Nổ lớn tại kho đạn của Lữ đoàn tăng thiết giáp ở Gia Lai
Sau khi nghe tiếng nổ vang trời, người dân tại huyện Đắk Đoa ( Gia Lai) đã chạy ra xem, ghi lại hình ảnh vụ nổ lớn kéo theo lửa sáng diện rộng. Theo nguồn tin từ UBND huyện Đắk Đoa, vụ nổ xảy ra vào khoảng hơn 22h tối 10/1, tại khu vực đóng quân thuộc Lữ đoàn tăng thiết giáp 273 đóng tại xã Kdang.
Theo ghi nhận đến khoảng 1h sáng ngày 11/1, vẫn còn nhiều tiếng nổ vọng ra từ khu vực kho của Lữ đoàn 273. Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng cũng đã có mặt tại hiện trường sơ tán dân, điều tra xử lý vụ việc.
Khi nghe tiếng nổ lớn người dân đã chạy ra đường xe khiến QL19 bị tắc hàng giờ
Thông tin từ UBND huyện Đắk Đoa, hiện chưa phát hiện trường hợp nào thương vong do vụ nổ gây ra. Đại tá Lê Xuân Hòa, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai thông tin thêm, đến 1h sáng 11/1 các lực lượng chức năng đã di dời người dân và bộ đội ở các doanh trại xung quanh đến khu vực an toàn.
Hình ảnh vụ nổ lớn xảy ra tại huyện Đắk Đoa
Theo người dân tại hiện trường, khoảng 22h cùng ngày, khi họ ngủ đang ngon giấc thì giật mình bởi nhiều tiếng nổ lớn phát ra từ kho đạn của Lữ đoàn 273. Hoảng sợ, người dân tháo chạy ra khỏi nhà. Khu vực xảy ra vụ nổ có tường rào kiên cố bao quanh, nằm cách khu dân cư khoảng 2km. Vụ nổ có lửa và khói bốc cao hàng chục mét với tiếng nổ lớn trong phạm vi hàng chục kilomet theo từng đợt kéo dài hơn 10 phút.
Video đang HOT
Ngay khi vụ nổ lớn xảy ra, ông Lê Viết Phẩm- Chủ tịch UBND huyện Đắk Đoa đã có mặt tại hiện trường và xác nhận có vụ nổ lớn từ khu vực kho đạn của Lữ đoàn tăng thiết giáp 273. Hiện tại chưa biết được có thương vong hay không.
Phạm Hoàng
Theo Dantri
Rừng bị phá kinh hoàng, Hạt trưởng Kiểm lâm... ngơ ngác
Một con đường lớn được mở vào rừng, việc khai thác gỗ trái phép diễn ra rất lâu với mức độ tàn phá kinh hoàng nhưng cơ quan chức năng không hay biết. Hạt trưởng Kiểm lâm huyện đã tỏ ra ngạc nhiên trước những hình ảnh, clip về nạn phá rừng do phóng viên Báo NTNN cung cấp.
Tan nát rừng xanh
Từ nguồn thông tin rừng ở khu vực xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh) và các vùng phụ cận giáp với huyện Đăk Đoa (Gia Lai) bị phá rất nghiêm trọng, phóng viên Báo NTNN đã thâm nhập thực tế để điều tra. Điều ngỡ ngàng là khu vực rừng bị phá này chỉ cách TP.Pleiku khoảng 25 phút đi xe máy, cửa rừng nằm phía sau lưng trụ sở UBND xã Chư Đăng Ya khoảng 2km. Trên điểm cao nhìn lại, vẫn thấy TP.Pleiku xa xa.
Cung đường mà lâm tặc mở xuyên rừng ở Chư Đăng Ya để vào đốn hạ và vận chuyển gỗ. Ảnh: L.K
Từ dưới chân núi, đường vào rừng được mở rộng thênh thang, dấu vết xe cơ giới múc đường cũ, mới vẫn còn in rõ và lằn xe đi lại còn rất mới. Qua quả đồi đầu tiên vài trăm mét là bãi tập kết gỗ rộng hàng nghìn mét vuông. Cách đó không xa, tại những lối mòn là hàng chục lóng gỗ cỡ 2 - 3 người ôm, dài 5 - 6m được lâm tặc cất giấu, nhựa cây vẫn còn tươi. Đâu đó trong rừng vẫn nghe tiếng cưa máy, tiếng xe độ chế gào rú inh ỏi. Càng đi sâu vào rừng, cảnh rừng bị phá càng kinh hoàng, cây cối đổ ngã khắp nơi, gỗ cổ thụ chỉ còn trơ lại gốc.
"Đoàn liên ngành đang vào kiểm tra số gốc gỗ bị phá để xác định gỗ bị phá thuộc đơn vị nào quản lý, nhưng rất khó tìm. Rừng ở đây bị phá từ nhiều năm trước rồi chứ không phải bây giờ. Việc ngăn cản người dân vào khai thác gỗ, xã rất đau đầu nhưng không có biện pháp". Ông Nguyễn Văn Nội
Dọc theo đường chính, có thể thấy hàng trăm "đường xương cá" xuyên vào rừng, có những đoạn xe đi lại tạo thành những vũng sình lầy rất lớn. Trong rừng có rất nhiều dấu vết lâm tặc cắm trại ở lại khai thác rừng lâu dài. Men theo những "đường xương cá" này len lỏi vào rừng, chỉ cần đi vài mét đã có thể bắt gặp vài gốc gỗ to bị đốn hạ, cưa xẻ tại chỗ. Theo ghi nhận của phóng viên, có gần cả trăm lóng gỗ to 2 - 3 người ôm được tập kết dọc đường hoặc để rải rác chưa được chuyển ra khỏi rừng. Nếu đếm gốc tính số cây bị phá thì khó tưởng tưởng nổi.
Chưa xác định rừng bị phá do ai quản lý
Phóng viên đem thực trạng rừng bị tàn phá đến hỏi ông Nguyễn Văn Nội - Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Yam, thì ông cho biết: "Tôi mới về làm chủ tịch xã hơn tháng nay nên chuyện rừng rú không rõ lắm. Tuần trước có nghe cán bộ xã báo lại là đoàn liên ngành vừa bắt được hơn 7 khối gỗ khai thác trái phép, đã đưa về Chi cục Kiểm lâm tỉnh". Vị trí rừng bị phá là khu vực rừng do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, Dự án 661 (dự án trồng mới 5 triệu ha rừng - PV) quản lý, giáp với xã Đăk Smei của huyện Đăk Đoa (Gia Lai). "Thực tế rừng tự nhiên của xã không còn nữa, số gỗ đang ở trên rừng là được kéo về từ các xã lân cận. Đoàn liên ngành đang vào kiểm tra số gốc gỗ bị phá để xác định gỗ bị phá thuộc đơn vị nào quản lý, nhưng rất khó tìm. Rừng ở đây bị phá từ nhiều năm trước rồi chứ không phải bây giờ. Việc ngăn cản người dân vào khai thác gỗ, xã rất đau đầu nhưng không có biện pháp" - ông Nội nói.
Một cây gỗ to được lâm tặc tập kết bên đường. Ảnh: L.K
Một cây gỗ cổ thụ chỉ còn gốc, mùn cưa vẫn tươi và thơm. Ảnh: L.K
Gỗ bị lâm tặc cưa xẻ ngay tại rừng. Ảnh: L.K
Những thân gỗ được che giấu tạm bợ bằng lá cây, đầu có đánh dấu chữ H (được cho là tên chủ gỗ). Ảnh: L.K
Liên hệ với UBND huyện Chư Păh, phóng viên được một lãnh đạo huyện cho biết: "Có biết sự việc phá rừng diễn ra nhưng chưa thể cung cấp thông tin vì lực lượng chức năng đang kiểm tra".
Trao đổi với NTNN, ông Nay Vân - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Păh - tỏ ra rất ngạc nhiên sau khi xem qua những hình ảnh và clip phá rừng nghiêm trọng mà phóng viên cung cấp. Ông Vân cho biết: "2 tuần nay lực lượng Hạt Kiểm lâm Chư Păh phối hợp Kiểm lâm huyện Đăk Đoa tuần tra trên đó, nhưng không có báo lại gì. Thứ 7 tuần trước có nghe bắt được khoảng 7 khối gỗ ở khu vực giáp ranh với huyện Đăk Đoa. Về vụ việc phóng viên cung cấp, Hạt sẽ cho kiểm tra lại".
Theo ông Vân, đường lên rừng chỉ là lối mòn, đường này không đến khu dân cư và cũng không có dân canh tác trên này. Khu vực rừng này (ở xã Chư Đăng Ya và các vùng phụ cận - PV) thuộc quản lý của nhiều chủ rừng khác nhau, gồm Ban Quản lý Dự án 661 (dự án trồng rừng do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý) và 2 huyện Chư Păh, Đăk Đoa. "Trách nhiệm quản lý rừng là của cả hệ thống chính trị. Nếu để xảy ra mất rừng thì trách nhiệm đầu tiên là kiểm lâm địa bàn, lãnh đạo đơn vị cũng có một phần trách nhiệm vì không kịp thời ngăn chặn" - ông Vân nói.
Theo Danviet
Bão số 10 đi qua, hơn 5.000 trụ tiêu hư hại Do ảnh hưởng của cơn bão số 10 nên trong những ngày qua trên địa bàn Gia Lai đã xuất hiện mưa to, gió lớn kèm tố lốc. Hàng trăm trụ tiêu cùng hoa màu của bà con các huyện Đăk Đoa, Mang Yang bị hư hại, gãy đổ... Cơn bão số 10 đi qua đã khiến cho hàng ngàn trụ tiêu cùng...