Ninh Kiều đẩy mạnh ứng dụng STEM vào trường học
Năm học 2020-2021, Ninh Kiều có 3 trường THCS trong số 24 trường trung học của thành phố được chọn triển khai trọng điểm về giáo dục STEM.
Việc chuẩn bị các điều kiện triển khai công tác này ở các trường đã sẵn sàng, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Học sinh Trường THCS Lương Thế Vinh luôn hứng thú học với hoạt động giáo dục STEM.
Là một trong ba trường THCS của quận Ninh Kiều được chọn triển khai trọng điểm về giáo dục STEM, Trường THCS Lương Thế Vinh đã có gần 2 năm phát động phong trào dạy học tích hợp STEM. Trường đã tổ chức một số hoạt động tập huấn cho giáo viên, học sinh; tổ chức Ngày hội STEM – Education.
Những hoạt động giáo dục STEM đã lan tỏa phong trào thi đua trong dạy và học. Nhiều học sinh có đề tài nghiên cứu ứng dụng vào thực tế cuộc sống, đạt giải thưởng cao ở các cuộc thi, như: School Lab, Khoa học Kỹ thuật cấp thành phố…
Gần đây, đề tài “Z-tracnghiem – Nền tảng học tập trực tuyến” của học sinh Nguyễn Hoàng Quân đoạt giải Nhì tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng TP Cần Thơ lần thứ 9 năm 2019-2020.
Lê Gia Phúc, học sinh lớp 8A1, thành viên đội tuyển học sinh giỏi môn Toán của trường, nói: “Em rất thích giờ học được thầy cô ứng dụng STEM vào giảng dạy, vì được thực hành nhiều, nhớ và hiểu bài sâu hơn”.
Phúc nêu ví dụ về bài thực hành hoa chuyển màu, học sinh phải biết nguyên lý cho hoa hút nước có pha màu (môn Sinh học), thời gian bao lâu hoa sẽ chuyển màu (môn Toán học) và biết cách tỉa nhánh hoa sao cho đẹp (môn Mỹ thuật).
Video đang HOT
Trường THCS Lương Thế Vinh hiện có hơn 2.600 học sinh, với 113 cán bộ, giáo viên. Theo cô Trần Thị Thanh Hà, Tổ trưởng Tổ Toán – Tin, để thực hiện hiệu quả STEM, lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn và mỗi giáo viên phải luôn trau dồi và cập nhật kiến thức, kỹ năng.
Cô Hà nói: “Lúc đầu thực hiện, chúng tôi gặp không ít khó khăn vì giáo dục STEM khá mới, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị đầu tư rất nhiều cho bài giảng. Với quyết tâm của lãnh đạo nhà trường và nỗ lực tập thể giáo viên, đã triển khai thực hiện dạy học tích hợp STEM hiệu quả”.
Cô Lê Thanh Ngọc, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: trường tiếp tục tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên tiếp cận, triển khai hiệu quả giáo dục STEM. Sắp tới, trường phối hợp với Khoa Sư phạm và Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Cần Thơ, tổ chức các khóa về STEM để học sinh, phụ huynh hiểu rõ hơn hình thức, nội dung giáo dục mới này.
Tại Trường THCS An Khánh công tác chuẩn bị cho giáo dục STEM đã sẵn sàng. Cô Hồ Thị Thúy Hằng, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Nhà trường đã quán triệt, triển khai về giáo dục STEM trong cán bộ, giáo viên và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tập huấn; xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động này”.
Trước tiên, giáo viên các tổ chuyên môn cùng xây dựng bài học tích hợp các môn: Toán – Sinh – Lý – Hóa…; tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM; khuyến khích thầy trò tham gia nghiên cứu khoa học. Ban giám hiệu nhà trường đã định hướng cho các giáo viên thực hiện ít nhất một chủ đề/học kỳ; mỗi tổ bộ môn thực hiện 1 trải nghiệm/năm học. “Nhà trường từng bước thành lập CLB Giáo dục STEM để hơn 2.000 học sinh có điều kiện trải nghiệm các hoạt động này”, cô Hằng nói.
* * *
Giáo dục STEM (Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật – Toán học) là phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng thực tiễn, đặc biệt là vận dụng kiến thức liên môn, qua đó giúp học sinh phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cùng với những năng lực tương ứng.
Tại Cần Thơ, nhiều trường đã tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong một số hoạt động trải nghiệm. Năm học 2020-2021, thành phố có 24 trường THCS, THPT được chọn triển khai trọng điểm về giáo dục STEM; trong đó Ninh Kiều có 3 trường THCS: Lương Thế Vinh, Đoàn Thị Điểm, An Khánh.
Thời gian qua, ngành giáo dục quận đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đối với giáo dục phổ thông, các đơn vị đã thực hiện dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ninh Kiều cho biết: tiếp tục tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn giáo dục STEM, đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị dạy học cho các đơn vị. Ngành thường xuyên phối hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường với mục tiêu tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn vào các tình huống thực tiễn…
Đồng thời chú trọng tổ chức nhiều hoạt động giáo dục theo định hướng STEM, Robotics vào các trường, góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông mới.l
Đẩy mạnh giáo dục STEM trong các nhà trường
Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông. Do đó, giáo dục STEM cần được tiếp tục đẩy mạnh trong các nhà trường. Thông tin từ hội thảo "Giáo dục STEM trong giáo dục trung học" do Bộ GD&ĐT vừa tổ chức.
Giáo dục STEM gắn lý thuyết với thực tiễn
Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó có nội dung "thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018".
Đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Thực hiện Chỉ thị số 16, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai giáo dục STEM trong trường học. Từ năm 2017, Bộ đã giao Dự án Phát triển giáo dục THPT 2 trực tiếp tham gia Đề án thí điểm tại 15 tỉnh, thành phố với 60 trường để thực hiện mô hình này. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã quán triệt tinh thần giáo dục STEM trong tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.
Cũng năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch về triển khai Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025"; trong đó có nội dung: Hỗ trợ kinh phí hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp, giáo dục STEM tại một số trường trung học triển khai điểm đại diện cho các vùng kinh tế... Từ phong trào học sinh nghiên cứu khoa học, cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đã được tổ chức hàng năm, góp phần quan trọng vào thực hiện giáo dục STEM trong các nhà trường.
Giáo dục STEM với chiến lược thu hút nữ sinh học và lựa chọn nghề nghiệpĐỌC NGAY
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, giáo dục STEM có nhiều lợi ích tích cực. Một trong những điểm mạnh của hoạt động này là giáo dục theo hướng tích hợp liên môn thay dạy đa môn rời rạc. Đây là cách tiếp cận mới, rất thiết thực, cần thiết. Bởi lẽ để giải quyết các vấn đề của thực tiễn thì không chỉ cần đến kiến thức của một môn học mà phải tổng hoà, tích hợp kiến thức của nhiều môn học.
Điểm mạnh tiếp theo của giáo dục STEM là dạy học gắn với thực tiễn, "học đi đôi với hành". Khi đó, "Toán học không chỉ phục vụ cho môn Toán mà là phục vụ cuộc sống". Giáo dục STEM đồng thời thay đổi phương thức học tập là học qua làm, học qua nghiên cứu, giúp học sinh tìm tòi khám phá tri thức, từ đó hình thành phẩm chất năng lực. Chương trình GDPT mới có mục đích cốt lõi cũng là hình thành phẩm chất năng lực thông qua việc học sinh đổi mới cách học, cách nghĩ. "Do đó, giáo dục STEM cần được tiếp tục đẩy mạnh trong các nhà trường. Đây thực sự là một phương pháp giáo dục hiện đại", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.
Nâng cao nhận thức về giáo dục STEM
Đánh giá kết quả 3 năm triển khai các hoạt động thí điểm giáo dục STEM tại cơ sở giáo dục trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Nguyễn Xuân Thành cho biết, hoạt động này đã được nhiều cơ sở thực hiện hiệu quả, đảm bảo mục tiêu, phù hợp điều kiện thực tế nhà trường. Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Những năm qua, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện giáo dục STEM; tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên các trường triển khai thí điểm hoạt động giáo dục này. Điều đó đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên trung học nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hoạt động giáo dục STEM có hiệu quả.
Đẩy mạnh giáo dục STEM trong các nhà trường.
Tuy nhiên, việc triển khai giáo dục STEM cũng còn một số khó khăn, hạn chế, trong đó có hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cộng đồng. Khái niệm giáo dục STEM còn được hiểu khác nhau. Hoạt động giáo dục STEM là vấn đề còn mới mẻ đối với nhiều trường học và nhiều giáo viên. Một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của hoạt động giáo dục STEM. Tâm lý nhiều học sinh và phụ huynh học sinh vẫn chỉ quan tâm đến các môn văn hóa để chuẩn bị cho các kỳ thi. Vì vậy, có những em có năng lực khoa học nhưng không được cha mẹ học sinh ủng hộ tham gia hoạt động STEM.
Là chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu về giáo dục STEM, PGS.TS Lê Huy Hoàng - Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật, ĐHSP Hà Nội, Chủ biên Chương trình môn Công nghệ trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cũng nhấn mạnh vai trò của nhận thức đúng, đủ về STEM. "Khi phỏng vấn giáo viên, phục vụ đề tài nghiên cứu về giáo dục STEM, tôi thấy thầy cô có góc nhìn khác nhau, quan niệm chưa thống nhất về giáo dục STEM, mặc dù Bộ GD&ĐT đã có nhiều tài liệu trình bày môt cách tương đối tổng quát, dễ hiểu liên quan đến nội dung này. Do đó, để triển khai giáo dục STEM được hiệu quả, việc đầu tiên cần thực hiện là giúp giáo viên, học sinh, hiểu đúng, đủ, sâu về hoạt động này", PGS Lê Huy Hoàng nói.
Khi thảo luận tìm giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh giáo dục STEM trong trường phổ thông, nhiều đại biểu khác tham dự hội thảo cũng đề xuất phải nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, cộng đồng về hoạt động giáo dục này. Đây chính là nhiệm vụ đầu tiên Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý ngành giáo dục thực hiện trong thời gian tới.
Nâng cao nhận thức về giáo dục STEM Nâng cao nhận thức về giáo dục STEM là việc quan trọng cần làm, cũng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục STEM trong thời gian tới. Ảnh minh họa/internet Hạn chế nhận thức là 1 khó khăn khi triển khai giáo dục STEM Chiều 19/6, tại Đà Nẵng, hội thảo Giáo dục STEM trong...