Nỗ lực loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con

Theo dõi VGT trên

Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) đang được triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

Tất cả phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm HIV đều được tư vấn lấy máu xét nghiệm HIV theo đúng quy trình PLTMC của Bộ Y tế. Thông qua việc đẩy mạnh các biện pháp can thiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ PLTMC được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh không phát hiện trường hợp trẻ sinh ra bị lây truyền HIV từ mẹ, thiết thực góp phần mang lại niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình.

Nỗ lực loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con - Hình 1

Phụ nữ nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ được bác sĩ Phòng khám và điều trị ngoại trú OPC TX Phú Thọ tư vấn các biện pháp PLTMC.

Hơn 9 giờ sáng, nhiều bệnh nhân ngồi xếp hàng dọc hành lang của Phòng khám và điều trị ngoại trú OPC TX Phú Thọ để chờ đến lượt tái khám và lấy thuốc điều trị ARV, trong đó có chị N.T.V.A. 12 năm trước, chồng chị qua đời sau lần ốm nặng không rõ nguyên nhân đối với chị là sự mất mát, hụt hẫng quá lớn. Sau khi lo liệu xong cho chồng, chị được cán bộ trạm y tế phường tư vấn làm xét nghiệm sàng lọc HIV. Biết tin mình bị nhiễm HIV càng khiến chị trở nên hoang mang, suy sụp tinh thần vì đang mang thai đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, nhờ được các bác sĩ hướng dẫn tận tình, chị đã bắt đầu bình tĩnh và chấp thuận điều trị bằng thuốc kháng vi-rút ARV theo phác đồ dành cho phụ nữ có thai vì tương lai đứa con và sức khỏe bản thân. May mắn đến với chị khi đứa con sinh ra khỏe mạnh và không nhiễm HIV. Từ đó đến nay, chị tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tải lượng vi-rút dưới ngưỡng cho phép nên sức khỏe chị ổn định và công tác bình thường.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, 10.480 phụ nữ mang thai được tư vấn, xét nghiệm HIV. Trong số phụ nữ được xét nghiệm sàng lọc không phát hiện trường hợp nào nhiễm HIV. Việc xét nghiệm HIV sớm có ý nghĩa rất quan trọng, giúp phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ biết được tình trạng nhiễm HIV để sớm tiếp cận với các dịch vụ dự phòng lây. Xét nghiệm HIV sớm có thể thực hiện bằng cách lấy máu đầu ngón tay hoặc bằng dịch miệng và tiến hành ngay tại trạm y tế xã, phường, có kết quả sau 15-20 phút. Nhiều năm nay, tất cả phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh đều được quản lý, chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền, góp phần giảm thiểu tình trạng lây nhiễm HIV trong gia đình và cộng đồng.

Nỗ lực loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con - Hình 2

Nhân viên y tế thôn bản trên địa bàn xã Tân Sơn, huyện Tân Sơn giữ vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền PLTMC đến từng hộ dân.

Tháng cao điểm PLTMC năm 2024 được triển khai từ ngày 1-30/6 trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân cùng chung tay thực hiện mục tiêu “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030″ đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Qua đó, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị PLTMC sớm; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong PLTMC. Để hướng tới mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030, ngành Y tế đã phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tăng cường công tác truyền thông về lợi ích của xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai; thời điểm phụ nữ nhiễm HIV có thể mang thai an toàn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con; lợi ích của điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; lợi ích của theo dõi tải lượng vi-rút HIV đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV để sinh con khỏe mạnh; lợi ích của điều trị dự phòng ARV cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV hoặc mẹ có xét nghiệm HIV có phản ứng khi chuyển dạ, khi sinh; lợi ích của điều trị ARV sớm cho trẻ được chẩn đoán nhiễm HIV do lây truyền HIV từ mẹ sang con… Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 38 trẻ nhiễm HIV đang được điều trị tại các phòng khám và điều trị ngoại trú OPC trên địa bàn tỉnh.

Video đang HOT

Bác sĩ Lương Đình Dụng – Trưởng Khoa phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nhất là truyền thông trực tiếp cho đội ngũ cán bộ y tế phụ trách lĩnh vực PLTMC và nhân viên y tế thôn bản để phổ biến các chương trình, biện pháp PLTMC đến mọi người dân; đồng thời truyền thông gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng để Nhân dân biết và áp dụng các biện pháp dự phòng, giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con”.

Quá tải người bệnh ung thư

Theo số liệu của Tổ chức Ung thư toàn cầu - GLOBOCAN 2022, Việt Nam có khoảng 180.000 ca mắc mới và 120.000 ca tử vong vì ung thư mỗi năm.

Hiện nay, các trung tâm điều trị ung thư hiện đại nhất ở TPHCM hay Hà Nội đều đang quá tải.

Quá tải người bệnh ung thư - Hình 1

Người bệnh chờ đợi tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM cơ sở 2. Ảnh: GIAO LINH

Tỷ lệ tử vong thuộc nhóm cao khu vực

2 giờ 30 phút sáng, chuyến xe khách đưa chị Nguyễn Thị Út (ngụ tỉnh Ninh Thuận) và con gái tên H. có mặt tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM cơ sở 2 (TP Thủ Đức, TPHCM). Vài giờ sau, bệnh viện mở cổng, mẹ con chị hòa vào dòng người bệnh đang chờ xếp hàng lấy số. Con gái chị 19 tuổi, bị sarcoma phần mềm bẹn đùi trái (một loại ung thư ác tính), di căn phổi. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ một chân, H. tiếp tục hóa trị, đi lại giữa Ninh Thuận - TPHCM gần 1 năm nay. "Hôm nay khám, xét nghiệm thì một tuần sau mới đến lịch hóa trị. Bệnh nhân đông lắm, con tôi được ưu tiên vì khuyết tật, nhưng chờ cả tuần để vào thuốc", chị Út tâm sự.

Quá tải, đợi chờ là tình cảnh diễn ra tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM - bệnh viện ung bướu lớn nhất phía Nam. Mỗi ngày, nơi đây tiếp nhận khoảng 4.800 lượt khám, 900 người bệnh nội trú, 1.000 người bệnh điều trị ngoại trú. Áp lực ngày càng tăng, máy móc và y, bác sĩ làm việc tối đa công suất cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong khi đó, trên địa bàn Hà Nội, Bệnh viện K có 3 cơ sở thăm khám, điều trị cho người bệnh ung thư, với trên 2.400 giường bệnh, cũng không tránh được có thời điểm quá tải. GS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, cho biết, theo thống kê năm 2023, số lượt khám tại bệnh viện đã tăng 34% so với năm 2022, tương đương khoảng 450.000 lượt người bệnh. Bệnh viện chỉ có 6 máy xạ trị, trong khi mỗi năm có trên 17.000 lượt người bệnh cần xạ trị nên máy phải hoạt động tận đêm khuya.

"Bệnh viện áp dụng nhiều kỹ thuật mới, công nghệ cao trong chẩn đoán, điều trị. Tuy nhiên, với tình hình người bệnh gia tăng như hiện nay thì trang thiết bị hiện đại ngang tầm thế giới cũng chưa đáp ứng được nhu cầu. Hơn nữa, người bệnh ung thư thường có tâm lý phải lên tuyến trên mới yên tâm nên gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trung ương", GS Lê Văn Quảng nói.

Còn tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, dù có quy mô 615 giường bệnh nhưng công suất sử dụng luôn ở mức 150%-160%. Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, bệnh viện này đang chuẩn bị cho việc xây dựng cơ sở 2 tại huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Theo GLOBOCAN 2022, Việt Nam có khoảng 180.000 ca mắc mới và 120.000 ca tử vong vì ung thư mỗi năm. Tỷ lệ tử vong vì ung thư thuộc nhóm cao so với khu vực. Nguyên nhân chủ yếu do 70%-80% trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, mạng lưới phòng chống bệnh ung thư trên toàn quốc đã phát triển với 11 bệnh viện chuyên khoa, 83 trung tâm/khoa/đơn vị điều trị ung bướu tại nhiều tỉnh, thành phố.

Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường các hoạt động phòng chống ung thư ở tất cả các tuyến. Đặc biệt, tuyến y tế cơ sở cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân đi khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung thư và chăm sóc người bệnh ung thư dựa vào cộng đồng

Ngày càng gia tăng người mắc

ThS-BS Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), cho rằng, gia tăng người bệnh ung thư tại Việt Nam là tình trạng đã được cảnh báo trước. "Dân số bùng nổ và già hóa dân số được xem là những nguyên nhân chính dẫn đến gánh nặng ung thư cho các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam", BS Nguyễn Triệu Vũ nêu ý kiến.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2023, dân số cả nước đạt 100,3 triệu người, tuổi thọ trung bình của người dân là 73,7 tuổi (năm 2022 là 73,6 tuổi). Tính riêng tuổi thọ nam giới là 71,1 tuổi và nữ giới là 76,5 tuổi. So với các quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ người Việt Nam khá cao nhưng trung bình mỗi người có 10 năm phải sống chung với bệnh tật. "Tuổi càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng lớn", BS Nguyễn Triệu Vũ nói. Theo lý giải của BS Nguyễn Triệu Vũ, quá trình lão hóa khiến các cơ chế sinh sản của tế bào kém hiệu quả, dễ sai sót, tăng khả năng phát triển của ung thư. Bên cạnh đó, người lớn tuổi có nhiều thời gian tiếp xúc với các yếu tố như tia UV, bức xạ, khói thuốc, hóa chất... nên làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Các chuyên gia nhận xét, hiện nay y học rất phát triển, các phương tiện chẩn đoán bệnh ung thư khá hiệu quả và người dân quan tâm hơn đến chăm sóc sức khỏe. Vì thế, nhiều người phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm qua khám sức khỏe định kỳ và tầm soát, dẫn đến số ca mắc mới tăng dần hàng năm. Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, nguyên Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nhận định, tình hình bệnh ung thư cũng là vấn đề mà cả thế giới đang đối mặt. Hầu hết các loại ung thư là do những gì con người hít thở, ăn uống, cọ xát hoặc phơi trải. Dân số già hóa, môi trường sống ô nhiễm, thói quen lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ăn uống sinh hoạt không điều độ... đều là những tác nhân gây bệnh. Theo GS Nguyễn Chấn Hùng, chiến lược ứng phó, chăm sóc và điều trị bệnh ung thư đòi hỏi sự đầu tư rất lớn và lâu dài về nguồn lực, công sức, chuyên môn, nhân lực nên nếu chỉ riêng ngành y tế sẽ không thể làm được.

Phải chờ từ 4-6 tuần mới đến lượt xạ trị

Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Ung bướu TPHCM cơ sở 2 xử lý 550 lượt hóa trị, 780 lượt xạ trị. Mặc dù sở hữu nhiều máy xạ trị nhất Việt Nam (13 máy gia tốc) nhưng người bệnh tại đây vẫn phải chờ từ 4-6 tuần mới đến lượt xạ trị, còn người bệnh phẫu thuật phải chờ khoảng 3 tuần.

Theo TS-BS Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM, áp lực quá tải rơi vào nhóm người bệnh khám và điều trị ngoại trú. Đây là tình trạng quá tải về mặt thời gian để đáp ứng điều trị ngay, còn vấn đề chăm sóc vẫn đang đáp ứng rất tốt. Hiện bệnh viện tổ chức khám bệnh từ 4 giờ 30 phút sáng, xạ trị từ 5 giờ đến 22 giờ mỗi ngày để phục vụ người bệnh.

Bệnh viện Ung bướu TPHCM cơ sở 2 được xây dựng với tổng mức đầu tư 5.800 tỷ đồng, có bãi đáp trực thăng, là trung tâm điều trị ung bướu hiện đại nhất phía Nam, phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Năm 2023, Bệnh viện Ung bướu TPHCM có gần 800.000 lượt người bệnh đến khám, thực hiện gần 37.000 ca phẫu thuật, hơn 180.000 lượt xạ trị, gần 300.000 lượt điều trị nội khoa.

Đầu tư cho mạng lưới điều trị ung thư

Theo BS Lê Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy, người bệnh đến TPHCM khám và điều trị vì mong muốn được điều trị ở nơi có chuyên môn tốt nhất, dẫn đến tình trạng "nước chảy chỗ trũng". Quá tải bệnh viện sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng điều trị bệnh ung thư. Vì vậy, cần tính toán đến tăng cường mạng lưới ung thư, giãn đều các trung tâm điều trị ung bướu về các tỉnh, thành phố thay vì tập trung tại TPHCM. Nếu không đầu tư và giải quyết sớm, khoảng 10 năm nữa, tình hình điều trị bệnh ung thư sẽ khó khăn hơn.

Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Anh Dũng cũng đánh giá, đến nay ung thư vẫn là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao, người bệnh dễ khủng hoảng về tâm lý và rất tốn kém trong điều trị. Vì thế, cần phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tăng hiệu quả điều trị, nâng cao tay nghề của y, bác sĩ để ngăn chặn và đẩy lùi ung thư.

3 loại ung thư phổ biến nhất là ung thư vú, gan và phổi

Theo Tổ chức Y tế thế giới, sau đại dịch Covid-19, toàn cầu đối mặt với đại dịch của bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...). Ước tính mỗi năm tại Việt Nam, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân.

Theo Bộ Y tế, có khoảng 345.000 người Việt Nam đang sống chung với căn bệnh ung thư. Hiện nay, 3 loại ung thư phổ biến nhất là ung thư vú, gan và phổi; 3 loại ung thư hàng đầu gây tử vong là ung thư gan, phổi và dạ dày. Hiệp hội Ung thư Mỹ dự báo đến năm 2050, số ca ung thư trên toàn cầu có thể lên đến 35 triệu người.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

CSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứuCSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứu
07:34:22 18/12/2024
Viêm não tự miễn lại do khối u buồng trứngViêm não tự miễn lại do khối u buồng trứng
20:54:07 16/12/2024
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyênGiảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
15:48:35 17/12/2024
Phát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruộtPhát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruột
08:53:16 17/12/2024
Cô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứngCô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứng
18:12:59 16/12/2024
Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổiUng thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi
05:43:27 18/12/2024
Rau "cứu đói" ở quê, lên phố thành báu vật "hái ra tiền"Rau "cứu đói" ở quê, lên phố thành báu vật "hái ra tiền"
19:31:16 16/12/2024
Chớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào ngườiChớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào người
10:02:29 18/12/2024

Tin đang nóng

4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng
10:04:39 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
Nhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 thángNhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 tháng
13:32:18 18/12/2024
Tài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có conTài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có con
13:03:28 18/12/2024
Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk LắkKỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk
09:56:53 18/12/2024
"Anh trai" Hùng Huỳnh xin lỗi, khoá MV sau khi nhận bão tẩy chay từ fan BTS"Anh trai" Hùng Huỳnh xin lỗi, khoá MV sau khi nhận bão tẩy chay từ fan BTS
10:34:39 18/12/2024
Vụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguộiVụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguội
09:26:50 18/12/2024
Hôn lễ thứ 2 của Hoa hậu Khánh Vân với chồng hơn 17 tuổi: Cô dâu cực xinh, soi cận chiếc váy cưới phát hiện điều đặc biệt!Hôn lễ thứ 2 của Hoa hậu Khánh Vân với chồng hơn 17 tuổi: Cô dâu cực xinh, soi cận chiếc váy cưới phát hiện điều đặc biệt!
10:30:31 18/12/2024

Tin mới nhất

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

11:42:35 18/12/2024
Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa Đông và dự phòng những bệnh lý xương khớp, chúng ta nên tránh một số thói quen.
4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

11:12:35 18/12/2024
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi...
Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

10:00:59 18/12/2024
Hiện 19/54 quốc gia châu Phi ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ. Trung Phi, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, chiếm 85,7% số ca bệnh và 99,5% số ca tử vong toàn châu lục.
Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

09:25:11 18/12/2024
Kết quả này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc trong cộng đồng đã có chuyển biến tích cực, đây cũng là một trong những kết quả bền vững trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại nước ta.
7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

09:22:39 18/12/2024
Để khiến bản thân muốn uống nước, hãy mua một chai nước đẹp và thêm vài miếng chanh. Vào những ngày lạnh, hãy bổ sung nước bằng cách nhấm nháp nước hầm xương và trà thảo mộc.
Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

09:20:12 18/12/2024
Do đó, khi thai phụ có những triệu chứng nghi ngờ mắc cúm cần đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc điều trị cụ thể, không được tự ý dùng thuốc tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

09:08:11 18/12/2024
Công nghệ mRNA được ưa chuộng trong lĩnh vực ung thư học và nhiều nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ này.
Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

09:06:11 18/12/2024
Tùy theo người bệnh bị mắc loại polyp nào mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tùy thuộc vào loại polyp.
7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

09:00:16 18/12/2024
Quả bơ chứa chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và E và các hợp chất như phytosterol và polyphenol, giúp giảm viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm viêm khớp, bệnh tim và rối loạn chuyển hóa.
Rối loạn đông máu do bị rắn cắn

Rối loạn đông máu do bị rắn cắn

08:53:33 18/12/2024
Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành điều trị theo phác đồ chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục. Hiện tại, sức khỏe người bệnh ổn định, kết quả xét nghiệm máu trở về chỉ số bình thường.
Súp lơ - thuốc bổ rẻ tiền giúp khỏe thận mạnh gân cốt

Súp lơ - thuốc bổ rẻ tiền giúp khỏe thận mạnh gân cốt

08:45:47 18/12/2024
Súp lơ không chỉ là loại rau ăn ngon nhiều dinh dưỡng mà còn được sử dụng chữa một số chứng bệnh như cơ thể suy nhược, người mắc các bệnh tiêu hóa về ăn kém, chán ăn.

Có thể bạn quan tâm

San hô cần phải ở gần nhau mới có thể sinh sản thành công

San hô cần phải ở gần nhau mới có thể sinh sản thành công

Thế giới

14:52:39 18/12/2024
Theo ông Mumby, công trình nghiên cứu về rạn san hô Great Barrier thông qua chương trình RRAP trong 5 năm qua đang giúp xác định các mục tiêu về mật độ san hô để duy trì một quần thể khỏe mạnh.
Thanh Duy, Kay Trần đóng phim kinh dị

Thanh Duy, Kay Trần đóng phim kinh dị

Hậu trường phim

14:51:47 18/12/2024
Bên cạnh các hoạt động âm nhạc, 2 thành viên của Gia tộc Anh tài toàn năng Thanh Duy và Kay Trần còn là những cái tên được hé lộ của dự án phim kinh dị Dưới đáy hồ.
Cần thêm nhiều lời "xin lỗi, cảm ơn" khi xảy ra va chạm trên đường phố

Cần thêm nhiều lời "xin lỗi, cảm ơn" khi xảy ra va chạm trên đường phố

Pháp luật

14:48:58 18/12/2024
Trường hợp không thể hòa giải, đã có cơ quan chức năng can thiệp, không nên hành động trái pháp luật , Phó trưởng Công an quận 4 chia sẻ.
IU được Billboard vinh danh là nghệ sĩ số 1 Hàn Quốc

IU được Billboard vinh danh là nghệ sĩ số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:48:39 18/12/2024
Billboard ghi nhận tài năng xuất chúng của IU khi vừa là thần tượng nổi tiếng, vừa là nhạc sĩ, diễn viên và người dẫn chương trình xuất chúng.
"Yêu em không cần lời nói" bản Hàn sắp ra mắt

"Yêu em không cần lời nói" bản Hàn sắp ra mắt

Phim châu á

14:44:32 18/12/2024
Bộ phim về mối tình lãng mạn của cô gái khiếm thính được làm lại từ tác phẩm Hear Me của Đài Loan (Trung Quốc) nổi tiếng cách đây 15 năm.
Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

Tin nổi bật

14:42:33 18/12/2024
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, nguyên nhân xảy ra sự việc xuất phát từ mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản sau ly hôn giữa bố và mẹ cháu MA(17 tuổi).
Ngôi sao của Chelsea dương tính chất cấm, nguy cơ bị treo giò dài hạn

Ngôi sao của Chelsea dương tính chất cấm, nguy cơ bị treo giò dài hạn

Sao thể thao

14:30:42 18/12/2024
Cầu thủ Mykhailo Mudryk của Chelsea đã có kết quả dương tính với chất cấm và có khả năng phải đối diện với án treo giò dài hạn nếu anh không chứng minh được bản thân vô tội.
Nhặt đồ Giáng sinh trong thùng rác, cô gái tiết kiệm được 500 triệu đồng

Nhặt đồ Giáng sinh trong thùng rác, cô gái tiết kiệm được 500 triệu đồng

Netizen

14:05:15 18/12/2024
Cứ đến cuối năm là Diaz tập trung lục thùng rác và nhặt được rất nhiều món đồ Giáng sinh giá trị, số tiền cô tiết kiệm được lên đến 20 nghìn USD (500 triệu đồng).
Những bộ phim nên xem cùng gia đình vào dịp Giáng sinh này

Những bộ phim nên xem cùng gia đình vào dịp Giáng sinh này

Phim âu mỹ

13:56:07 18/12/2024
Dưới đây là những bộ phim Giáng sinh vô cùng ấm áp, hoàn toàn phù hợp để cả gia đình quây quần cùng thưởng thức trong dịp lễ sắp tới.
Sau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹn

Sau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹn

Góc tâm tình

13:55:20 18/12/2024
Tôi và chồng quen nhau từ thời đi học, yêu nhau 4 năm ở bên nhau 6 năm. Chúng tôi có hai con, một trai một gái. Gia đình tôi không dư dả, chỉ đủ ăn.
Mỹ Tâm gặp sự cố "vồ ếch" trước hàng nghìn khán giả

Mỹ Tâm gặp sự cố "vồ ếch" trước hàng nghìn khán giả

Nhạc việt

13:48:08 18/12/2024
Mỹ Tâm bị vấp ngã, vồ ếch trước hàng nghìn khán giả. Sau đó nữ ca sĩ vẫn giữ sự chuyên nghiệp, tiếp tục biểu diễn dù gặp phải sự cố