Ninh Thuận thông báo tuyển nhiều chức danh quản lý ngành Giáo dục
Sở GD&ĐT Ninh Thuận thông báo về việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
Ảnh minh họa/internet
Chức danh thi tuyển gồm: Hiệu trưởng, 1 Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi; 1 Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn; 1 Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An; 1 Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tháp Chàm; 1 Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ; 1 Phó Hiệu trưởng Trường PT DTNT THCS Ninh Sơn; Hiệu trưởng, 1 Phó Hiệu trưởng Trường PT DTNT Thuận Bắc;
1 Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận; Giám đốc, 2 Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Hướng nghiệp tỉnh Ninh Thuận; 1 Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Ninh Thuận.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển đến ngày 26/1/2019. Dự kiến thi tuyển vào đầu tháng 2/2019 tại Sở GD&ĐT.
Trong một văn bản khác, Sở GD&ĐT Ninh Thuận thông tin về kế hoạch tổ chức thi tuyển các chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT, cụ thể:
1 Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính; 1 Trưởng phòng Nghiệp vụ dạy và học; 2 Phó trưởng phòng Tổ chức – Hành chính; 2 Phó trưởng phòng Nghiệp vụ dạy và học.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển các chức danh này cũng kéo dài đến ngày 26/1/2019. Tổ chức thi tuyển dự kiến vào ngày 11/2/2019.
Video đang HOT
Lập Phương
Theo giaoducthoidai
Ninh Thuận: Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)
Sáng ngày 11/1/2019, tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Ninh Thuận diễn ra Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Ông Tôn Thất Nhật - Giám đốc Trung tâm phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia thành 4 nhóm để thảo luận góp ý 19 nội dung có liên quan đến dự thảo Luật.
Theo đó, đa số đại biểu nhất trí với cấu trúc của Dự thảo Luật (10 chương, 121 điều), thống nhất với các nội dung nêu trong Điều 2 (mục tiêu giáo dục), Điều 3 (tính chất và nguyên lý giáo dục), Điều 6 (yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục), Điều 12 (quyền và nghĩa vụ học tập của công dân), Điều 17 (vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, Điều 62 (trường, lớp dành cho người khuyết tật);
Điều 64 (cơ sở giáo dục khác), Điều 65 (vị trí, vai trò của nhà giáo), Điều 66 (tiêu chuẩn nhà giáo), Điều 72 (trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo), Điều 73 (Bồi dưỡng đạt chuẩn nhà giáo), Điều 74 (cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục), Điều 76 (Chính sách nhà giáo), Điều 77 (chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
Cụ thể một số ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật gồm:
Điều 14: Giáo dục hòa nhập
Khoản 1, Điều 14 kiến nghị cần diễn đạt lại để làm rõ hơn bản chất của khái niệm về phương thức giáo dục hòa nhập để phù hợp với cách tiếp cận của thế giới.
"Giáo dục hòa nhập là một quá trình liên tục nhằm cung cấp một nền giáo dục có chất lượng cho tất cả mọi người, tôn trọng sự đa dạng và những khác biệt về nhu cầu, khả năng, đặc điểm và kỳ vọng trong học tập của người học và cộng đồng, loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử". (Trích kết luận và kiến nghị của kỳ họp lần thứ 48 của Hội nghị quốc tế về giáo dục tại Geneva, tháng 11/2008).
Điều 83: Học bổng và trợ cấp xã hội
Khoản 1, cần bổ sung đối tượng được cấp học bổng chính sách là học sinh khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục.
"1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 61 của Luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; Cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật, học sinh khuyết tật thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục".
Lý do bổ sung: Luật Người khuyết tật năm 2010 có quy định về chính sách về giáo dục đối với Người khuyết tật và Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT -BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 cũng có quy định về chính sách học bổng đối với người khuyết tật thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Chính sách này trên thực tế đã phát huy rất nhiều tác dụng đối với người khuyết tật. Nếu không bổ sung đối tượng này vào Luật thì sẽ không đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật.
Khoản 2, cần bổ sung đối tượng được hưởng trợ cấp và miễn, giảm học phí là người khuyết tật (bỏ cụm từ người khuyết tật có khó khăn về kinh tế).
Lý do bổ sung: Trong thực tế, người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật đương nhiên có nhiều khó khăn nhất là khó khăn về kinh tế. Do đó, nếu chỉ quy định người khuyết tật có khó khăn về kinh tế mới được hưởng trợ cấp và miễn, giảm học phí thì sẽ rất khó thực hiện.
"2. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người khuyết tật, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập."
Các ý kiến tâm huyết của đại biểu tham dự Hội nghị sẽ được Quốc hội xem xét và đưa vào Luật Giáo dục (sửa đổi) trong thời gian sắp tới, tạo hành lang pháp lý giúp người khuyết tật được bình đẳng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ giáo dục.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Hội nghị:
Các nhóm đang thảo luận góp ý Dự thảo Luật.
Ban quản trị website.
PV
Theo giaoducthoidai
Tiến sĩ Trần Thanh Nhàn điều hành Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định công nhận, Tiến sĩ Trần Thanh Nhàn là Phó Hiệu trưởng điều hành Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học. Ngày 10/1/2019, bà Nguyễn Thị Thu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ký quyết định, công nhận Tiến sĩ Trần Thanh...