Nỗ lực giúp người bệnh đột quỵ trở về cuộc sống
Bên cạnh những phương pháp cấp cứu, điều trị ban đầu, phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục, giúp giảm tàn tật, ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Ngày 23/11 Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Đột quỵ thế giới, Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, EVER Pharma tổ chức khoá tập huấn dành cho những bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng nhằm nâng cao năng lực phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ cho người bệnh. Đây là khoá tập huấn thứ 54 trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hoà Áo (Chương trình AVANT- Phục hồi chức năng thần kinh cho bệnh nhân sau đột quỵ) đã được Bộ Y tế phê duyệt.
TS.BS Nguyễn Bá Thắng – Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y dược (BV ĐHYD) TP.HCM chia sẻ: Đột quỵ là quá trình xảy ra đột ngột, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn, còn lại đa phần bệnh nhân đều có những di chứng do tổn thương não, bệnh lý mạch máu như: liệt tay, liệt chân, rối loạn cảm giác, nói khó, vận động khó, giảm trí nhớ… Những di chứng này ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân.
Giảng viên của khoá tập huấn là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực điều trị đột quỵ
Hiện nay, công tác hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ trong cả nước nói chung đang gặp phải nhiều khó khăn do chưa có nhiều cơ sở phục hồi chức năng, áp lực quá tải bệnh viện khiến thời gian được tập luyện của người bệnh bị hạn chế. Sau khi điều trị giai đoạn cấp, bệnh nhân được xuất viện. Hầu hết người bệnh phải tự bươn chải nhờ người thân giúp đỡ tập luyện, tự tập không đúng phương pháp, thậm chí không tập luyện gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh nhân, như: hồi phục chậm hoặc gặp phải các di chứng khác do tập luyện sai cách gồm cứng cơ, co rút cơ, mất chức năng, không thể hoà nhập lại cuộc sống.
“Tại BV ĐHYD bệnh nhân được hỗ trợ phục hồi chức năng ngay từ những ngày đầu nhập viện. Tuỳ mức độ của người bệnh để có những bài tập phù hợp. Bệnh nhân được hướng dẫn tự tập và hẹn tái khám, đánh giá hồi phục. Trước đây phục hồi chức năng chỉ tập trung vào vật lý trị liệu, đến nay lĩnh vực này đã mở rộng ra 3 lĩnh vực: vật lý trị liệu, âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu hỗ trợ bệnh nhân tái hoà nhập cộng đồng. Do đó khi tham gia các khoá đào tạo, đội ngũ nhân viên y tế được trang bị thêm kiến thức, phương pháp mới hỗ trợ điều trị cho người bệnh tốt hơn, nỗ lực đưa người bệnh tái hoà nhập lại cộng đồng” – TS.BS Nguyễn Bá Thắng.
GS.TS.BS Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM bày tỏ mong muốn sau khi kết thúc các khoá đào tạo bài bản, các bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ trở thành những chuyên gia, giảng viên để tiếp tục phổ biến các kiến thức mới tại bệnh viện nói riêng và chia sẻ cùng các bệnh viện trong khu vực nói chung. Thân nhân người bệnh cũng sẽ hỗ trợ được cho người thân hồi phục. Qua đó, sẽ dần dần hình thành được mạng lưới về phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ, việc này sẽ đóng góp vào ngành y tế, cùng nỗ lực đưa người bệnh trở lại cuộc sống.
GS.TS.BS Trương Quang Bình mong muốn sau các khoá đào tạo sẽ dần hình thành mạng lưới phục hồi chức năng sau đột quỵ
Được biết, Chương trình AVANT ra đời nhằm nâng cao năng lực phục hồi chức năng sau đột quỵ thông qua các khoá đào tạo rộng khắp dành cho đối tượng tham gia là các bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng tại các bệnh viện trên cả nước và người chăm sóc bệnh nhân. Nội dung các bài giảng bao gồm những kiến thức, bài tập mới và hiệu quả nhất về điều trị đột quỵ được xây dựng bởi Tổ chức Đột quỵ thế giới và các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực này, dưới sự phê duyệt của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Trong vòng 3 năm, 2017-2020 đã có 63 lớp dành cho các cán bộ y tế đến từ 650 bệnh viện thuộc 59 tỉnh thành trên cả nước, với hơn 4.340 bác sĩ, kỹ thuật viên đã hoàn thành khoá học và được cấp chứng chỉ đào tạo liên tục. Không chỉ nhận được phản hồi tích cực từ các cán bộ y tế, tính đến tháng 11/2020 đã có gần 4.000 người nhà bệnh nhân được tham gia các lớp đào tạo dành cho người chăm sóc bệnh (150 lớp đào tạo) cũng đã có những phản hồi tích cực, đồng hành cùng ngành y tế hỗ trợ phục hồi chức năng cho người thân trong gia đình, giảm tàn tật và ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Căn bệnh gây chết não chỉ trong thời gian ngắn: Người hút thuốc lá cần bỏ ngay vì có nguy cơ cao
Đối với đột quỵ, đầu tiên phải nhận biết được dấu hiệu của đột quỵ sau đó nhanh chóng gọi cấp cứu và chỉ cần nhớ 3 dấu hiệu: Cười méo, ngọng nói, xuôi tay là đủ.
TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, cách đây không lâu, 1 trường hợp đến khám sức khoẻ tổng quát tại bệnh viện và trong lúc chờ khám, bệnh nhân đột nhiên có dấu hiệu đột quỵ: nói ngọng, yếu liệt nửa người.
Vì xảy ra cơn đột quỵ tại bệnh viện nên chỉ 1 tiếng sau, bệnh nhân được can thiệp kịp thời lấy cục huyết khối, đến 4h chiều bệnh nhân tỉnh táo và sau 24h các dấu hiệu của đột quỵ như yếu liệt, méo miệng đã hoàn toàn không còn.
Một trường hợp bệnh nhân khác không được may mắn vì đến viện muộn. Bệnh nhân nữ 54 tuổi có tiền sử tăng huyết áp. Khi có dấu hiệu của đột quỵ như liệt nửa người, miệng méo, không nói được, bệnh nhân được người nhà đưa đến bệnh viện huyện ở dưới Vĩnh Long, sau đó lại tiếp tục chuyển viện. Khi tới TP.HCM đã qua 6 tiếng đồng hồ.
Bệnh nhân đã qua thời gian vàng tiêm thuốc tiêu sợi huyết, nên bác sĩ chỉ định lấy huyết khối để cứu phần não đang chết dần. Sau khi can thiệp, sức khoẻ bệnh nhân cũng cải thiện nhưng chắc chắn di chứng sau đột quỵ sẽ còn bởi tế bào não đã chết một phần.
3 dấu hiệu của bệnh lý đột quỵ
TS.BS Nguyễn Bá Thắngcho biết, đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm. Mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 16 triệu người bị đột quỵ . Đột quỵ cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đáng báo động, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ cũng ngày càng có xu hướng tăng hơn trước. Nếu trước đây, ca đột quỵ chủ yếu từ 50 tuổi trở lên thì hiện tại nhiều bệnh nhân đột quỵ dưới 40 tuổi.
Việc nhận biết dấu hiệu cơn đột quỵ rất quan trọng. Khi có dấu hiệu là cơn đột quỵ đã xảy ra chứ không phải sắp xảy ra. Cách nhận biết đơn giản là:
Thứ nhất: Méo cười. Bạn bảo nạn nhân cười và họ nhếch mép bị méo miệng là dấu hiệu đầu tiên.
Thứ hai: Nói ngọng. Hãy bảo người bệnh nói để nhận biết giọng nói.
Thứ ba: Xuôi tay. Một bên tay xuôi không nhấc lên được.
Cách sơ cứu và đưa người bị đột quỵ đi cấp cứu
Nếu có các dấu hiệu trên, việc quan trọng nhất là làm mọi cách để đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, tốt nhất là tới được những bệnh viện đang điều trị đột quỵ tốt.
TS Thắng chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ
Còn tại hiện trường, chỉ quan trọng những biện pháp sơ cứu gọi là cứu mạng. Ví dụ như người bệnh đang ăn bị ọc, ói hay có đàm, dãi làm cản trở đường thở thì cần phải làm sạch để cho đường thở thông thoáng.
Ngoài ra, chủ yếu cố gắng giữ cho người bệnh khỏi bị té ngã; sau đó phải đặt người bệnh nằm xuống trên một mặt phẳng càng thoáng mát càng tốt.
"Phải đưa người bệnh đến bệnh viện ngay tức thì. Tốt nhất là gọi xe cấp cứu, đó là điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, có một số vùng miền, khu vực xe khó tới thì mình có thể dùng những phương tiện nào người bệnh có thể nằm như xe bốn bánh..." - TS.BS Nguyễn Bá Thắng nhấn mạnh.
T uyệt đối không sử dụng các cách sơ cứu kéo dài thời gian đến bệnh viện của người bệnh như cạo gió, cắt lể, chờ bình phục, cho uống thuốc, không độn thêm gì vào miệng, không nhét ngón tay hay vắt chanh vào miệng người bị đột quỵ vì sẽ làm ảnh hưởng đến đường thở, làm hại cho bệnh nhân.
Cần tránh việc kéo dài thời gian cấp cứu vì như vậy sẽ khiến não bị tổn thương nhiều hơn, không những không giúp được mà còn làm hại người bệnh. Cần đưa người bệnh đi cấp cứu nhanh nhất có thể.
Thời gian vàng của cấp cứu đột quỵ
Các tổn thương do đột quỵ
TS.BS Nguyễn Bá Thắng cho biết, trong cấp cứu đột quỵ thì rút ngắn thời gian từ lúc đột quỵ đến lúc được cấp cứu sẽ là điều kiện quyết định việc bệnh nhân có thể quay trở về cuộc sống sau đột quỵ. Việc kéo dài thời gian cấp cứu sẽ ảnh hưởng tới bệnh nhân như sau:
- Nếu thời gian cơn đột quỵ xảy ra khoảng 4,5 tiếng bệnh nhân có thể dùng thuốc tiêm tiêu sợi huyết. Trong khoảng thời gian này có thể vừa dùng thuốc vừa can thiệp lấy cục máu đông. Sau thời gian này chỉ can thiệp bằng dụng cụ lấy cục máu.
- Nếu cơn đột quỵ xảy ra trong vòng 6 tiếng, bác sĩ sử dụng biện pháp lấy huyết khối. Đây là cách đưa dụng cụ vào cơ thể đi đến vùng máu tụ lấy cục huyết khối nhưng thời gian cửa sổ cũng chỉ có 6 tiếng.
- Nếu cơn đột quỵ xảy ra quá 6 tiếng: Hiện nay có thể mở rộng thời gian cửa sổ lên tới 24 tiếng nhưng lúc đó bệnh nhân cần dùng kỹ thuật cao đánh giá xem não có sống hay không.
Nếu phần não vẫn còn sống thì mới can thiệp cứu mô não còn nếu mô não đã chết thì sẽ không can thiệp. Các phương pháp này được áp dụng bằng hình ảnh MRI hoặc CT. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội cứu trong thời gian mở rộng này.
Phòng đột quỵ
Đột quỵ gắn liền tử vong nhưng lại có thể phòng ngừa. TS.BS Nguyễn Bá Thắng cho biết phòng đột quỵ bằng cách tìm các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.
Đối với người bị tăng huyết áp cần lưu ý không dựa vào cảm giác của bản thân không phải khi nào mệt mới tăng huyết áp. Chỉ 10% người bệnh bị tăng huyết áp mới cảm thấy khó chịu còn 90% bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì. Khi bị tăng huyết áp phải khám và điều trị tốt.
Khám tim nếu có rung nhĩ cần điều trị ngay. Những người hút thuốc lá cũng cần bỏ ngay vì đột quỵ cũng làm hư hại mạch máu gây thiếu máu não, đột quỵ. Phương pháp tốt phòng đột quỵ là bỏ thuốc lá.
Còn với rượu bia, bác sĩ Thắng cho biết, chỉ uống lượng nhỏ với tinh thần xã giao.
6 việc thiết yếu cần làm để ngăn ngừa đột quỵ tái phát Theo thống kê từ Hội đột quỵ Hoa Kỳ, cứ 4 người còn sống sót sau đột quỵ lần đầu, có 1 người xuất hiện cơn đột quỵ tái phát. Tuy nhiên, tỉ lệ này không phải lẽ tự nhiên và không thể thay đổi. Nếu bạn đã từng trải qua một cơn đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não)...