Nổ hàng trăm thùng phuy kho phế liệu, dân tháo chạy khỏi nhà
Khoảng 12g ngày 1-2, một vụ cháy kèm theo nổ lớn tại một kho phế liệu ở khu phố Bình Thuận 2, P. Thuận Giao, thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương) làm người dân hoảng loạn.
Theo một số người dân sống cạnh kho phế liệu, vào thời điểm trên, ngọn lửa bùng lên tại kho phế liệu, sau đó nhiều tiếng nổ lớn liên tiếp vang lên. Khói đen nghi ngút bao trùm cả khu vực rộng.
Hiện trường vụ cháy kho phế liệu
Tại hiện trường, kho phế liệu bị ngọn lửa thiêu rụi, bên trong chứa hàng trăm thùng phuy bị nổ tung do sức nóng từ ngọn lửa, nhiều phế liệu như vải, bao tải, bạt… bị cháy đen.
Nhiều người dân sống gần đó đã phải chạy ra khỏi nhà vì sợ. Rất may không có thiệt hại về người. Do kho phế liệu nằm sát bên đường cao tốc nên nhiều người hiếu kỳ theo dõi sự việc, gây kẹt xe khu vực xảy ra vụ cháy.
Lực lượng cứu hỏa khống chế ngọn lửa
Hàng trăm thùng phuy bên trong kho hàng bị nổ tung
Nhận được tin báo, cảnh sát PCCC thị xã Thuận An cùng Đội PCCC Khu công nghiệp VSIP đã điều động 5 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến dập lửa. Đến hơn 13g ngọn lửa cơ bản được dập tắt.
Video đang HOT
Khói đen bao trùm cả khu vực xảy ra vụ cháy
Được biết, kho hàng trên do một cơ sở tư nhân dùng tôn quây lại để chứa phế liệu, nằm bên trong rừng cao su. Kho phế liệu này cũng đã xảy ra cháy trước đây.
Vào thời điểm trước khi cháy, một số người dân đã đốt cỏ tại bãi đất trống cạnh kho hàng, đây có thể là nguyên nhân xảy ra vụ cháy trên.
Theo_VietNamNet
Giỡn với "tử thần" khi qua cầu làm bằng thùng phuy
Cây cầu được làm bằng 200 thùng phuy và hàng chục m3 gỗ, không có lan can, đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng hàng ngày nhiều người ở thị trấn Nam Phước vẫn liều mình qua lại.
Thôn Phước Mỹ 3 (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có gần 100 hộ dân với gần 300 khẩu. Khác với các tổ còn lại, người dân tổ 2 bị chia cắt bởi sông Bà Rén. Năm 2001, vì bức xúc việc đi lại nên chính quyền sở tại phối hợp nhân dân góp trên 600 triệu đồng mua 200 thùng phuy và hàng chục khối gỗ để làm cầu phao nối 2 bờ sông.
Cầu dài gần 200 mét, rộng hơn 2 mét được lát chủ yếu bằng các thùng phuy, tre và các tấm ván. Hiện cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng.
Người dân luôn bất an khi hàng ngày phải qua sông trên chiếc cầu phao sắp sập.
Để cố định cho cầu khỏi bị dòng nước cuốn trôi, một dây sắt được kéo từ đầu bên này sang bên kia.
Cầu không có lan can nên rất nguy hiểm.Ông Nguyễn Thinh, Trưởng thôn Phước Mỹ 3, cho biết dù cầu phao đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng hàng ngày người dân vẫn phải "đánh đu mạng sống" để qua sông mưu sinh vì nếu đi đường khác thì rất xa.
Nhiều người dân khi được hỏi đều cho biết do ruộng của họ ở bên kia sông nên hàng ngày phải qua cầu phao để làm đồng. Vào mùa mưa lũ, mỗi khi qua cầu là một lần hoảng sợ.
"Dân tổ 2 đều làm nông nghiệp. Toàn bộ đất sản xuất nằm ở bên kia sông nên phải phụ thuộc vào cây cầu này. Nếu không đi qua đây thì chỉ còn cách chạy xe máy xuống quốc lộ 1A rồi quay ngược lên thị trấn Nam Phước mất gần 10 km", chị Nguyễn Thị Hoa (trú thôn Phước Mỹ 3, thị trấn Nam Phước) cho biết.
Qua hơn 15 năm sử dụng, những tấm gỗ lát đã mục nát và được dặm vá liên tục khiến mặt cầu không được bằng phẳng, cộng với các thùng phuy bị hỏng, nước cuốn trôi nên mỗi khi đi qua, cây cầu rung lắc. Nếu không cẩn thận, người đi có thể ngã xuống sông bất cứ lúc nào.
Theo lãnh đạo thôn, mỗi tháng có trên 20 người rơi xuống sông được người dân phát hiện ứng cứu. Cách đây khoảng 3 năm, anh Lưu Hoàng (35 tuổi, xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn) trên đường qua nhà mẹ ruột ở thị trấn Nam Phước thì bị ngã xuống sông, chết đuối. Một năm sau, bà Nguyễn Thị Chơi (70 tuổi, thôn Phước Mỹ 2) đi bộ qua cầu thì đạp phải đoạn gỗ bị mục, mất thăng bằng rơi xuống nước tử nạn.
Ông Nguyễn Thinh cho biết mỗi ngày, hàng trăm học sinh của xã Quế Xuân 1 dắt xe qua cây cầu để đến thị trấn Nam Phước đến trường. Sáng 15/1, hai học sinh khi đi học về bị rơi cả người và xe xuống sông, may mắn được cứu sống.
Ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch thị trấn Nam Phước - cho biết đạo địa phương cũng bức xúc nhưng vì không có kinh phí xây cầu nên đành chịu. Để duy trì cây cầu phao, mỗi năm địa phương bỏ hàng chục triệu đồng mua thùng phuy, gỗ về tu bổ.
"Mới đây, thị trấn thuê tư vấn lập thiết kế cầu bê tông, tổng kinh phí dự kiến trên 6,7 tỷ đồng. Mặc dù thiết kế đã được UBND huyện Duy Xuyên phê duyệt nhưng chưa có tiền để triển khai", ông Nguyễn Thế Đức - Phó Bí thư Đảng ủy thị trấn Nam Phước - cho hay.
Trong khi chờ cầu mới, người dân chỉ còn biết thắp hương cầu an với hy vọng không gặp những tai nạn đáng tiếc.
Theo_Zing News
3 học sinh chết đuối thương tâm khi qua suối bằng thùng phuy Được nghỉ học, 3 học sinh trường Tiểu học Kim Đồng rủ nhau ra suối chơi. Thấy chiếc thùng phuy cắt đôi người dân dùng làm phương tiện qua suối, cả 3 leo lên, chèo ra giữa dòng. Chiều 7/11, thông tin từ Công an huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước thương...