Nỗ lực chống tham nhũng của Tập Cận Bình giống với Putin?
Vụ điều tra tham nhũng chống lại Chu Vĩnh Khang của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có nét tương đồng với chiến dịch chống tham nhũng của ông Putin.
Tờ South China Morning Post hôm 31/7 đưa tin cho biết, vụ điều tra tham nhũng chống lại Chu Vĩnh Khang của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có nét tương đồng với chiến dịch chống tham nhũng nhà lãnh đạo Nga Vladir Putin từng tiến hành khi mới lên cầm quyền để củng cố quyền lực.
Vụ việc đã khiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải đóng vai kẻ đáng sợ nhất trong chiến dịch chống tham nhũng được cho là nhằm mục tiêu vào cả “hổ” lẫn “ruồi”.
Những người ủng hộ quyết định mở cuộc điều tra tham nhũng chống lại cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang cho biết, họ đã đạt được một số mục tiêu qua chiến dịch này như: củng cố thông điệp rằng không một quan chức nào được phép dẫm đạp lên luật pháp, củng cố hình ảnh của đảng Cộng sản Trung Quốc và quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải).
Quyền lực của Tập Cận Bình được đánh giá hiện đã vượt qua tất cả các nhà lãnh đạo trước đó của Trung Quốc kể từ thời Đặng Tiểu Bình.
Có báo cáo cho rằng Tập Cận Bình dự định sẽ thay hàng trăm quan chức cũ bằng những người ủng hộ sẵn sàng thực hiện các thay đổi cơ cấu cần thiết để cân bằng lại nền kinh tế của Trung quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phạm vi và tác động của chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng đã tạo ra những tác động không thể đoán trước. Trong 5 tháng đầu năm nay, gần 63.000 quan chức Trung Quốc đã bị khai trừ khỏi đảng.
Tập Cận Bình đã cố gắng tạo ra ấn tượng rằng cuộc điều tra chống lại Chu Vĩnh Khang không xuất phát từ động cơ chính trị, nhưng các nhà phân tích tin rằng chắc chắn mục tiêu mấu chốt của động thái chưa từng có này là mối quan hệ thân cận giữa cựu nhà lãnh đạo này với Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Trùng Khánh đã bị bắt và kết án liên quan tới tham nhũng.
Điều này đã làm tăng hoài nghi rằng Tập Cận Bình sẽ sẵn sàng mở rộng cuộc điều tra mà ông đang tiến hành.
Chu Vĩnh Khang (trái) và Bạc Hy Lai.
Thêm vào đó, việc Tập Cận Bình gia tăng ảnh hưởng đáng kể sau vụ điều tra Chu Vĩnh Khang không hẳn sẽ làm cho Trung Quốc ổn định hơn. Bằng chứng về điều này có thể nhìn thấy thông qua nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, nhà lãnh đạo duy nhất trên thế giới được Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ ngưỡng mộ.
Theo South China Morining Post, sau khi loại bỏ các mối đe dọa trong nước, Tổng thống Nga đã trở nên quyết đoán hơn ở nước ngoài. Tương tự, Trung Quốc gần đây cũng đã thể hiện các động thái quyết đoán hơn trong các tranh chấp lãnh hải trong khu vực.
Ngoài ra, nếu nỗ lực cải cách của Tập Cận Bình thất bại, ông cũng có thể thúc đẩy kích động tranh chấp địa chính trị để thay đổi trọng tâm chú ý.
Tập Cận Bình có thể cũng thực sự mong muốn diệt trừ nạn tham nhũng đã và đang làm tổn hại tới uy tín của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhưng những gì ông đang tiến hành khiến nhiều nhà phân tích tin rằng nó không giúp nhiều cho việc khiến chính phủ Bắc Kinh minh bạch hơn và thay vào đó là các suy đoán chúng xuất phát từ mục tiêu chính trị.
Theo Giáo Dục
Tân Hoa xã: Nhật phô diễn khả năng đổ bộ trước mặt quân nhân Trung Quốc
Tân Hoa Xã TQ bình luận: "RIMPAC có lẽ là cuộc diễn tập được tổ chức để quân đội Nhật Bản phô diễn khả năng đổ bộ trước mặt các quân nhân Trung Quốc"
Báo chí Đài Loan dẫn nguồn tin từ truyền thông Nhật Bản cho biết, trong ngày 1/7/2014 vừa qua, trong khuôn khổ cuộc tập trận đa phương Vành Đai Thái Bình Dương 20014/RIMPAC, Lực lượng phòng vệ mặt đất (lục quân) Nhật Bản/JGSDF đã tiến hành kịch bản đổ bộ tại bãi huấn luyện của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trên bờ biển Hawaii.
Quân đội Nhật Bản và Mỹ diễn tập đổ bộ đánh đảo
Các hoạt động trong cuộc diễn tập đổ bộ được quân đội Nhật Bản tiến hành trong khu vực Vịnh Kaneohe, trên đảo Oahu ngày 1/7/2014.
Đây là lần đầu tiên lực lượng JGSD của Nhật Bản tham gia vào cuộc diễn tập Vành Đai Thái Bình Dương được tổ chức hai năm 1 lần kể từ khi diễn tập đa quốc gia RIMPAC được tổ chức lần đầu tiên các đây 7 năm quanh đảo Honolulu ở quần đảo Hawaii.
Đáng chú ý, đơn vị tham gia diễn tập đổ bộ hôm 1/7 vừa rồi của Nhật Bản chính là trung đoàn đổ bộ (gồm 3000 quân) vừa được Tokyo thành lập dựa trên mô hình của Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ.
Trung đoàn này được cả báo chí Nhật Bản và Trung Quốc cho rằng nó được thành lập để đảm nhiệm nhiệm vụ đánh, giành lại quần đảo Senkaku trong trường hợp bị Trung Quốc đổ bộ tấn công, chiếm quyền kiểm soát.
Nói về cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC có Trung Quốc tham gia, Tân Hoa Xã - một trong những tờ báo lớn và chính thống của Trung Quốc bình luận rằng:
"RIMPAC có lẽ là cuộc diễn tập được tổ chức để quân đội Nhật Bản phô diễn khả năng đổ bộ trước mặt các quân nhân Trung Quốc".
Theo thông báo của quân đội Mỹ, tổng cộng có 45 chiến hạm nổi, 6 tàu ngầm, 200 máy bay, 25000 sỹ quan và quân nhân đến từ 22 quốc gia khác nhau đang tham gia cuộc tập trận lớn nhất trong năm ở khu vực châu Á - RIMPAC.
Báo Tân Hoa xã tiếp giọng cho rằng "Hải quân Trung Quốc đã trở thành lực lượng ngày càng quan trọng trong việc "duy trì" trật tự và an ninh trên các vùng biển quốc tế" và "RIMPAC là một sâu khấu quan trọng để Trung Quốc thực hiện cái mà giới truyền thông Bắc Kinh gọi là "thiện chí" đối với cộng đồng quốc tế, thúc đẩy hợp tác và trao đổi".
Theo Giáo Dục
Mỹ sẽ 'dụ' Trung Quốc như thế nào? Trung Quốc tham gia vào tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2014 (RIMPAC 2014), Mỹ vui như "mở cờ trong bụng". Mục tiêu tiếp theo của Mỹ là duy trì và mở rộng sự hợp tác an ninh với Trung Quốc. Ảnh minh họa Trong báo cáo mới nhất trình Quốc hội về phát triển quân sự và an ninh liên quan...