Nỗ lực của cậu sinh viên nghèo nuôi em học đại học
Không từ bỏ ước mơ
Học hết lớp 9 do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, Dũng đành phải từ bỏ con đường học hành, ở nhà phụ giúp ba mẹ nuôi hai em ăn học. Làm”thợ đụng” như bạn bè vẫn gọi đùa là… đụng gì làm nấy, rồi phụ việc đóng gạch trong một lò gạch ở địa phương được gần hai năm, Dũng quyết định ra Hà Nội tìm công việc tốt hơn. Cậu những mong có thêm thu nhập để có thể giúp em mình tiếp tục nuôi ước mơ dang dở của chính mình.
Nhưng rồi những khắc nghiệt của cuộc sống bon chen chốn thị thành không giúp Dũng có được một cuộc sống như cậu mong muốn. Rời Hà Nội, Dũng lặn lội xuống Hải Phòng. Tại đây Dũng đã làm rất nhiều việc như thợ xây, đi biển, bốc vác… miễn sao có tiền. Bốn năm bôn ba kiếm sống, tưởng chừng những bon chen của cuộc sống mưu sinh đã làm ước mơ của Dũng lụi tắt. Nhưng không những không gục ngã, Dũng còn nung nấu thêm quyết tâm để đến với giảng đường đại học. Bởi qua bao bài học thu nhặt được từ cuộc sống mưu sinh, Dũng đã nghiệm ra cho chính mình: “Làm việc ở ngoài vất vả lắm mà chẳng kiếm được bao nhiêu. Hơn nữa con mắt ngườiđời nhìn những người ít học cũng khác với những người có học. Chỉ có học là con đường tốt nhất để xóa đi cái nghèo, cái khổ, xóa đi những suy nghĩ kì thị của người khác về mình.”
Thế rồi, cậu học trò mới tốt nghiệp THCS ấy tiếp tục trở lại trường, học hết cấp 3 tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Quảng Xương,Thanh Hóa. Sau 3 năm theo học, Dũng đã đạt kết quả tốt, thi tốt nghiệp và đậu thẳng vào Trường ĐHSP Huế với số điểm 22,5.
Lập câu lạc bộ gia sư
Hạnh phúc mỉm cười với Dũng khi cậu cầm trên tay giấy báo nhập học. Nhưng niềm vui ấy chưa được trọn vẹn thì nỗi lo đã ám ảnh cậu sinh viên nghèo. Bởi với hoàn cảnh gia đình khó khăn, việc Dũng đến giảng đường là cả một gánh nặng. Biết thế nên từ số tiền “trợ cấp” ít ỏi của gia đình, cậu sinh viên đã phải chắt chiu từng khoản nhỏ để cố gắng theo học. Như bao bạn bè nghèo khác, Dũng tranh thủ tìm kiếm việc làm thêm. Dũng chọn việc làm gia sư như lựa chọn ngay từ đầu của mình. Dũng tâm sự: “Làm gia sư không những có cơ hội giúp mình tăng thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm mà còn được áp dụng những bài học trên giảng đường. Hơn nữa công việc gia sư lại rất có ý nghĩa” .
Video đang HOT
Nguyễn Văn Dũng chọn công việc làm thêm là gia sư vì công việc này rất có ý nghĩa.
Ngay từ năm thứ nhất đại học, Dũng đã đứng ra thành lập câu lạc bộ gia sư “Ươm mầm xanh”. Dũng kể: “Ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, do chưa có kinh nghiệm nên số lượng sinh viên tham gia rất ít”. Nhưng với niềm đam mê và sự nỗ lực, giờ đây câu lạc bộ của Dũng đã thu hút được đông đảo các bạn sinh viên đến từ nhiều ngành nghề khác nhau của nhiều trường trong địa bàn thành phố Huế.
Với khả năng giao tiếp tốt, Dũng còn được một công ty bảo hiểm mời về làm việc. Không bỏ lỡ cơ hội kiếm thêm thu nhập và nâng cao khả năng giao tiếp, Dũng đã nhận lời.
Đảm nhận cùng lúc nhiều công việc thật không dễ dàng đối với một sinh viên năm nhất. Nhưng dù có vất vả đến đâu Dũng vẫn làm được, cũng bởi ước mơ theo đuổi học hành đã thôi thúc cậu từ ngày còn lăn lộn làm thêm suốt mấy năm ròng, từ những ngày trở lại trường cấp 3 với bao mặc cảm. Và trên hết là ước mơ thoát khỏi cái đói nghèo. Với số tiền kiếmđược, Dũng không chỉ trang trải cho cuộc sống của mình mà anh còn thay bố mẹ nuôi cô em gái ăn học. Số tiền còn lại, anh gửi về nhà phụ giúp bố mẹ ở quê. Dù vất vả là vậy nhưng Dũng luôn là một sinh viên có thànhtích học tập tốt. “Vất vả thế nào, mình cũng sẽ không bao giờ từ bỏ ước mơ”, Dũng tâm sự.
Theo dân trí
Chàng sinh viên nghèo bán vé số học 2 trường ĐH
Phong hiện là sinh viên năm cuối ngành Quản lý văn hóa, ĐH Văn hóa TPHCM.
Làm đủ nghề để kiếm sống
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có đến 5 người con (xã Diên Sơn 1, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), Phong đã trải qua những tháng ngày gập ghềnh. Từ mới sinh ra đến năm lên chín, Phong cùng các chị em được sống trong vòng tay yên ấm của bố mẹ. Nhưng hạnh phúc ngắn ngủi ấy đã vụt qua vào cái ngày người mẹ hiền qua đời vì bệnh tật. Lúc ấy, em trai út của Phong mới tròn một tháng tuổi. Mất đi bàn tay chăm sóc của mẹ, Phong và các chị em thương xót đến khôn cùng. Do nhà nằm cách biệt trong ngôi làng vốn tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, nên điều kiện đến trường của Phong hết sức khó khăn. Mãi đến năm 9 tuổi, Phong mới bước vào lớp 1.
Hai năm sau, bố Phong đã nhẫn tâm bỏ các con để xây dựng hạnh phúc mới. Bà ngoại già yếu trở thành chỗ dựa duy nhất cho 5 đứa trẻ. Trừ chị cả, 4 anh em Phong đều được cho đi học, nên những đồng lương hưu ít ỏi của bà ngoại không đủ trang trải cho sinh hoạt hàng ngày. Nhiều hôm, do không có tiền mua thức ăn, cả nhà đành phải ăn cơm với chuối, với mít luộc. Đến giờ phút này, Phong vẫn không sao quên được những ngày trời mưa tầm tã, mấy anh em ngồi bên mâm cơm, chỉ có đĩa muối. Nhưng cũng từ đó, trong đầu Phong đã nung nấu quyết tâm vượt lên số phận. Dù cách xa nhà đến 50 cây số, nhưng ngày nào Phong cũng đạp xe đến xã Suối Cát, huyện Cam Ranh, Khánh Hòa chặt mía thuê, kiếm thêm chút đỉnh phụ giúp gia đình. Mỗi bó mía chặt được chỉ khoảng 350 đồng. Mỗi ngày, Phong chặt được gần 100 bó. Hết hè năm lớp 8, Phong lại xin đi phụ hồ. Nhìn dáng người còi cọc, nhỏ nhắn, không ai có thể ngờ Phong có thể vác nổi bao xi măng nặng 50 ký. Sau đó vì hoàn cảnh, Phong "đổi nghề" bán vé số. Dẫu mưa hay nắng, Phong vẫn rong ruổi trên các tuyến đường, góc phố để kiếm sống. Dù mệt nhọc, nhưng nghĩ đến sự tần tảo của bà, Phong còn muốn làm hơn thế nữa.
Năm 2000, bà ngoại Phong ngã bệnh và qua đời. Con đường đến trường của mấy anh em Phong bị đứt đoạn giữa chừng. Phong vẫn bán vé số để mưu sinh...
Sự sẻ chia kết nối tương lai
Suốt hơn một năm xa trường để kiếm sống, dù khao khát nhưng Phong cũng chưa bao giờ dám mơ có ngày được đi học trở lại. Quá thương cảm cho cậu học trò khốn khó, cô giáo Anh văn Thanh Loan (Trường THPT Hoàng Hoa Thám, huyện Diên Khánh, Phú Yên) đã giúp Phong có điều kiện tiếp tục đến trường. Cũng trong thời gian này, mẹ của cậu bạn thân nhất là cô Lê Thị Kim Cương đã nhận Phong làm con nuôi và chăm sóc hết lòng.
Ngày nhận được tin đậu đại học, ai cũng vui mừng cho Phong. Khăn gói vào Sài Gòn bắt đầu cuộc đời sinh viên (Trường ĐH Mở TPHCM), lòng chàng trai trẻ cũng chất chứa bao nỗi lo "cơm, áo". Phong tiếp tục bán vé số để kiếm tiền lo học phí. Gặp người thương, mua ủng hộ vé số đều đều, nhưng cũng lắm hôm Phong bị giựt tiền, lấy trộm vé số. Từ lúc vào Sài Gòn bán vé số dạo, anh chàng bị mấy đám thanh niên rượt cướp vé số và tiền đến ba lần. Vì thế, Phong đã chuyển sang làm gia sư để yên tâm học tập hơn. Bao khó khăn, cực nhọc rồi cũng qua đi.
Năm 2006, Phong tốt nghiệp ngành Xã hội học của trường ĐH Mở TPHCM. Điều đáng nói là, hiện Phong đang chuẩn bị tốt nghiệp Trường ĐH Văn hóa TPHCM. Vừa đi làm gia sư, vừa đi học, Phong còn nhận trọng trách chăm lo một phần cuộc sống của người chị gái, ba đứa em và hai cháu trai đang học tiểu học. Phong tâm niệm: dẫu khó khăn thế nào, mình cũng sẽ cố gắng vượt qua để không phụ lòng mong mỏi của những người thân.
Nguyễn Hồ Phong là 1 trong 5 sinh viên xuất sắc của ĐH Văn hóa TPHCM được tham dự Hội nghị sinh viên xuất sắc toàn quốc năm 2009 trong khối bộ ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Tháng 6/2009, Phong là đại diện duy nhất của TPHCM tham dự Hội thảo khoa học về hướng phát triển làng nghề truyền thống Huế trong festival tại Huế. Mới đây, Phong được nhận học bổng Hành trình vượt lên nghịch cảnh do Trung tâm hỗ trợ sinh viên TPHCM trao tặng. Sắp tới, Phong sẽ có mặt trong chương trình Vinh danh thủ khoa do Đài truyền hình TPHCM tổ chức.
Theo dân trí
Nỗi lo về học cấp tốc Cuối cùng thì teen 12 đã thở phào nhẹ nhõm khi kết thúc kì thi TN với bao nỗi sợ hãi về Sử, Địa. Bây giờ thì teen có thể tập trung "toàn lực" cho 3 môn chính mà mình thì Đại Học. Chỉ còn 1 tháng ngắn ngủi thôi nên nhiều teen bắt đầu tăng giờ cho những lớp học thêm. Nắm...