Nỗ lực khống chế các ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi
Với những nỗ lực của các cấp, ngành và chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 7 xã, phường thuộc 6 quận, huyện, bệnh dịch đã qua 30 ngày không phát sinh.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội về diễn biến và kết quả công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn thành phố, lũy kế đến nay, bệnh dịch đã xảy ra tại 20.355 hộ chăn nuôi (chiếm 25,2% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 2.071 thôn, tổ dân phố của 433 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã.
Những nỗ lực của các cấp, ngành và chính quyền địa phương đã góp phần khống chế thành công nhiều ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi
Bệnh dịch tả lợn châu Phi đã làm mắc bệnh và tiêu hủy 339.003 con (chiếm 18,1 % tổng đàn) với trọng lượng 23.279 tấn; Tổng số lợn nái, đực giống phải tiêu hủy là 43.054 con, chiếm 13 % tổng số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn thành phố.
Nhằm phòng, chống và khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngoài các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc đại trà, thành phố và chính quyền địa phương đã cấp bổ sung 174 tấn hóa chất và 5.714 tấn vôi bột để khử trùng, tiêu độc ổ dịch và nơi nguy cơ cao.
Công tác phòng, chống dịch bệnh đã được các cấp, ngành và chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống; Các ổ dịch được giám sát, phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý dứt điểm; số lợn mắc bệnh tại hộ có dịch được tiêu hủy kịp thời, đúng quy trình, đúng quy định và áp dụng đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch.
Với những nỗ lực của các cấp, ngành và chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 7 xã, phường thuộc 6 quận, huyện, bệnh dịch đã qua 30 ngày không phát sinh (gồm phường Gia Thụy thuộc quận Long Biên; 2 phường Thanh Trì và Định Công thuộc quận Hoàng Mai; phường La Khê thuộc quận Hà Đông; phường Tứ Liên thuộc quận Tây Hồ; xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì; xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm).
Tuy nhiên, thực tế cho thấy dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp, chiều hướng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, ở các quy mô chăn nuôi lớn hơn và có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học tốt hơn.
Video đang HOT
Vì vậy, để khống chế và tiến tới dập dịch, Sở NN&PTNT đã và đang tiếp tục tham mưu kịp thời, có hiệu quả với UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tổ chức, triển khai phòng, chống dịch bệnh; Phối hợp cùng các ban, ngành thành phố và chính quyền các địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Phối hợp cùng cơ quan truyền thông của Trung ương, thành phố thông tin thường xuyên, kịp thời chủ trương, chính sách của nhà nước, diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh…
Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh tới từng hộ, thôn, xóm, cụm dân cư đảm bảo phát hiện, báo cáo kịp thời, khoanh vùng, khống chế không để dịch bệnh lây lan; Duy trì trực 24/24h tiếp nhận thông tin về dịch bệnh và an toàn thực phẩm phản ảnh qua đường dây nóng 02433.800.115.
Thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến, biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên thế giới, cả nước để kịp thời cung cấp thông tin nâng cao năng lực hệ thống ngành, hướng dẫn người chăn nuôi; Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh…
Tăng cường chỉ đạo, tổ chức, triển khai nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo chỉ đạo của Trung ương, thành phố; Tuyên truyền để người tiêu dùng không “quay lưng” lại với thịt lợn, thúc đẩy tiêu dùng thịt lợn khỏe mạnh của nhân dân trên địa bàn thành phố…
Mạnh Quân
Theo laodongthudo
Bình Dương căng mình kiểm soát heo xuất - nhập, "tạm trú" kho lạnh
Nằm trên trục giao thông chính, tiếp giáp với Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, lại có đông dân cư tập trung tại các khu công nghiệp, những ngày qua, tỉnh Bình Dương quyết liệt tuyên truyền, kiểm tra xử lý dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên tinh thần "Sẵn sàng phòng dịch - Xử lý hiệu quả".
Toàn bộ các sạp buôn bán thịt trong chợ Dĩ An đều có nguồn gốc rõ ràng, có đóng dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y. Ảnh: D.C
Không có "cửa" cho heo nhiễm dịch "tạm trú"
Sáng 7/6, ông Lê Cao Khải - chủ quán cháo lòng Khải (đường Nguyễn Tri Phương II, khu phố Bình Đương, phường An Bình, thị xã Dĩ An), cho biết: "Mới 9 giờ sáng mà quán đã bán hết cháo với lượng khách đông như thường lệ". Anh Nguyễn Văn Thắng cùng nhóm bạn đến ăn sáng tại quán thẳng thắn nói: "Quán anh Khải đã quen hơn 9 năm rồi. Ngoài việc quán vệ sinh sạch sẽ, thịt, lòng heo đều có nguồn gốc rõ ràng, nấu ngon nên khách hàng rất an tâm sử dụng".
Một số chủ sạp thịt tại chợ Dĩ An cho biết, nhờ thông tin trên báo, đài có sự phân tích, hướng dẫn cặn kẽ nên người tiêu dùng không còn hoang mang lo sợ khi sử dụng thịt heo. Toàn bộ các sạp buôn bán thịt trong chợ đều có nguồn gốc rõ ràng, có đóng dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y. Thông tin DTLCP xảy ra gần đây tuy có ảnh hưởng đến doanh số, sức mua nhưng không đáng kể.
Theo ông Phạm Văn Dũng - Trạm trưởng Trạm Thú y thị xã Dĩ An, DTLCP hiện chưa có thuốc phòng. Heo nhiễm dịch chết rất nhanh, tỷ lệ chết lên đến 100%. Heo khỏi bệnh lâm sàng vẫn có khả năng mang vi-rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời.
Nhằm loại trừ khả năng heo trong vùng có dịch, heo nhiễm bệnh được chế biến hoặc đóng gói gửi vào các kho lạnh chờ qua dịch xuất bán sẽ tiếp tục phát tán mầm bệnh, ảnh hưởng đến chăn nuôi và thị trường, chúng tôi đã tìm gặp ông Nguyễn Hữu Trí - cán bộ hải quan phụ trách giám sát các kho lạnh, kho ngoại quan trên địa bàn Khu công nghiệp Sóng Thần.
Ông Trí cho biết: "Hiện các kho trên địa bàn không có thịt heo, nhưng có thịt gà, cá... Tất cả thực phẩm từ nhập hay xuất khẩu đều phải bảo đảm kiểm dịch, kiểm tra hải quan mới được thông quan và ngược lại nên thịt heo trong vùng có dịch, heo nhiễm dịch "hóa thân" hoặc "tạm trú" trong các kho lạnh, kho ngoại quan trên địa bàn chúng tôi quản lý là không thể xảy ra".
Kiểm soát chặt giết mổ
Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND thị xã Dĩ An cho biết, Dĩ An là địa bàn có đông dân cư tập trung và nhu cầu sử dụng thịt heo rất lớn lại giáp ranh với các tỉnh, thành Đồng Nai và TP.HCM, đang có nhiều hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ thịt heo và các sản phẩm của heo. Giá thịt heo khu vực này đang ở mức cao nên sẽ có nhiều thương lái vận chuyển heo từ vùng có giá heo thấp đến làm cho nguy cơ xâm nhiễm DTLCP là rất cao.
Cán bộ Thú y thị xã Dĩ An giám sát, kiểm tra và đóng dấu Kiểm soát giết mổ tại một lò mổ trên địa bàn. Ảnh: D.C
Do đó việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó và sẵn sàng xử lý hiệu quả khi có dịch là rất cần thiết. Hiện, chính quyền đang tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp vệ sinh tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh kết hợp kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia súc gia cầm. Tình huống có dịch sẽ tập trung xử lý dứt điểm theo nội dung công điện số 1194/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ông Bảy, trên địa bàn thị xã Dĩ An hiện không còn trang trại chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn mà còn rải rác một số hộ nuôi nhỏ lẻ trong gia đình với số lượng tổng đàn chừng 2.000 con. Trạm Thú y Thị xã đã tiếp cận cấp phát hóa chất để các chủ nuôi thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại.
Ông Phạm Văn Dũng cho biết, toàn thị xã có 4 lò giết mổ gia súc gia cầm tập trung, công suất trung bình từ 440 - 450 con heo, 20 con bò, từ 4.000 - 5.000 con gà vịt/ngày đêm và 1 khu tập trung heo sữa, mỗi tuần có 2 đợt heo về, mỗi lần 400 con. Ngoài công tác kiểm tra, lập trạm kiểm dịch động vật, công tác kiểm soát giết mổ được thực hiện nghiêm ngặt nhằm bảo đảm phòng chống dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm.
"Chúng tôi có 2 tổ giám sát, kiểm tra và đóng dấu từ khi xe chở động vật vào lò cho đến khi ra thịt. Hệ thống phân phối đến các chợ địa bàn Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên... và có sự phối hợp tốt với chính quyền địa phương, Ban quản lý chợ để bảo đảm ATVSTP, tố giác kịp thời các trường hợp nghi vấn thịt, thực phẩm không rõ nguồn gốc", ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, đến thời điểm này, địa bàn Dĩ An chưa phát hiện dấu hiệu dịch bệnh, hoặc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm thịt nghi vấn vận chuyển từ vùng có dịch về địa phương tiêu thụ. Một yếu tố quan trọng khác góp phần bảo đảm an toàn phòng chống dịch là do trước đây có thời gian dài giá heo rớt xuống thấp, người chăn nuôi bỏ chuồng không nuôi, không tái đàn. Thị trường hiện nay chủ yếu được cung cấp từ các công ty, trang trại lớn nên chất lượng thịt rất tốt, bảo đảm an toàn, người tiêu dùng an tâm sử dụng.
Giá heo hơi các trang trại có chiều hướng tăng
Tình hình diễn biến dịch đang có chiều hướng phức tạp, lan nhanh. Nhưng theo dõi diễn biến cho thấy dịch chỉ xảy ra với các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ. Còn tại các công ty chăn nuôi, trang trại tập trung quy mô lớn vẫn an toàn nhờ làm tốt công tác vệ sinh và môi trường. Vì vậy mấy ngày qua giá heo hơi xuất chuồng tại các công ty, trang trại lớn có chiều hướng tăng, dao động ở mức 38.500 - 40.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Nghi Xuân ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào địa bàn Lãnh đạo huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại 6 chốt kiểm dịch trên địa bàn. Lãnh đạo huyện Nghi Xuân kiểm tra sổ sách ghi chép tại chốt kiểm dịch thôn 9, xã Xuân Hồng Nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào địa bàn, huyện Nghi...