Nô lệ tình dục IS bỏ trốn sang Đức, không ngờ gặp lại kẻ đã mua mình
Một cô gái thuộc tộc người thiểu số Yazidi từng bị khủng bố IS ép làm nô lệ tình dục, chạy sang Đức tị nạn nhưng không ngờ gặp lại những kẻ từng mua mình làm nô lệ.
Ashwaq đã về Iraq sinh sống vì không muốn nhìn thấy kẻ từng mua mình làm nô lệ tình dục.
Theo Sputnik, Ashwaq Ta’lo chỉ mới 15 tuổi khi cả gia đình cô chứng kiến cảnh phiến quân Hồi giáo IS tấn công ngọn núi Sinja, mái nhà của người Yazidi.
Ashwaq cùng các chị gái và những cô gái trẻ khác bị khủng bố IS đưa về thành phố Iraq. Tại đây, Ashwaq bị ép trở thành nô lệ tình dục, bán cho người đàn ông tên Abu Humam. Ashwaq tin người đàn ông này cũng là một tay súng IS.
Tôi ở với anh ta trong 3 tháng, sau đó hắn lại bán tôi cho người khác. Trải qua thời gian, tôi trốn sang tị nạn ở Đức nhưng không ngờ gặp lại hắn, Ashwaq nói trên Sputnik.
Tại Đức, Ashwaq đoàn tụ với mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Nhưng vào một ngày hồi tháng 2, khi trở về nhà ở Stuttgart, cô không ngờ mình lại nhìn thấy Humam trên phố.
Tôi nói với mẹ rằng nhìn thấy người đàn ông giống khủng bố IS. Mẹ nói IS không thể ở Đức được, điều đó không thể xảy ra, Ashwaq trả lời báo Nga.
Video đang HOT
Vào hôm sau, người đàn ông mà Ashwaq gặp hôm qua đã đến gặp cô nói chuyện trực tiếp.
Phiến quân Hồi giáo IS năm 2014 từng thảm sát người Yazidi, ép phụ nữ làm nô lệ tình dục.
Khi nhìn tận mặt, tôi biết đó chính là anh ta, Ashwaq nói. Trong khi người đàn ông đặt câu hỏi rằng liệu cô có phải là Ashwaq không.
Đúng cô là Ashwaq mà. Tôi là Abu Humam đây, người đàn ông nói bằng tiếng Ả Rập. Tôi biết cô sống ở đâu, với ai khi sang Đức.
Ashwaq sau đó thông báo vấn đề này với nhà chức trách và cảnh sát ở Waiblingen, Stuttgart. Họ cho tôi số điện thoại để gọi trong trường hợp cần thiết. Họ cũng đến chụp ảnh Humam nhưng không có chuyện gì xảy ra sau đó.
Sau vụ việc, Ashwaq đã quay trở về sống ở Iraq vì không muốn bị kẻ từng mua mình làm nô lệ tình dục quấy nhiễu.
Theo nhà chức trách Đức, Ashwaq có thể ở lại Iraq trong 6 tháng nhưng sau đó phải quay về Đức, nếu không sẽ bị tước quyền tị nạn. Dù chuyện gì xảy ra, tôi cũng sẽ không quay lại đó, cô nói.
Nhưng Ashwaq thừa nhận rằng Iraq vẫn còn rất nguy hiểm. Tình trạng bạo lực chưa chấm dứt và một nửa thành viên trong gia đình cô đã mất liên lạc ở Iraq.
Ashwaq hiện đang tính tới chuyện xin tị nạn ở Úc, bởi hai người anh trai và chị gái của cô đã đến sống ở đây.
Các cô gái người thiểu số Yazidi bị IS bán làm nô lệ tình dục khi nhóm khủng bố này trỗi dậy vào năm 2014. Cho đến năm 2016, Đức đã tiếp nhận 1.100 phụ nữ người Yazidi xin tị nạn.
Theo Danviet
Một thẩm phán Thái Lan khẳng định bà Yingluck vô tội
Trong 9 thẩm phán Tòa án tối cao Thái Lan, chỉ có thẩm phán Pison Pirun cho rằng cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra vô tội trong vụ việc gây thiệt hại ít nhất 8 tỷ USD cho chính phủ do chương trình trợ giá lúa gạo.
Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra (Ảnh: Reuters)
Tòa án tối cao Thái Lan hôm 27/9 đã ra phán quyết phạt 5 năm tù giam đối với cựu Thủ tướng Yingluck do lơ là trách nhiệm trong chương trình trợ giá lúa gạo gây thiệt hại lớn. Phán quyết được đưa ra sau khi 9 vị thẩm phán Tòa án tối cao Thái Lan đưa ra phán quyết của riêng mình.
Báo The Nation ngày 19/10 đưa tin, trong số 9 vị thẩm phán, chỉ có ông Pison Pirun kết luận bà Yingluck vô tội.
Thẩm phán này lập luận, bà Yingluck "không cố ý gây thiệt hại hay trục lợi cá nhân" trong chương trình trợ giá lúa gạo. Theo luật, hành bị coi là phạm tội khi có ý định xấu hoặc cố ý gây thiệt hại cho người khác. Trong khi đó, việc lơ là quản lý không cấu thành tội danh theo quy định của Bộ Tư pháp Thái Lan, ông Pison chỉ ra.
Theo ông Pison, mặc dù các công tố viên đã chứng minh những dấu hiệu tham nhũng trong chương trình trợ giá lúa gạo này, song không có bằng chứng nào cho thấy bà Yingluck trục lợi từ đó.
Trong vụ án giả hợp đồng buôn bán gạo liên chính phủ, mặc dù ông Apichart Chansakulporn hay còn gọi là Sia Piang bị kết tội, song không có bằng chứng nào cho thấy bà Yingluck tiếp tay cho các phi vụ này, ông Pison cho biết.
Cũng theo thẩm phán Pison, bức ảnh cho thấy ông Sia Piang và anh trai bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, ở Hong Kong là không đủ để chứng minh bà ấy có móc nối với ông Sia Piang trong phi vụ làm giả hợp đồng bán gạo.
Tuy nhiên, những lập luận của ông Pison đã bị tòa án bác bỏ khi 8 vị thẩm phán còn lại khẳng định bà Yingluck có tội.
Bà Yingluck, 50 tuổi, là nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Bà bị phế truất sau một cuộc đảo chính quân sự hồi năm 2014 và bị cáo buộc sơ suất trong chính sách trợ giá gạo gây thất thoát hàng tỷ USD cho chính phủ Thái Lan trong thời gian đương chức.
Bà Yingluck đã chạy ra nước ngoài vài ngày trước phiên tòa luận tội hôm 25/8. Truyền thông Thái Lan dẫn nguồn thạo tin nói rằng, bà Yingluck đang cân nhắc nộp đơn xin tị nạn chính trị ở 3 quốc gia châu Âu gồm Anh, Đức và Pháp. Trong khi đó, giơí chức Thái Lan đang chuẩn bị kế hoạch để truy nã và dẫn độ đối với bà.
Minh Phương
Theo Nation
Nô lệ tình dục tố IS dùng hình phạt hãm hiếp kinh hoàng Nếu bất kì cô gái nào có ý định bỏ trốn, 6 tên khủng bố sẽ thay phiên hãm hiếp "như một biện pháp trừng phạt". "Nạn nhân số 1" kể lại câu chuyện ghê rợn khi bị IS bắt giữ. Một người phụ nữ giấu tên gốc Yazidi đã kể lại câu chuyện kinh hoàng của mình khi bị khủng bố IS...