Nỗ lực giảm tải tuyển sinh đầu cấp
Dự kiến số học sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 ở Hà Nội năm học 2021 – 2022 sẽ giảm 5.300 em so với năm học trước. Tuy nhiên, ở một số quận nội thành vẫn tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh.
Cô và trò Trường MGMN B Hà Nội.
Nhiều địa phương đã tập trung đầu tư, xây mới thêm trường, lớp học để đáp ứng chỗ học, yêu cầu về số học sinh/lớp.
Điểm “ nóng” lên kế hoạch đón học trò
Theo kế hoạch được phê duyệt, công tác tuyển sinh đầu cấp (mầm non, lớp 1 và lớp 6) năm học 2021 – 2022 của các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục duy trì phương thức xét tuyển theo tuyến. Hà Nội dự kiến tuyển sinh vào nhà trẻ khoảng 145.000 trẻ; tuyển vào mẫu giáo khoảng 483.000 trẻ; tuyển vào lớp 1 khoảng 158.940 học sinh; tuyển vào lớp 6 khoảng 130.633 học sinh.
Là địa bàn luôn “nóng” về tuyển sinh đầu cấp những năm qua, để bảo đảm tuyển sinh theo tuyến đúng quy định, hạn chế tình trạng thiếu phòng học cho học sinh, quận Hoàng Mai đã tập trung đầu tư cải tạo trường lớp, tăng số phòng học mới. Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT Hoàng Mai, quận đã xây lại 8 trường học, đầu tư cải tạo 15 trường, thêm mới tổng số 110 phòng học.
3 trường được xây mới hoàn toàn gồm: Tiểu học Đại Kim, Mầm non Tân Mai và Tiểu học Thanh Trì. Sĩ số trung bình khối trường công lập ở THCS là 43 HS/lớp, tiểu học là 44 HS/lớp, mầm non là 31 HS/lớp. Quận Hoàng Mai đang triển khai xây dựng Trường Tiểu học Thúy Lĩnh với vốn đầu tư khoảng 104 tỷ đồng, rộng 5.389 m2 với 4 tầng, 30 phòng học. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành và bàn giao cho nhà trường sử dụng trong tháng 8.
Cũng như vậy, do tốc độ đô thị hóa nhanh nên các trường trên địa bàn quận Cầu Giấy thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải. Ông Trần Việt Hà – Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho biết: Để giải quyết tình trạng này, quận Cầu Giấy đã và đang lên kế hoạch xây dựng thêm trường học tại các ô đất B4, C9; Trường Tiểu học, THCS Nguyễn Viết Xuân; trường THCS tại ô đất TH1 – Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng…
Video đang HOT
Thêm nhiều trường học được xây mới khang trang, hiện đại.
Giảm sĩ số học sinh/lớp
Còn theo Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Xuyên Lưu Luyến, năm học 2021 – 2022, huyện có 5 trường học trên địa bàn được cải tạo và xây mới, đưa vào sử dụng. Với trường có nguy cơ sĩ số học sinh/lớp vượt quá quy định, phòng sẽ tham mưu UBND huyện tách trường và xây dựng bổ sung phòng học…
Tại quận Đống Đa, ông Tạ Ngọc Thắng – Trưởng phòng GD&ĐT quận trao đổi: Năm học 2020 – 2021, quận thực hiện nhiều dự án cải tạo nâng cấp; xây dựng trường học mới; mở rộng trường… Tập trung cải tạo, nâng cấp đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia với những thiết kế hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn.
Trong đó, quận đã triển khai xây dựng mới các trường tiểu học: Thịnh Hào, Thái Thịnh, Trung Phụng, Kim Liên A, Kim Liên B, Láng Thượng 2; Mở rộng trường tiểu học: Phương Liên, Bế Văn Đàn. Xây dựng trường THCS Trung Phụng, THCS Chất lượng cao Kim Liên, Nguyễn Trường Tộ.
Quận Tây Hồ năm học 2021 – 2022 sẽ đưa vào hoạt động Trường Mầm non Tây Hồ, nhằm giãn tuyến tuyển sinh cho Trường MN Bình Minh, hiện đang chịu áp lực quá tải số trẻ trên địa bàn. Ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng GD&ĐT quận thông tin: Thực hiện Đề án “Phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn quận giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030″, năm 2020, quy mô mạng lưới trường học của quận được mở rộng theo hướng hiện đại. 17 trường được đầu tư, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp giúp tăng thêm 130 phòng học so với năm 2019. Số trường đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn là 23/25 trường, chiếm tỷ lệ 92%.
Dự kiến, số lượng học sinh trong độ tuổi mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2021 – 2022 trên địa bàn quận Hà Đông tăng khoảng 5.000 em. Quận đang khẩn trương hoàn thiện, đưa vào sử dụng 5 trường học mới, tập trung ở các phường có nhiều khu đô thị, như: Vạn Phúc, Phú Lương, La Khê…
Liên quan đến công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2021 – 2022, theo Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại, số học sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 giảm trên toàn thành phố, song ở một vài nơi vẫn tăng so với năm học trước. Do đó, sở yêu cầu các phòng GD&DT quận, huyện, thị xã nắm bắt chính xác để tham mưu chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch tuyển sinh phù hợp, bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh, tránh áp lực quá tải.
Hà Nội tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến: Lớp 1: Từ 1 – 3/7. Tuyển sinh trẻ 5 tuổi vào trường mầm non: Từ 4 – 6/7. Lớp 6: Từ 6 – 9/7. Tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp: Từ 13 – 18/7.
Nóng tuyển sinh đầu cấp: Sai lầm nếu cứ chạy theo trường "hot"
Dù mới chỉ đầu tháng 3, song tuyển sinh đầu cấp năm học 2021-2022 tại các trường trên địa bàn các thành phố lớn đã bắt đầu "nóng", đặc biệt là ở bậc tiểu học và THCS.
Nhiều phụ huynh tìm mọi cách để con có được 1 suất vào học trường tốt với suy nghĩ trường kém, trường không có tên tuổi thì con sẽ không tiếp thu được nhiều kiến thức.
Nhiều phụ huynh tỉm đủ cách để con có một suất vào trường "hot". Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Tại Hà Nội, TPHCM, nhiều trường học tuyển sinh đầu cấp vào lớp 1, 6 với những yêu cầu khá gắt gao, tỉ lệ "chọi" cao. Muốn trúng tuyển, học sinh sẽ phải tham dự một hoạt động mang tính trải nghiệm của trường. Căn cứ hoạt động của các con trong ngày trải nghiệm, nhà trường sẽ chọn học sinh.
Một số trường sử dụng hình thức phỏng vấn, tìm hiểu tính cách, nhu cầu và mục tiêu của từng học sinh, phỏng vấn phụ huynh và học sinh để tìm hiểu thông tin mục tiêu và định hướng giáo dục đối với từng học sinh.
Ngoài ra, có trường yêu cầu học sinh làm các bài kiểm tra đầu vào áp dụng cho lớp 1 là đánh giá tư duy về: Số học, ngôn ngữ Tiếng Việt, ngôn ngữ Tiếng Anh (để xếp lớp phù hợp) và các kỹ năng: diễn đạt, hợp tác, quan sát và ghi nhớ, vận động, tưởng tượng của học sinh.
Không chỉ những trường "hot", nhiều phụ huynh cũng cố tìm mọi cách cho con có hộ khẩu "đẹp" để được đúng tuyến vào các trường lớn.
Theo TS Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mục tiêu học tập của trẻ ở cấp tiểu học vô cùng đơn giản. Các con chỉ cần đọc thông viết thạo, làm phép tính cộng trừ nhân chia và vài phép đổi đơn giản là có thể đã hoàn thành mục tiêu. Những bài toán khó, được đặt dấu sao đều có nghĩa là không bắt buộc, con không làm được cũng không sao. Các cha mẹ đừng quá sốt ruột và nghĩ là con phải làm được tất cả bài tập.
Ngoài ra, các con cũng cần rèn luyện kĩ năng, đạo đức và học vấn. Từ đó tạo điều kiện để phát triển năng lực bản thân. Trường học của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay Cần Thơ, Cà Mau..., hoặc bất kể một trường nào khác trên đất nước Việt Nam hiện nay cũng đang học theo cùng một chương trình. Vì thế, không có chuyện học trường kém thì con mình không biết gì. Hơn nữa, các trường đều được phòng, sở GDĐT quản lí rất chặt chẽ về chuyên môn.
TS Vũ Thu Hương nêu thực trạng hiện nay trường học đang bị bệnh thành tích bủa vây: từ phía phụ huynh, phía ban giám hiệu, phòng, sở và thậm chí ở chính giáo viên. Việc "giải thoát" trẻ khỏi căn bệnh này có lẽ là quá khó khăn nếu như ngay từ phụ huynh không sáng suốt.
"Các trường điểm, tiếng tăm, đông học sinh đôi khi sẽ làm cô giáo mất khả năng kiểm soát tình hình và con còn có thể bị sức ép thành tích nặng nề. Vì thế, việc vào trường điểm không phải là lựa chọn tối ưu. Trường nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Đã có nhiều em không sao thích ứng được với môi trường dân lập và quốc tế rồi quay lại học trường công lập và ngược lại", - TS Hương phân tích.
Từ những lí lẽ trên, TS Vũ Thu Hương đưa ra một số lời khuyên đối với cha mẹ học sinh.
Thứ nhất, nên chọn cho con ngôi trường gần nhà. Gần thì con sẽ có thể tự đi đến trường và sẽ học được tính tự lập rất tốt. Các cha mẹ cũng dễ dàng xử lý vấn đề nếu như con có chuyện gì đó ở trường. Điều này sẽ tốt hơn rất nhiều là trường con ở xa tít mù, đi lại vô cùng vất vả và khi có chuyện thì bố mẹ mất cả công việc để đến xử lý.
Thứ hai, trong quá trình chọn trường, phụ huynh có thể đến cổng trường và nói chuyện với bọn trẻ. Nếu trường nào có tỉ lệ các cháu lễ phép, ngoan ngoãn và lịch sự cao hơn thì nên cho con vào đó. Vì giáo dục đạo đức luôn làm điểm nhấn quan trọng nhất trong mọi giai đoạn giáo dục con người. Các con đồng loạt lễ phép thì đúng là nhà trường đã giáo dục đạo đức cho các con rất tốt. Đạo đức tốt thì việc gì cũng sẽ ổn cả.
"Chọn trường cho con là khâu đơn giản nhất trong những bước chuẩn bị cho con vào lớp 1. Các bậc cha mẹ hãy nhanh chóng giải quyết vấn đề này để tập trung vào việc chuẩn bị tâm lí, sức khoẻ... cho con vào lớp 1" - TS Hương đưa lời khuyên.
Tuyển sinh lớp 6 trường 'hot' ở Hà Nội: Tổ chức xét tuyển, đánh giá năng lực UBND TP Hà Nội đã phê duyệt phương án tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6. Theo đó, các trường THCS tuyển sinh lớp 6 không theo tuyến và có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu (trường được UBND thành phố công nhận trường chất lượng cao, trường ngoài công lập) thực hiện theo phương thức xét tuyển hoặc...