Ninh Thuận: Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)
Sáng ngày 11/1/2019, tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Ninh Thuận diễn ra Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Ông Tôn Thất Nhật – Giám đốc Trung tâm phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia thành 4 nhóm để thảo luận góp ý 19 nội dung có liên quan đến dự thảo Luật.
Theo đó, đa số đại biểu nhất trí với cấu trúc của Dự thảo Luật (10 chương, 121 điều), thống nhất với các nội dung nêu trong Điều 2 (mục tiêu giáo dục), Điều 3 (tính chất và nguyên lý giáo dục), Điều 6 (yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục), Điều 12 (quyền và nghĩa vụ học tập của công dân), Điều 17 (vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, Điều 62 (trường, lớp dành cho người khuyết tật);
Điều 64 (cơ sở giáo dục khác), Điều 65 (vị trí, vai trò của nhà giáo), Điều 66 (tiêu chuẩn nhà giáo), Điều 72 (trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo), Điều 73 (Bồi dưỡng đạt chuẩn nhà giáo), Điều 74 (cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục), Điều 76 (Chính sách nhà giáo), Điều 77 (chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn).
Cụ thể một số ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật gồm:
Điều 14: Giáo dục hòa nhập
Khoản 1, Điều 14 kiến nghị cần diễn đạt lại để làm rõ hơn bản chất của khái niệm về phương thức giáo dục hòa nhập để phù hợp với cách tiếp cận của thế giới.
“Giáo dục hòa nhập là một quá trình liên tục nhằm cung cấp một nền giáo dục có chất lượng cho tất cả mọi người, tôn trọng sự đa dạng và những khác biệt về nhu cầu, khả năng, đặc điểm và kỳ vọng trong học tập của người học và cộng đồng, loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử”. (Trích kết luận và kiến nghị của kỳ họp lần thứ 48 của Hội nghị quốc tế về giáo dục tại Geneva, tháng 11/2008).
Video đang HOT
Điều 83: Học bổng và trợ cấp xã hội
Khoản 1, cần bổ sung đối tượng được cấp học bổng chính sách là học sinh khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục.
“1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 61 của Luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; Cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật, học sinh khuyết tật thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục”.
Lý do bổ sung: Luật Người khuyết tật năm 2010 có quy định về chính sách về giáo dục đối với Người khuyết tật và Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT -BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 cũng có quy định về chính sách học bổng đối với người khuyết tật thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Chính sách này trên thực tế đã phát huy rất nhiều tác dụng đối với người khuyết tật. Nếu không bổ sung đối tượng này vào Luật thì sẽ không đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật.
Khoản 2, cần bổ sung đối tượng được hưởng trợ cấp và miễn, giảm học phí là người khuyết tật (bỏ cụm từ người khuyết tật có khó khăn về kinh tế).
Lý do bổ sung: Trong thực tế, người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật đương nhiên có nhiều khó khăn nhất là khó khăn về kinh tế. Do đó, nếu chỉ quy định người khuyết tật có khó khăn về kinh tế mới được hưởng trợ cấp và miễn, giảm học phí thì sẽ rất khó thực hiện.
“2. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người khuyết tật, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập.”
Các ý kiến tâm huyết của đại biểu tham dự Hội nghị sẽ được Quốc hội xem xét và đưa vào Luật Giáo dục (sửa đổi) trong thời gian sắp tới, tạo hành lang pháp lý giúp người khuyết tật được bình đẳng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ giáo dục.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Hội nghị:
Các nhóm đang thảo luận góp ý Dự thảo Luật.
Ban quản trị website.
PV
Theo giaoducthoidai
Khuyến nghị về học tập suốt đời trong Luật Giáo dục sửa đổi
Một trong những khuyến nghị của Unicef và Unesco đối với dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi là xem xét phản ánh những nội dung quan trọng về "Học tập suốt đời" vào phần liên quan đến giáo dục thường xuyên.
Ảnh minh họa
Trong khuyến nghị được đưa ra tại hội nghị về các vấn đề trẻ em trong Luật Giáo dục sửa đổi do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Unicef tổ chức tại Hà Nội vừa qua, Unicef và Unesco cho rằng: Một số quốc gia ở Châu Á và Thái Bình Dương đã xác định học tập suốt đời là ưu tiên hàng đầu trong hiến pháp, luật pháp và chính sách quốc gia, đặc biệt là liên quan đến việc thúc đẩy phát triển bền vững.
Mục tiêu phát triển bền vững số 4 hướng tới một nền giáo dục hòa nhập, bình đẳng, có chất lượng và tạo cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Có nhiều định nghĩa về học tập suốt đời, mặc dù chúng khá tương đồng. Học tập suốt đời được mô tả trong Khung hành động 2030 về Giáo dục như sau:
"Gốc rễ của học tập suốt đời chính là việc tích hợp học tập và cuộc sống, với những hoạt động học tập cho người dân ở mọi lứa tuổi (trẻ em, thanh niên, người lớn, người già, trai, gái, nam nữ) và trong mọi hoàn cảnh, bối cảnh của cuộc đời (gia đình, nhà trường, cộng đồng, công sở...), bằng nhiều phương thức khác nhau (chính quy, không chính quy và phi chính quy) nhằm đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng.
Những hệ thống giáo dục nào thúc đẩy học tập suốt đời đều áp dụng cách tiếp cận tổng thể và toàn ngành với sự vào cuộc của tất cả các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo nhằm đảm bảo cung cấp các cơ hội học tập cho mọi người."
Trong bối cảnh Việt Nam, Unicef và Unesco cho rằng, dường như giáo dục thường xuyên được sử dụng để thúc đẩy học tập suốt đời, nhưng giáo dục thường xuyên không nhất thiết phản ánh tất cả các khía cạnh của học tập suốt đời, như đã mô tả trên đây. Do đó, cần xem xét tăng cường những thuộc tính quan trọng của học tập suốt đời.
Những thuộc tính đó bao gồm : (i) sự kết nối giữa các cấp học và trình độ đào tạo nhằm đảm bảo tính mở và mềm dẻo trong các con đường học tập; (ii) đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học, nhất là những đối tượng dễ tổn thương trong đó có người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người di cư, và trẻ em trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương và nhưng người bị ảnh hưởng bởi đói nghèo, và (iii) thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho mọi người, nhất là bình đẳng giới.
Từ những phân tích trên, Unicef và Unesco khuyến nghị xem xét phản ánh những nội dung quan trọng về "Học tập suốt đời" vào phần liên quan đến giáo dục thường xuyên khi sửa đổi Luật Giáo dục.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai.vn
Góp ý Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi Kiến nghị đưa giáo dục người lớn thành một ngành học trong trường đại học Bộ GD&ĐT cùng các trường đại nên nghiên cứu đưa chương trình giáo dục người lớn thành trở thành một ngành học, một quy định trong luật sẽ dễ dàng hơn trong việc giáo dục thường xuyên cho các tầng lớp người dân lao động. Chiều ngày 11/1, Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo góp ý các nội...