Nỗ lực cho môi trường trong lành
Năm 2019, thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện một loạt giải pháp nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường do nguồn nước, rác thải.., từ đó đem lại môi trường sống trong lành cho người dân cũng như du khách đến với thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm hoàn thiện chương trình thu gom, phân loại rác thải tại nguồn trong năm 2019.
Gắn bó với con kênh Tân Hóa – Lò Gốm hàng chục năm nay, ông Nguyễn Hồng Kiên (ngụ ở khu phố 4, phường 11, quận 6) cho biết, trước khi được cải tạo, xây dựng bờ kè, kênh Tân Hóa – Lò Gốm có rất nhiều rác thải do người dân xả trực tiếp khiến môi trường ô nhiễm. Từ khi kênh được cải tạo, môi trường ở đây thay đổi rõ rệt, rác không còn ứ đọng và bốc mùi như trước. Tuy nhiên, cũng có nhiều lúc do sự thiếu ý thức của một số người dân nên nguồn rác thải sinh hoạt vẫn bị xả thẳng xuống kênh, làm ảnh hưởng đến môi trường và nguồn nước.
Có thể nói, tình trạng xả rác bừa bãi làm tắc nghẽn cống rãnh dẫn đến ngập nước khi có mưa lớn, gây ô nhiễm nguồn nước và khó khăn cho việc đi lại cũng như sinh hoạt của người dân đang trở nên đáng báo động. Không những vậy, việc xả rác bừa bãi tại các khu du lịch, sự thiếu hụt các thùng rác tại nơi công cộng cũng rất đáng quan tâm. Chẳng hạn, thời gian qua ở vùng biển Cần Giờ, rác thải nhựa, rác thải hỗn hợp bị người dân và du khách xả vô tội vạ, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường vùng biển này.
Để khắc phục tình trạng trên, ông Phan Công Bằng, Giám đốc Khu Quản lý đường thủy nội địa thành phố Hồ Chí Minh thông tin, thành phố đã xây dựng kế hoạch vớt rác trên kênh, rạch năm 2019. Trong đó, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước phối hợp với Khu Quản lý đường thủy nội địa xây dựng phương án vớt rác. Cụ thể, Khu Quản lý đường thủy nội địa sẽ tổ chức vớt rác trên toàn tuyến rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Đôi – kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ – rạch Bến Nghé. Còn Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước sẽ tổ chức vớt rác trên toàn bộ tuyến kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Đồng thời, UBND các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình có trách nhiệm tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn giữ gìn vệ sinh, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho hay, thành phố đã phát động cuộc vận động “Người dân không xả rác ra đường và kênh rạch, vì một thành phố sạch và giảm ngập nước”. Cùng với đó, Sở đang phối hợp với các sở ngành, đơn vị thực hiện kế hoạch lắp đặt 400 nhà vệ sinh công cộng sử dụng năng lượng mặt trời; đồng thời, lắp đặt thêm 100 thùng rác công cộng ở khu vực biển Cần Giờ để giảm tình trạng xả rác bừa bãi ở bãi biển. Bên cạnh đó, thành phố cũng đang đẩy mạnh thực hiện việc phân loại rác tại nguồn, hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ dùng nhựa. Các trung tâm thương mại, siêu thị và một số cửa hàng trên địa bàn thành phố đã chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường; sử dụng ly giấy, ống hút giấy, hộp đựng thực phẩm làm từ bã mía nhằm bảo vệ môi trường… Thành phố quyết tâm hoàn thiện chương trình thu gom, phân loại rác thải tại nguồn trong năm 2019.
Để việc phân rác tại nguồn đạt hiệu quả cao, UBND thành phố chỉ đạo từng quận, huyện phải xây dựng và hoàn thành việc sắp xếp các lực lượng thu gom rác dân lập chuyên trách theo mô hình hợp tác xã vệ sinh môi trường hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân; triển khai phương án thu gom rác thải theo ngày, trong đó, các ngày thứ hai, tư, sáu và chủ nhật sẽ thu gom chất thải hữu cơ, các chất thải khác sẽ được thu gom vào các ngày còn lại trong tuần. Đáng chú ý, thành phố còn khuyến khích người dân, hộ gia đình, chủ nguồn rác thải tự tổ chức thu gom hằng ngày và được trả thêm phí…
Video đang HOT
Theo HNM
Chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động của chính quyền địa phương với Quốc hội Lào
Phát biểu tại Hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa đoàn đại biểu Quốc hội CHDCND Lào với TP Hà Nội về hoạt động của chính quyền địa phương, đồng chí Tòng Thị Phóng đề nghị Hà Nội tiếp tục có những phiên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sâu hơn về công tác xây dựng, quản lý đô thị...
Sáng 5/3 đã diễn ra Hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa đoàn đại biểu Quốc hội CHDCND Lào với TP Hà Nội về hoạt động của chính quyền địa phương.
Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Pany Yathotou, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào; Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, các ban của Quốc hội hai nước; lãnh đạo HĐND, UBND và các sở, ngành thành phố Hà Nội.
Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh:TH)
Phát biểu chào mừng Hội thảo, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa Việt Nam - Lào được gây dựng, gìn giữ và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của hai dân tộc, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản trực tiếp đặt nền móng và tiếp tục được các thế hệ lãnh đạo và Nhân dân hai nước dày công vun đắp, trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung hiếm có.
Theo Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, phát huy truyền thống "bát cơm sẻ nửa, hạt muối cắn đôi", những năm qua, Hà Nội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, hợp tác thiết thực với thủ đô Viêng Chăn như: Hỗ trợ xây dựng các công trình khám chữa bệnh, hỗ trợ học bổng... với kinh phí hỗ trợ và công trình tương đương 5,3 triệu USD. Ngoài ra, các quận, huyện của Hà Nội kết nghĩa với các quận, huyện của Viêng Chăn cũng thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ khác.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải khẳng định, cùng với chuỗi hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Lào tại Việt Nam, với mục đích tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa cơ quan lập pháp, cơ quan dân cử của Lào với cơ quan lập pháp, cơ quan dân cử của Việt Nam từ trung ương đến địa phương, TP Hà Nội rất vinh dự được tổ chức một cuộc hội thảo trao đổi về kinh nghiệm hoạt động của chính quyền địa phương với các bạn Lào.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung làm rõ những vấn đề lớn, liên quan đến hoạt động của HĐND, UBND: Kinh nghiệm giám sát việc thực thi pháp luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực thu ngân sách nhà nước; cơ chế phối hợp và triển khai nhiệm vụ giữa HĐND TP với các ngành, địa phương; cơ chế phối hợp giải quyết kiến nghị của người dân giữa HĐND TP Hà Nội với các ngành liên quan và chính quyền địa phương; chính sách liên quan đến đất đai và việc tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai của thủ đô Hà Nội; các chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ; quy chế cấp phép, cơ chế phối hợp và phân cấp quản lý giữa Trung ương, Thủ đô và cấp địa phương.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung làm rõ những vấn đề lớn, liên quan đến hoạt động của HĐND, UBND: Kinh nghiệm giám sát việc thực thi pháp luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực thu ngân sách nhà nước; cơ chế phối hợp và triển khai nhiệm vụ giữa HĐND TP với các ngành, địa phương; cơ chế phối hợp giải quyết kiến nghị của người dân giữa HĐND TP Hà Nội với các ngành liên quan và chính quyền địa phương; chính sách liên quan đến đất đai và việc tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai của thủ đô Hà Nội; các chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ; quy chế cấp phép, cơ chế phối hợp và phân cấp quản lý giữa Trung ương, Thủ đô và cấp địa phương.
Ngay sau phát biểu khai mạc, các đại biểu đã nghe Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn báo cáo một số nội dung trao đổi về kinh nghiệm giám sát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực thu ngân sách nhà nước; cơ chế phối hợp và triển khai nhiệm vụ giữa HĐND TP với các ngành, địa phương; cơ chế phối hợp giải quyết kiến nghị của người dân giữa HĐND TP và các ngành liên quan và chính quyền địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải tiếp Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou. (Ảnh:TH)
Cũng tại Hội thảo, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã trao đổi, giải đáp cụ thể những vấn đề phía bạn Lào quan tâm, liên quan đến việc xây dựng, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về cơ chế, quy trình xác định đơn giá khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; chính sách cho Việt kiều và người nước ngoài mua nhà, thuê đất...
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Trần Ngọc Nam chia sẻ cụ thể với đoàn đại biểu Quốc hội CHDCND Lào về quá trình Hà Nội thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng; phương thức tiếp cận nguồn vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá, Quốc hội hai nước Việt Nam - Lào trong thời gian qua tiếp tục hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực, trên các diễn đàn song phương và đa phương. Đối với TP Hà Nội, đồng chí Tòng Thị Phóng cho rằng, đây là địa phương thực hiện hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Quốc hội; nhiều kinh nghiệm của Hà Nội được Trung ương nghiên cứu và nhân rộng, đặc biệt là những nội dung mà đoàn đại biểu Quốc hội CHDCND Lào quan tâm, trao đổi tại Hội thảo.
Nhấn mạnh những nội dung tại Hội thảo mới là bước đầu, đồng chí Tòng Thị Phóng đề nghị Hà Nội tiếp tục có những phiên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sâu hơn với phía bạn Lào, nhất là về công tác xây dựng, quản lý đô thị; các chính sách đặc thù mà HĐND TP Hà Nội đã quyết nghị; công tác giám sát chuyên đề...Đồng chí cũng đề nghị trong thời gian tới, bên cạnh các hoạt động hợp tác cấp cao, các cơ quan của TP Hà Nội, nhất là HĐND của hai thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn sẽ tiếp tục phối hợp giám sát để góp phần triển khai hiệu quả các hiệp định hợp tác và thỏa thuận cấp cao hai nước; Tiếp tục tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ quản lý, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực xây dựng thể chế, hệ thống pháp luật và giám sát thực hiện pháp luật; Quan tâm thúc đẩy hoạt động của hai Nhóm Nghị sỹ hữu nghị và giao lưu nhân dân hai nước...
Bày tỏ cảm ơn vì sự đón tiếp nồng hậu của lãnh đạo Quốc hội Việt Nam và TP Hà Nội và trong công tác tổ chức Hội thảo, Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào Pany Yathotou đánh giá cao kết quả Hội thảo và khẳng định, những kinh nghiệm mà TP Hà Nội chia sẻ sẽ giúp Quốc hội Lào, các cơ quan dân cử và chính quyền địa phương nâng cao chất lượng công tác lập pháp, giám sát cũng như thực thi pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào Pany Yathotou mong muốn trong thời gian tới, bên cạnh các hoạt động hợp tác cấp cao, các cơ quan của TP Hà Nội, nhất là HĐND của hai thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn sẽ tăng cường hợp tác thường xuyên, chặt chẽ hơn nữa để làm cho HĐND các địa phương của Lào hoạt động vững mạnh, đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.../.
Thu Hà
Theo ĐCSVN
Trạm thu phí cầu Rạch Miễu xả trạm vì ùn tắc Sau hơn 30 phút xả trạm (từ 16 giờ 30 phút đến 17 giờ ngày 9/2), tình trạng kẹt xe đã được giải quyết nhanh chóng. Chiều 9/2, Thượng tá Võ Văn Nghĩa, Phó Trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bến Tre cho biết: Trước tình hình lưu lượng xe tập trung đông gây ùn ứ tại khu vực Quốc...