thẳng.
Tên lửa phóng từ Iran bị hệ thống phòng không của Israel đánh chặn trên bầu trời thành phố Nablus, Bờ Tây ngày 1/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 10/10, Thủ tướng, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani đã có các cuộc tham vấn quan trọng với Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi tại Doha. Trên mạng xã hội X, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmail Baghaei cho biết nội dung tham vấn bao trùm là tình hình xung đột ở khu vực. Người phát ngôn này nêu rõ quan điểm của Iran rằng các nước cần phải tăng cường nỗ lực tối đa để ngăn chặn xung đột ở Dải Gaza và Liban trở thành thảm họa thảm khốc.
Trong chuyến thăm Qatar lần này, dự kiến, người đứng đầu ngành ngoại giao Iran sẽ thảo luận với giới chức nước chủ nhà về tình hình ở Gaza, Liban và những nỗ lực giảm căng thẳng trong khu vực.
Hồi tuần trước, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cũng có chuyến công du đến Qatar, trong đó khẳng định Tehran không muốn xung đột với Israel, song sẽ có hành động mạnh mẽ nếu Israel đáp trả vụ loạt tên lửa của Iran phóng về phía lãnh thổ Israel.
Dẫn các nguồn tin thân cận với vấn đề trên, đài truyền hình CNN cho biết mối lo ngại của Iran xuất phát từ sự không chắc chắn về việc liệu Mỹ có thể thuyết phục Israel không tấn công các cơ sở hạt nhân và dầu mỏ của Iran hay không, trong bối cảnh các lực lượng dân quân thân với Iran trong khu vực như Hezbollah và Hamas đã bị suy yếu đáng kể bởi các hoạt động quân sự của Israel trong những tuần gần đây.
Trước đó, Mỹ đã tham vấn với Israel về cách thức nước này phản ứng với cuộc tấn công ngày 1/10 của Iran. Các quan chức Mỹ nêu rõ họ không muốn Israel nhắm vào các cơ sở hạt nhân hoặc mỏ dầu của Iran. Ngày 9/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm lần đầu tiên sau gần 2 tháng với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thảo luận về các giải pháp đáp trả. Tuy nhiên, người đồng cấp Israel khẳng định hành động đáp trả của Israel ‘phải ngang bằng” với những gì Iran gây ra.
Video đang HOT
Trong khi đó, một nhà ngoại giao Arab cho hay các đồng minh vùng Vịnh của Mỹ, bao gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Bahrain và Qatar, cũng đã bày tỏ lo ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng của Israel vào các cơ sở dầu mỏ của Iran có thể gây ra những tác động tiêu cực về kinh tế và môi trường cho toàn bộ khu vực.
Chính quyền Tổng thống Biden lo ngại các cuộc tấn công trả đũa có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực lớn kéo theo cả Mỹ vào cuộc.
Một phần nguyên nhân gây ra nỗi lo ngại này là sức ảnh hưởng của Mỹ đối với Israel dường như đang suy yếu dần trong năm qua. Giống các hoạt động ở Gaza, Israel ngày càng phớt lờ lời kêu gọi kiềm chế của Mỹ ở Liban. Israel cũng không tham khảo ý kiến của Mỹ trước khi tiến hành một cuộc tấn công lớn bằng việc kích nổ hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của các thành viên Hezbollah, hoặc trước khi ám sát thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah ở Beirut.
Trong một tuyên bố ngày 11/10, Israel tiết lộ nội các an ninh nước này vẫn chưa đưa ra quyết định về cách tiến hành phản ứng với Iran. Tính đến tuần trước, Israel vẫn chưa đưa ra bất kỳ đảm bảo nào rằng họ sẽ không nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Ngày 9/10, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ tới Iran về phản ứng của nước này. “Cuộc tấn công của chúng tôi sẽ mạnh mẽ, chính xác và trên hết là gây bất ngờ. Họ sẽ không hiểu chuyện gì đã xảy ra và xảy ra như thế nào”, Bộ trưởng Gallant nói.
Một nhà ngoại giao Arab cho biết nhìn chung, các quốc gia vùng Vịnh đều muốn đứng ngoài cuộc xung đột. Trong khi Iran công khai cảnh báo bất kỳ bên nào được coi là hỗ trợ Israel sẽ bị coi là kẻ xâm lược, thì cũng không có khả năng các nước láng giềng của Iran sẽ công khai bảo vệ Tehran trong trường hợp bị Israel tấn công.
Saudi Arab, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Qatar khẳng định họ sẽ không cho phép Israel sử dụng không phận của mình để tấn công Iran. Jordan cũng sẽ bảo vệ không phận của mình khỏi bất kỳ sự xâm nhập trái phép nào.
Về phần mình, Mỹ tin rằng Iran không muốn vướng vào một cuộc chiến toàn diện với Israel. Một quan chức tiết lộ Mỹ vẫn thúc giục Tehran, thông qua các kênh liên hệ ngầm, để điều chỉnh phản ứng của mình trong trường hợp Israel tấn công.
Ba thành tố chính trong chiến lược cô lập Hezbollah của Israel
Ba phần chính trong kế hoạch này của Israel, bao gồm làm giảm dân số ở miền Nam Liban, tấn công vào các vùng ngoại ô Beirut và thắt chặt kiểm soát biên giới.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo tờ Thời báo Jordan (jordantimes.com) ngày 7/10, cuộc xung đột giữa Israel và Hezbollah đã trải qua nhiều biến động, đặc biệt là sau vụ ám sát thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah. Từ sự kiện này, Israel đã phát động một kế hoạch có hệ thống nhằm cô lập Hezbollah, chia cắt mối quan hệ của nhóm này với dân cư và với các đồng minh như Iran, qua đó gia tăng áp lực về mặt quân sự và chính trị lên phong trào này.
Chiến lược của Israel có ba phần chính. Đầu tiên, Israel tập trung vào việc làm giảm dân số ở miền Nam Liban, nơi Hezbollah có sự ủng hộ mạnh mẽ từ cư dân địa phương. Hành động này bao gồm việc sử dụng các biện pháp quân sự để buộc cư dân phải rời bỏ nơi ở của họ. Thứ hai, các cuộc tấn công quy mô lớn đã được tiến hành nhằm vào vùng ngoại ô phía Nam của Beirut.
Mục tiêu không chỉ là tiêu diệt các căn cứ quân sự của Hezbollah mà còn gây áp lực tâm lý và làm suy yếu sự ủng hộ của người dân đối với nhóm này.
Song song với việc tấn công quân sự, Israel đã tăng cường kiểm soát biên giới trên không, trên biển và trên bộ của Liban. Các tàu chiến Israel được triển khai ngoài khơi bờ biển Beirut nhằm kiểm soát dòng chảy hàng hóa và ngăn chặn các máy bay Iran hạ cánh tại sân bay Beirut. Cửa khẩu biên giới Masnaa với Syria cũng là một mục tiêu quan trọng vì đây được xem là tuyến đường hậu cần chủ yếu cho Hezbollah.
Mục tiêu lớn hơn của Israel là cắt đứt mọi mối liên hệ giữa Beirut và Tehran. Hezbollah hiện đang phải đối mặt với một thực tế khó khăn khi miền Nam Liban bị chia cắt và không còn khả năng duy trì sự kết nối với các khu vực khác, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về mặt nhân đạo, an ninh và quân sự. Rõ ràng, chiến lược này không chỉ nhắm vào lĩnh vực quân sự, mà còn nhằm mục đích định hình lại địa lý và nhân khẩu học của Liban, tước bỏ cơ sở ủng hộ của người dân đối với Hezbollah, tương tự như những gì đã xảy ra ở Gaza.
Sau khi tình hình ở Bờ Tây đã được kiềm chế, Israel đã chuyển trọng tâm từ Gaza sang Liban, cho thấy rằng các hoạt động quân sự ở đây sẽ tiếp tục với cường độ ngày càng tăng. Dù một cuộc xâm nhập trên bộ là thách thức lớn mà Israel cần phải giải quyết, nhưng việc tăng cường áp lực từ trên không thông qua các cuộc không kích liên tục sẽ giúp Israel cắt đứt chuỗi cung ứng của Hezbollah và ngăn chặn mọi sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Israel cũng không bỏ qua mặt trận Syria trong cuộc xung đột này. Sự gia tăng hoạt động quân sự ở Liban đồng nghĩa với việc Israel có khả năng sẽ mở rộng các hành động của mình tại Syria, nhắm vào các nhóm vũ trang thân Iran. Điều này không chỉ nhằm làm suy yếu Hezbollah mà còn tạo ra một hàng rào bảo vệ trước những đe dọa tiềm tàng từ các lực lượng khác.
Cuộc chiến Israel và Hezbollah đã kéo dài qua nhiều năm và với mỗi lần leo thang, Israel ngày càng tìm cách nhắm mục tiêu vào các cơ sở quân sự của Hezbollah cũng như các đồng minh của họ. Chiến lược này không chỉ nhằm mục đích làm suy yếu Hezbollah mà còn chuẩn bị cho Israel trước những mối đe dọa tiềm tàng từ các lực lượng dân quân thân Iran hậu thuẫn ở những mặt trận khác nhau.
Những hành động này không chỉ ảnh hưởng đến Hezbollah mà còn gây ra những tác động sâu rộng đến chính trị và an ninh của Liban. Nếu chiến lược của Israel tiếp tục diễn ra như hiện tại, các cuộc khủng hoảng nhân đạo sẽ gia tăng, và Hezbollah sẽ ngày càng trở thành gánh nặng cho Liban, dẫn đến những cuộc tranh luận nội bộ về vai trò và chính sách của phong trào này.
Trong bối cảnh khu vực, chiến lược cô lập Hezbollah của Israel có thể dẫn đến khả năng khiến cuộc chiến leo thang giữa Iran và Israel. Hành động quân sự của Iran nhằm đối phó với chiến lược trên có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Israel, điều này làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải hiểu rõ ràng rằng, quyết định cuối cùng về việc trả đũa Iran, dẫn tới leo thang xung đột nằm trong tay Israel chứ không phải Iran.
Trước diễn biến đó, khu vực Trung Đông có thể đứng trước một bước ngoặt lớn. Các hành động của Israel có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực như Jordan, nơi phải đối mặt với những thách thức an ninh đáng kể khi nhiều bên muốn mở rộng xung đột. Để đối phó với tình hình này, Jordan sẽ cần củng cố an ninh nội bộ và khả năng phục hồi trước những tác động của cuộc xung đột kéo dài giữa Israel và Hezbollah.
Những lựa chọn ít ỏi của Tổng thống Mỹ sau khi Iran tấn công Israel Khi Iran phóng một loạt tên lửa đạn đạo lớn vào Israel ngày 1/10, hy vọng của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc kết thúc chiến tranh ở Gaza trước khi rời nhiệm sở và ngăn chặn một cuộc chiến khu vực ở Trung Đông dường như mờ nhạt hơn bao giờ hết. Theo tờ Time, Iran tấn công Israel sau khi...