Nô lệ tình dục Yazidi kể lại câu chuyện tội ác của IS
Cô gái 19 tuổi người thiểu số Yazidi đã may mắn trốn thoát khỏi Nhà nước Hồi giáo IS và kể lại câu chuyện phiến quân ép các cô gái trở thành nô lệ tình dục.
Trong một khu vực rộng lớn ở trại tị nạn Shariya, hàng nghìn người thiểu số Yazidi đang sống gần nơi mà lực lượng người Kurd giao tranh chống lại Nhà nước Hồi giáo IS.
Đa số những người Yazidi sống ở trại tị nạn này đến từ thị trấn Sinjar. Họ đã phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán sau khi IS tấn công vào khu vực tháng 8 năm ngoái. Không may mắn như vậy, hàng ngàn người Yazidi khác đã bị phiến quân Hồi giáo bắt giữ.
Những cô gái người Yazidi bị ép trở thành nô lệ tình dục dưới sự cai trị của IS.
Những người đàn ông chỉ có lựa chọn cải sang đạo Hồi hoặc bị bắn chết. Trong khi đó, các trẻ em gái và phụ nữ trở thành nô lệ tình dục của các phiến quân và được mua bán công khai.
Trong ấn bản thứ tư mang tên “Dabig”, một tạp chí trên mạng internet do IS kiểm soát có đăng tải bài viết “Sự hồi sinh của chế độ nô lệ”. Bài viết đã mô tả chi tiết cách mà phiến quân IS đẩy những người thiểu số Yazidi trở thành nô lệ.
“Hãy nhớ rằng bắt giữ gia đình những kẻ ngoại đạo làm nô lệ và lấy phụ nữ của họ làm thê thiếp là một nền tảng vững chắc của luật Hồi giáo Shariah”, bài viết nêu rõ.
Video đang HOT
Hanan*, 19 tuổi, một nhân chứng người Yazidi may mắn trốn thoát khỏi IS đã kể lại những ký ức kinh hoàng khi bị phiến quân ép trở thành nô lệ tình dục.
“Họ (IS) chia rẽ tất cả chúng tôi. Họ nắm tóc kéo chúng tôi đi. Họ cưới những phụ nữ làm vợ, người trẻ nhất mới chỉ 10 tuổi. Tất cả chúng tôi chỉ còn biết khóc”, Hanan chia sẻ. “Họ nói rằng một khi đã trở thành vợ của phiến quân IS, chúng tôi sẽ quên đi gia đình của mình”.
Nhà kho để IS lựa chọn nô lệ tình dục
Trong tuần đầu tiên, Hanan kể rằng cô bị giam giữ cùng với 50 người khác, hầu hết đều bị đánh đập và đe dọa tàn nhẫn. Hàng ngày, IS chỉ cho các nô lệ tình dục ăn một bát cơm.
Nhóm phụ nữ này được phiến quân Hồi giáo đưa đến một căn nhà 3 tầng ở Mosul, Iraq mà Hanan mô tả đây là nhà kho chứa nô lệ tình dục. Hàng trăm phụ nữ và trẻ em gái đã bị giam giữ tại đây.
“Họ bắt chúng tôi phải xếp thành 10 hàng, tổng cộng 50 người một lần. Chúng tôi không được di chuyển, không được khóc nếu không sẽ bị đánh đập thậm tệ. Những người đàn ông xuất hiện, mô tả và lựa chọn cô gái mà họ muốn”, Hanan nhớ lại.
Hanan cũng là một trong số 25 cô gái được lựa chọn và chia ra thành nhóm 7 người để đưa đến một căn nhà. Hai phiến quân IS đứng gác bên ngoài và ra lệnh cho các cô gái phải tự tắm giặt.
“Họ cho chúng tôi gặp mặt một cô gái người Yazidi đã ở cùng họ trong 2 tháng. Cô ấy đeo mạng che mặt niqab và nói rằng các phiến quân IS sẽ làm những điều tương tự với chúng tôi”, Hanan kể lại. “Cô gái nói rằng IS đã đánh đập, giam giữ và cưỡng hiếp cô”.
“Hai cô gái cuối cùng không may mắn như vậ, họ bị bắt giữ lại trong quá trình chạy trốn”.Hanan và những người khác sau đó đã lên kế hoạch trốn thoát. Ngay trong đêm, mọi người đã tìm cách nhảy ra khỏi ô cửa sổ phòng ngủ. “Có 4 người trốn thoát và tôi là người thứ 5. Chúng tôi chỉ còn biết bỏ chạy 4 giờ sau đó đã thoát khỏi khu vực do IS kiểm soát”, Hanan kể lại.
Giờ đây khi đã thoát khỏi tay phiến quân Hồi giáo, Hanan vẫn cảm thấy sợ hãi khi nhớ lại quãng thời gian bị IS ép trở thành nô lệ tình dục. Không may mắn như Hanan, vẫn còn nhiều người khác bị IS tra tấn, chịu một số phận tồi tệ hơn cả cái chết.
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi vì lý do an toàn cho gia đình nạn nhân.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Indonesia giải cứu hơn 300 người bị bắt làm nô lệ
Hơn 300 ngư dân nước ngoài bị bắt làm nô lệ trên các tàu cá và sống trên một hòn đảo ở Indonesia trong nhiều năm qua đã được giải cứu vào ngày 4.4.
Thuyền đánh cá trong vùng biển Indonesia - Ảnh: Reuters
Những người đàn ông từ Mayanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan nằm trong số hàng trăm người bị lừa đảo hoặc dụ dỗ lên những con tàu để đến Indonesia làm việc, theo một cuộc điều tra của hãng tin AP (Mỹ).
Thuyền trưởng các tàu cá ép những người đàn ông này đánh bắt hải sản và đối xử với họ như nô lệ. Sau những chuyến đánh bắt, họ được đưa trở về một ngôi làng ở đảo Benjina của Indonesia, sống như nô lệ bị đánh đập và lo sợ bị giết chết nếu bỏ trốn. Số hải sản mà các "nô lệ" đánh bắt được chuyển ngược về Thái Lan và được xuất khẩu khắp thế giới, bao gồm Mỹ.
Phản ứng trước phát hiện của AP, một phái đoàn các quan chức Indonesia đã đến Benjina vào ngày 3.4 và yêu cầu sơ tán ngay lập tức những người lao động này.
Các quan chức từ Bộ Thủy sản Indonesia đề xuất cho những người đàn ông một cơ hội để rời khỏi đảo Benjina ngay lập tức, quan ngại họ sẽ không bảo toàn tính mạng sau khi phơi bày sự thật về việc bị hành hạ như nô lệ với báo giới.
"Tôi rất vui, tôi muốn trở về nhà từ lâu", Aung Aung (26 tuổi) nói, đồng thời chỉ cho phóng viên AP thấy những vét sẹo khắp người do bị con trai của thuyền trưởng tấn công.
Sau 17 giờ lênh đênh trên biển, khoảng 320 người cuối cùng đã đến được đảo Tual (Indonesia) an toàn vào ngày 4.4. Các quan chức Myanmar lên kế hoạch đến Tual để hỗ trợ công dân hồi hương.
AP dẫn báo cáo của Tổ chức Di trú quốc tế cho hay có khoảng 4.000 người đàn ông nước ngoài, nhiều người bị bán hoặc bị ép làm nô lệ, ở Benjina và các đảo xung quanh.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
20.000 người Triều Tiên 'lao động như nô lệ' ở nước ngoài Nhà điều tra nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại CHDCND Triều Tiên cho hay có khoảng 20.000 người Triều Tiên hiện lao động trong điều kiện như nô lệ ở nước ngoài. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền Triều Tiên Marzuki Darusman trong buổi họp báo hôm 16.3 - Ảnh: Reuters Tờ The Guardian...