Nỗ lực hướng nghiệp cho học sinh người dân tộc thiểu số
Nhiều năm qua, thầy Vũ Sơn Hải và đồng nghiệp luôn động viên HS, đặc biệt là các em người DTTS bám con chữ để xây dựng tương lai cho bản thân.
Thầy Vũ Sơn Hải – Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Đăng (huyện Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn) chia sẻ tại buổi ngoại khóa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Ảnh NT.
Hướng nghiệp ngay từ sớm
Theo chia sẻ của thầy Vũ Sơn Hải – Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Đăng (huyện Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn): “Học sinh trường chúng tôi gồm có 4 dân tộc anh em gồm: Nùng, Tày, Hoa và Kinh. Để học sinh, có định hướng rõ ràng cho bản thân, nhiều năm qua công tác hướng nghiệp sớm được nhà trường vô cùng chú trọng sau khi nhập học”.
Lý giải thêm việc hướng nghiệp sớm cho học sinh, thầy Hải nói: “Trường chúng tôi nằm ở địa bàn gần cửa khẩu vì vậy việc buôn bán, kinh doanh khá sầm uất do đó học sinh thường có tư tưởng học xong lớp 12 sẽ đi buôn bán hoặc lao động. Tuy nhiên, khi hướng nghiệp sớm thì tỉ lệ học lên sau khi tốt nghiệp THPT khá nhiều.
“Tôi luôn nói với học sinh của mình, đi học đại học, cao đẳng không phải là con đường thành công duy nhất nhưng đó là cơ hội để các em phát triển thêm kỹ năng, kiến thức, tạo lập thêm các mối quan hệ; cơ hội cho bản thân sau sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, lúc đó cơ thể, sức khỏe của các em đã phát triển hoàn thiện và đã đủ bản lĩnh để đương đầu với những thách thức mà cuộc sống gặp phải”, thầy Hải nói.
Với địa bàn huyện là một huyện gần biên giới, buôn bán sầm uất do đó ngoài định hướng cho học sinh học theo năng lực bản thân, thầy Hải đặc biệt chú trọng nhắc nhở học sinh tập trung vào học ngoại ngữ để ứng dụng vào cuộc sống cũng như tạo cơ hội việc làm cho bản thân.
Nhờ sự định hướng, truyền cảm hứng của nhà trường những năm gần đây, hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng gần như không còn.
Một giờ học của cô trò Trường THPT Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh Ngô Chuyên.
Trong quá trình học, học sinh cũng tự đánh giá năng lực bản thân để định hướng tương lai cho bản thân, nhiều em đã chuyển hướng không học THPT nữa mà chọn con đường đi học nghề ở trường nghề Việt Đức hay các trường khác.
Video đang HOT
Thầy Hải cho biết thêm, để đạt được những kết quả đó chúng tôi quy định cô giáo chủ nhiệm là trong 3 năm chủ nhiệm ít nhất phải đến nhà học sinh một lần nhằm nắm bắt hoàn cảnh gia đình của mỗi em học sinh trong lớp.
Đối với những học sinh có dấu hiệu bỏ học, giáo chủ nhiệm phải đến nhà học sinh tìm hiểu hoàn cảnh, có giải pháp đề xuất với nhà trường để cùng giúp đỡ.
Đồng thời, nhà trường cũng có phong trào “hũ gạo tình thương” để giúp những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Đối với những học sinh có năng lực yếu, nhà trường tổ chức dạy phụ đạo, đề nghị các thầy cô phụ đạo mà không hưởng thù lao chính vì vậy mà hiện tượng học sinh yếu bỏ học không có.
Đầu tư cho học sinh mũi nhọn
“Trong hoạt động ngoại khóa, chúng tôi lồng ghép tổ chức các hoạt động hướng nghiệp tương lai, mời những cựu học sinh đã thành công về chia sẻ, động viên và phân tích cho học sinh hiểu và truyền cảm hứng để các em có động lực học tập hơn”, thầy Vũ Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Đăng nói.
Với quan điểm giáo dục “đồng hành, chia sẻ” nhiều năm qua Trường THPT Đồng Đăng đã nỗ lực để học sinh được được phát triển toàn diện về thể chất cũng như năng lực bản thân.
Thầy Hải nói: “Ngoài chú trọng vào đào tạo chất lượng đại trà, chúng tôi cũng chú trọng vào đào tạo chất lượng mũi nhọn. Những học sinh được tuyển chọn vào đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, chúng tôi còn mời thêm các thầy cô có chuyên môn cao ở các trường khác về tham dự giảng dạy.
Bên cạnh đó, để học sinh an tâm khi tham dự kỳ thi học sinh giỏi mà không lo lắng bản thân sẽ học lệch nhà trường cũng bố trí các giờ dạy bù gia cố kiến thức cho học sinh không để các em bị thiệt thòi”.
Thầy Vũ Sơn Hải – Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Đăng đối thoại với học sinh. Ảnh NT.
Cũng nhờ vậy mà nhiều năm qua tỉ lệ học sinh giỏi của nhà trường tăng lên rất cao, năm học 2020-2021 số giải học sinh giỏi tỉnh đạt được chỉ 26 giải, tuy nhiên năm học 2021-2022 mặc dù ảnh hưởng của đại dịch covid-19 nhưng số giải lên 32.
Chia sẻ về quá trình học tập tại Trường THPT Đồng Đăng nữ sinh Hà Thị Minh Thư, học sinh lớp 12 nói: “Trong quá trình học em cảm thấy được đây là môi trường học em có thể phát huy hết khả năng của bản thân. Thầy cô luôn tận tâm chỉ bảo, các thầy cô luôn động viên chúng em nghe theo ước mơ của mình và cố gắng thực hiện ước mơ.
Đồng thời, khi học ở trường chúng em được tham gia các câu lạc bộ trong trường, tại các câu lạc bộ nhà trường đã lồng ghép nhiều hoạt động trong đó có hướng nghiệp để chúng em phát huy được khả năng của mình đồng thời hình thành sở thích nghề nghiệp cho bản thân mình”.
“Nhờ kinh nghiệm phân luồng sớm ở chương trình GDPT 2006 vì vậy, từ những kinh nghiệm đó khi triển khai chương trình chương trình GDPT 2018 chúng tôi khá thuận lợi và không gặp khó khăn gì trong quá trình phân luồng, hướng dẫn học sinh lựa chọn tổ hợp”, thầy Vũ Sơn Hải – Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Đăng chia sẻ.
Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số tại Lào Cai
Trong 2 ngày 14 &15/10, Sở GD&ĐT Lào Cai đã tổ chức giao lưu học sinh dân tộc thiểu số.
Bà Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở GD&ĐT (áo dài) trao quà cho học sinh tham gia giao lưu.
Với chủ để "Lan tỏa sáng kiến của câu lạc bộ sáng tạo xã hội nhằm tuyên truyền về an toàn khi sử dụng internet và phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường" hội thi là sân chơi bổ ích, giúp học sinh được trải nghiệm, tăng cường năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đặc biệt, đáp ứng chương trình GDPT 2018, phát huy phẩm chất, năng lực từng học sinh.
Dự và phát biểu tại giao lưu có ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai; 40 học sinh dân tộc thiểu số đại diện cho 4 huyện Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương. Cùng cổ vũ giao lưu gồm các cơ quan của tỉnh, UBND huyện/thị xã, các thầy cô giáo và cha mẹ cùng gần 200 học sinh của Thành phố Lào Cai.
Giao lưu chia thành 4 phần. Phần 1 giới thiệu về các thành phần tham gia giao lưu và các điển hình của nhà trường, địa phương; Phần 2, xem 3 video về an toàn với Google và trả lời hiểu biết về giữ gìn an toàn, cách phòng tránh khi sử dụng internet.
Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu tại Hội thi.
Phần 3 học sinh biểu diễn sáng tạo thông qua tiểu phẩm, vẽ tranh, sơ đồ tư duy... tuyên truyền về hoạt động của câu lạc bộ sáng tạo xã hội của học sinh về giữ an toàn khi sử dụng internet, bảo vệ môi trường, phòng tránh tệ nạn xã hội...; phần 4 sẽ đưa hội thi cùng du lịch qua màn ảnh nhỏ khi học sinh trình bày các trải nghiệm, cảm xúc thông qua các bức ảnh tham dự giao lưu.
Phát biểu tại hội thi, ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết Lào Cai là tỉnh miền núi với 25 dân tộc anh em. Học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, do vậy ngành Giáo dục luôn coi giáo dục dân tộc là xương sống.
Trong những năm qua, ngành đã rất nỗ lực, tham mưu và triển khai nhiều giải pháp, quan tâm đặc biệt vùng cao, vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả được khẳng định khi Bộ GD&ĐT đánh giá Lào Cai là một trong những tỉnh đứng đầu phía Bắc.
Học sinh dân tộc thiểu số được học hỏi nhiều kĩ năng, kinh nghiệm.
Để có kết quả trên, ngành nhận thấy ngoài sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ban ngành đoàn thể, các thầy cô giáo và các em học sinh thì cha mẹ học sinh, cũng là yếu tố quan trọng để góp nên những thành công đó.
Đồng thời khẳng định hoạt động giao lưu học sinh dân tộc thiểu số là chuỗi hoạt động giáo dục ngoài giờ nhằm tổ chức cho học sinh trải nghiệm, nâng cao kĩ năng giao tiếp, hợp tác, phát triển tối đa phẩm chất, năng lực của học sinh.
Thông qua các nội dung giao lưu học sinh dân tộc thiểu số từ 4 huyện Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương đã tự tin, tài giỏi, thể hiện năng khiếu và tìm hiểu về kĩ năng sử dụng công nghệ số, kĩ năng phòng tránh tệ nạn xã hội.
Học sinh được học tập qua trải nghiệm thực tế.
Hội thi cũng đưa ra được các thông điệp để học sinh luôn biết cách tự bảo vệ mình và an toàn ở trường, nhà, nơi công cộng. Ngoài ra các em còn biết cách đẩy mạnh hoạt động của câu lạc bộ sáng tạo xã hội trong trường học và trong cộng đồng; tuyên truyền để cộng đồng, cha mẹ, chính quyền địa phương ủng hộ và tham gia những hoạt động của nhà trường...
Thay mặt lãnh đạo Sở GD&ĐT, ông Nguyễn Thế Dũng cảm ơn tổ chức UNICEF tại Việt Nam, Ban quản lý các dự án Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ cho hoạt động này; các doanh nghiệp, cá nhân đã hỗ trợ cho học sinh các phần quà vô cùng ý nghĩa...
Kết thúc giao lưu, Ban tổ chức trao 4 giải đồng đội và 40 giải cá nhân. Giải đồng đội có màn chào hỏi ấn tượng nhất thuộc về huyện Bắc Hà; Giải trả lời thông minh nhất thuộc về đội Mường Khương; đội có phần du lịch qua màn ảnh nhỏ sáng tạo nhất thuộc về Si Ma Cai; đội có phần tuyên truyền xuất sắc nhất là Sa Pa.
Nếu mua sách cho HS mượn mà không xác định đúng nhu cầu thì chỉ làm giàu cho NXB Đại biểu Phạm Văn Hoà: "Nếu mua sách giáo khoa không xác định đúng nhu cầu, gây lãng phí là làm giàu cho các nhà xuất bản". Vừa qua, đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc mua sách giáo khoa và cung cấp cho các thư viện trường học để học sinh mượn đã nhận được sự quan tâm...