Nợ giáo viên hàng trăm triệu đồng tiền dạy thêm
Ngày 1/12, Phòng GD&ĐT huyện Đắk Song (Đắk Nông) cho biết, đã chi trả một phần số nợ hơn 840 triệu đồng tiền dạy ngoài giờ của giáo viên tại 7 trường trong suốt 2 năm qua.
Giáo viên của 7 trường nói trên gồm: THCS Lê Đình Chinh, tiểu học Chu Văn An, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Nguyễn Chí Thanh, tiểu học Kim Đồng, tiểu học Trần Quốc Toản và tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
Theo Phòng GD&ĐT huyện, mới đây, 3 trường gồm THPT Nguyễn Chí Thanh, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã tự cân đối kinh phí và chi trả được hơn 266 triệu đồng cho giáo viên…
Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Đắk Song, trong 2 năm học 2012-2013 và 2013-2014, UBND huyện đã chi trả được hơn 500 triệu đồng tiền dạy tăng tiết, thay tiết cho giáo viên. Riêng một số trường chưa được chi trả là do “các trường nộp hồ sơ không đúng hạn quy định, quá trình quản lý điều hành nguồn ngân sách sự nghiệp của ngành có nhiều khó khăn, số kinh phí chưa đủ để bố trí chi trả” – báo cáo viết.
Phòng GD&ĐT huyện Đắk Song cũng cho rằng, các trường hiện chưa chi trả nợ cho giáo viên phải tiếp tục tự cân đối, tiết kiệm thu chi để trả cho giáo viên. Bên cạnh đó, phòng cũng đề nghị huyện cân đối ngân sách địa phương để cấp bổ sung kinh phí đối với những trường khó khăn, không thể tự chi trả cho giáo viên.
Trước đó, nhiều giáo viên ở huyện Đắk Song bày tỏ lo lắng vì gần hai năm bỏ công sức dạy ngoài giờ, dạy tăng tiết cho học sinh nhưng không được trả tiền theo quy định.
Theo Trung Tân/Tuổi Trẻ
Video đang HOT
Phó chủ tịch 'nói lời không hay'
TP Hạ Long tổ chức hội nghị trực tuyến chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm và tình trạng lạm thu trong các nhà trường vào ngày 5/11, với sự tham dự của gần 1.000 người.
Tại cuộc họp này, ông Vũ Hồng Sơn - Phó chủ tịch UBND TP Hạ Long phụ trách mảng văn hóa, xã hội - đã chỉ đạo chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, đồng thời quán triệt các nhà trường để ngăn chặn tình trạng lạm thu đầu năm học mới.
Một giáo viên trường THCS trọng điểm chia sẻ: "Năm nay, tôi tròn 30 năm trong nghề, từng đó năm dạy nhiều thế hệ học sinh thành tài và cũng không có việc dạy thêm gì. Đặc biệt, từ khi có nghị định chấn chỉnh việc dạy thêm học thêm, tôi cũng không dạy ngoài cho một học sinh nào.
Vậy mà phải nghe những lời nói không hay đến từ ông Phó chủ tịch, đồng nghĩa với việc không ghi nhận gì công sức của chúng tôi. Nghĩ về nghề của mình, tôi cảm thấy rất buồn và chán nản".
Theo các giáo viên, khi phát biểu, ông Sơn đã có nói một câu khiến các giáo viên cảm thấy chạnh lòng là: "Các cô bớt đi một đôi giày, cái áo, miếng ăn để giữ lại miếng cơm manh áo cho các con cô. Nếu còn tiếp tục dạy thêm là các cô cũng cướp đi nồi cơm của tôi và lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo thành phố".
Nhiều giáo viên tại các trường THCS, tiểu học ở TP Hạ Long đã bày tỏ sự bức xúc khi phải nghe những lời nói nặng nề, gay gắt từ ông Sơn.
"Các cô vi phạm mà bị bắt thì sẽ bị buộc thôi việc, như thế cũng là tự cướp đi một phần cơm áo con các cô, và ảnh hưởng đến lãnh đạo phòng giáo dục và cả tôi nữa" - ông Vũ Hồng Sơn nói.
Ông Vũ Hồng Sơn cho biết, trong kết luận hội nghị, ông có nói: "Từ bây giờ trở đi, yêu cầu tất cả đồng chí hiệu trưởng, ban giám hiệu, thầy cô dạy thêm các môn như toán, văn, ngoại ngữ... tuyệt đối không được tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định và lạm thu trái phép, ảnh hưởng đến thành tích bao năm của thành phố.
Đồng chí nào cố tình vi phạm là trái quy định nhà nước, nên những cô đó bớt phần ăn mặc đi, làm sao để đừng cướp cơm của người nghèo. Các cô vi phạm mà bị bắt thì sẽ bị buộc thôi việc, như thế cũng là tự cướp đi một phần cơm áo con các cô, và ảnh hưởng đến lãnh đạo phòng giáo dục và cả tôi nữa".
Theo ông Sơn, trước đây việc dạy thêm trên địa bàn TP Hạ Long diễn ra tràn lan, làm khổ những người lao động nghèo không có tiền cho con đi học. Có trường hợp chuyển địa điểm dạy ở nhiều nơi, thậm chí dạy trên tum hoặc những căn phòng dưới gầm cầu thang để tránh cơ quan quản lý.
Trước khi có hội nghị chấn chỉnh thì có 16 điểm nghi ngờ có tình trạng dạy thêm, học thêm như vậy, nhưng đến nay đã không còn.
Về phản ảnh những câu nói nặng lời của bản thân, ông Sơn cho rằng, dạy thêm, học thêm là vấn đề tồn tại đã nhiều năm, nói mãi không giảm nên ông chỉ đạo có phần quyết liệt và gay gắt. "Đây sẽ là bài học rút kinh nghiệm cho tôi những lần sau", ông Sơn nói.
Quảng Bình: Chấn chỉnh nhưng vẫn lạm thu
Sở GD&ĐT Quảng Bình cho biết, đợt thanh tra về các khoản thu từ học sinh, phụ huynh và mua sắm đầu năm học 2015-2016 trên địa bàn tỉnh phát hiện nhiều sai phạm.
Trong đó, 9 trường vi phạm khi thu tiền bán vở có in hình ảnh và logo của trường, điển hình như trường THCS Thanh Trạch (huyện Bố Trạch), THPT Đồng Hới và THPT Đào Duy Từ (TP Đồng Hới); nhiều trường có mức thu tiền bảo vệ trường quá cao như trường TH Quang Phú (TP Đồng Hới, với 120.000 đồng/học sinh), trường THPT kỹ thuật Lệ Thủy (huyện Lệ Thủy, với 150.000 đồng/học sinh)...
Một số trường đã thu tiền đóng góp từ phụ huynh học sinh dưới hình thức phụ huynh tự nguyện; nhiều khoản đóng góp tiền của ban đại diện cha mẹ học sinh chưa đúng quy định...
Trước đó, Sở GD&ĐT Quảng Bình đã có công văn gửi các phòng giáo dục địa phương, các trường học nhằm chấn chỉnh việc lạm thu, nhưng tình trạng thu chi không đúng quy định vẫn cứ diễn ra.
Ông Trương Xuân Mâu, Chánh thanh tra Sở GD&ĐT Quảng Bình, cho biết, sẽ kiến nghị các cấp liên quan xử lý những trường và hiệu trưởng vi phạm thu chi; đồng thời vẫn tiếp tục kiểm tra nhằm chấn chỉnh trường thu không đúng quy định.
Sở cũng sẽ tiếp thu các ý kiến phản ảnh về thu chi trong nhà trường từ phụ huynh qua số điện thoại nóng.
Theo Đức Hiếu - L Giang/Tuổi Trẻ
Học thêm theo tổ hợp môn để định hướng thi cử? Ngay từ đầu tháng 10, hầu hết học sinh của trường THPT Gò Vấp (TP HCM) bắt đầu lịch học thêm dày đặc do nhà trường quy định. Theo thông tin phản ánh của một số phụ huynh, dù đã học ở bên ngoài nhưng hầu hết HS vẫn học thêm trong trường theo thông báo tăng tiết của giáo viên. Chỉ khác...