Nỗ lực cứu trợ nhân đạo tại Sudan gặp nhiều thách thức
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, Bộ Ngoại giao Sudan ngày 29/3 cáo buộc Các Lực lượng hỗ trợ nhanh ( RSF) bán quân sự đã chặn một số xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khi đang trên đường đến El Fasher, thủ phủ của bang Bắc Darfur.
Người dân xếp hàng chờ nhận hàng cứu trợ tại Gedaref, Sudan, ngày 30/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Sudan nêu rõ RSF đã chặn các xe tải được huy động để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực và y tế tại các trại tập trung của người phải di tản. RSF cũng bị cáo buộc cản trở các đoàn xe nhân đạo dọc tuyến đường Al-Dabba-Mellit-El Fasher bằng cách triển khai lực lượng gần thành phố Mellit, để phong tỏa và tịch thu hàng viện trợ.
Diễn biến này xảy ra sau thông báo gần đây của Bộ Ngoại giao Sudan gửi LHQ đồng ý sử dụng tuyến đường Al-Tina nối với Tchad và tuyến đường Port Sudan-Atbara-Mellit-El Fasher để vận chuyển viện trợ đến khu vực Darfur. Bộ Ngoại giao Sudan cũng cho phép sử dụng sân bay El Fasher để chuyển hàng viện trợ nếu các tuyến đường bộ bị ảnh hưởng.
LHQ ước tính một nửa dân số Sudan, khoảng 25 triệu người, cần viện trợ và bảo vệ nhân đạo, trong đó gần 18 triệu người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
Kể từ khi xung đột nổ ra giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) hồi tháng 4/2023, khoảng 8,1 triệu người phải di tản, trong đó hơn 1,5 triệu người đã rời bỏ đất nước để tìm kiếm sự an toàn tại Cộng hòa Trung Phi, CH Chad, Ai Cập, Ethiopia và Nam Sudan.
Theo số liệu của LHQ, xung đột đã khiến 12.000 người thiệt mạng nhưng con số thực tế có thể cao hơn. Giao tranh vẫn tiếp tục leo thang bất chấp những nỗ lực quốc tế nhằm đạt được lệnh ngừng bắn.
Liên hợp quốc cảnh báo khủng hoảng lương thực ngày càng trầm trọng ở Sudan
Ngày 12/12, Liên hợp quốc (LHQ) đã gấp rút kêu gọi quyên góp hơn 75 triệu USD để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực ở Sudan, nơi có hơn 17 triệu người dân rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng do xung đột kéo dài.
Người tị nạn xếp hàng nhận lương thực cứu trợ tại bang Nam Kordofan, Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) dự báo 17,7 triệu người, tương đương 37% dân số Sudan, phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ cao từ tháng 10/2023 đến tháng 2/2024. Trong đó, gần 4,9 triệu người đang ở mức độ 4 sẽ tăng lên mức độ 5 (mức cao nhất trong thang đánh giá về mất an ninh lương thực IPC của Liên hợp quốc) và gần 12,8 triệu người khác sẽ ở mức độ 3.
FAO nhấn mạnh xung đột và bạo lực leo thang làm gia tăng khủng hoảng nhân đạo và làm suy giảm an ninh lương thực của người dân ở một số khu vực thành thị, bán thành thị và nông thôn, với các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Darfur, Kordofan và Khartoum. FAO cảnh báo về xu hướng leo thang của cuộc khủng hoảng lương thực ở Sudan, kêu gọi thế giới chung tay hành động ngay lập tức để tránh một thảm họa nhân đạo.
Đại diện của LHQ tại Sudan, Hongjie Yang cho biết tình hình hiện nay rất cấp bách và LHQ đang cần nhiều nguồn tài trợ hơn để có thể tiếp tục các hoạt động hỗ trợ cần thiết.
Sudan đang phải đối mặt với tình hình nhân đạo ngày càng xấu đi kể từ khi giao tranh giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) ở thủ đô Khartoum và các khu vực khác bùng phát ngày 15/4 vừa qua. Theo thống kê của LHQ, giao tranh đã khiến hơn 12.000 người thiệt mạng và gần 6,8 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Trên 200.000 người chạy trốn sang Nam Sudan do xung đột Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 23/8, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết tính đến hết tháng 7, các cuộc đụng độ giữa lực lượng vũ trang Sudan và các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã buộc 202.263 người phải vượt qua biên giới nước này để đến Nam Sudan....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Có thể bạn quan tâm

Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Ca sĩ Duyên Quỳnh gây tranh cãi, cha đẻ ca khúc 2 tỷ view lên tiếng
Nhạc việt
23:01:07 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025