Ninh Bình: Vững vàng cùng đổi mới giáo dục
Năm học 2019-2020, ngành GD&ĐT Ninh Bình không ngừng đẩy mạnh các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phát huy kết quả đạt được toàn ngành tự tin bước vào năm học mới.
Ngành GD&ĐT Ninh Bình tự tin bước vào năm học mới.
Thành quả ấn tượng
Theo Sở GD&ĐT Ninh Bình, năm học qua toàn ngành đã tích cực phối hợp với ngành y tế thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đồng thời giữ vững kỷ cương nền nếp trường lớp, duy trì hoạt động chuyên môn theo quy định.
Việc tổ chức dạy học trên truyền hình đối với học HS lớp 9 THCS, lớp 12 THPT, GDTX trong thời gian nghỉ học ở trường do dịch có chất lượng tốt.
Các nhà trường, thầy cô đã tích cực, chủ động liên hệ với HS và cha mẹ HS trong việc quản lý, hướng dẫn việc học tập tại nhà trong thời gian nghỉ học ở trường.
Một số trường học đã giới thiệu, hướng dẫn việc tự học trên mạng Internet theo hình thức học trực tuyến cho HS có nhu cầu và có điều kiện. Các nhà trường đã thực hiện kế hoạch giáo dục có điều chỉnh nội dung dạy học và việc đánh giá kết quả học tập của HS đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch thời gian năm học.
Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất trường lớp học
Có thể nói, năm học qua những kết quả nổi bật của ngành GD&ĐT Ninh Bình đã được thể hiện rõ ràng ở từng cấp học.
Với giáo dục MN, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ không ngừng được nâng lên. Toàn tỉnh Ninh Bình có 99,97% trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo được nuôi bán trú tại trường. 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng của Who..
Với giáo dục TH, kết quả nổi bật phải kể tới đó là tỷ lệ HS các lớp 3, 4, 5 học Tiếng Anh 4 tiết/tuần chiếm 91,31%; tỉ lệ HS lớp 1, 2 được làm quen với tiếng Anh chiếm 67% ở lớp 1, chiếm 71,5% ở lớp 2. Tỷ lệ HS từ lớp 3 trở lên được học Tin học chiếm 80,71%…
Ở bậc THPT, năm học qua cũng được ghi nhận là năm khởi sắc của ngành giáo dục Ninh Bình khi chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. HS có học lực khá, giỏi ở cấp THCS đạt tỷ lệ 64,29%; ở cấp THPT đạt tỷ lệ 69,53%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS toàn tỉnh đạt 99,76%.
Video đang HOT
Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ GV
Việc triển khai thực hiện CTGDPT và SGK mới cũng được đánh giá tích cực. Ngành giáo dục đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh lựa chọn SGK lớp 1 theo đúng quy định đảm bảo khách quan đồng thời phối hợp với các đơn vị phát hành sách chuẩn bị điều kiện cung ứng SGK cho HS trước năm học mới. CB, GV được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về CTGDPT 2018 theo kế hoạch…
Có thể nói, năm học qua là năm học ngành GD&ĐT Ninh Bình thu được nhiều kết quả nổi bật đáng tự hào.
Minh chứng là quy mô trường, lớp các cấp học tiếp tục được duy trì ổn định, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được củng cố vững chắc và nâng cao.
Các điều kiện thực hiện CTGDPT 2018 được tích cực chuẩn bị theo đúng kế hoạch. Đội ngũ CBQL, GV cơ bản đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng lên; tổ chức có hiệu quả các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên. Cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố toàn ngành đạt 88%.
Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia các cấp học đều đạt và vượt chỉ tiêu UBND tỉnh giao năm 2019, tỷ lệ trường MN mức độ 1, TH mức độ 2 và THCS vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI.
Toàn ngành đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Việc hướng dẫn HS tự học tại nhà và việc tổ chức dạy học trên truyền hình đảm bảo chất lượng, có hiệu quả tốt góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đặc biệt, Ninh Bình đã tổ chức các kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2020-2021 và thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt kết quả tốt, được các cấp quản lí và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao.
GV và HS chủ động trong triển khai CT và SGK mới.
Tự tin bước tiếp
Bên cạnh những kết quả đáng tự hào, ngành GD&ĐT Ninh Bình đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại để có bước tiến nhanh và hiệu quả hơn trong năm học mới.
Theo đánh giáo của Sở GD&ĐT Ninh Bình, năm qua tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài có tác động không nhỏ đến các hoạt động giáo dục tại trường học.
Ngành GD&ĐT cũng chưa khắc phục được tình trạng quá tải HS/lớp, cơ sở vật chất một số trường học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Vẫn còn tình trạng thiếu phòng học, phòng học xuống cấp chậm được cải tạo, nâng cấp; thiếu đồ dùng, trang thiết bị dạy học.
Một số địa phương còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ cơ cấu GV ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục HS và việc đáp ứng yêu cầu đổi mới; chưa khắc phục được tình trạng mất cân đối, không đồng bộ về cơ cấu, chủng loại GV ở cấp TH và THCS.
Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của thủ trưởng một số đơn vị có lúc chưa kịp thời, chưa thực hiện nghiêm quy định về hoạt động ngoài giờ lên lớp; tổ chức hoạt động của thư viện hiệu quả chưa cao…
Với khí thế và quyết tâm cao để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiên thắng lợi đổi mới CT và SGK mới, bước sang năm học 2020 -2021 ngành GD&ĐT Ninh Bình sẽ tập trung triển khai đồng loạt nhiều nhiệm vụ.
Đó là phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục; Nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQLGD; Nâng cao chất lượng giáo dục; triển khai thực hiện CTGDPT mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng HS sau THCS. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao…
Vượt khó để dạy học hiệu quả
Để phát triển năng lực học sinh, cùng với nội dung chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm đạt được mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 đề ra.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Ninh Thắng (Hoa Lư - Ninh Bình) thực hành trong giờ Tiếng Việt 1. Ảnh: NTCC
Dẫu còn bất cập song các địa phương, nhà trường vẫn nỗ lực vượt khó để làm tốt công tác dạy - học.
Hỗ trợ quan trọng
Yêu cầu đổi mới CTGDPT, nội dung và phương pháp dạy học tất yếu kéo theo việc đổi mới về cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng. Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ đắc lực, được lồng ghép trong các môn học với những đặc thù riêng.
Theo đánh giá của các thầy cô giáo, sử dụng thiết bị dạy họchiệu quả không chỉ góp phần hình thành tư duy khoa học cho học sinh (HS) mà còn góp phần phát triển kỹ năng nghề nghiệp của chính GV.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên 2 bộ sách Tiếng Việt 1 mới là Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo) bày tỏ: Không thể nói nếu thiếu thiết bị, GV không giảng dạy được. Tuy nhiên, thiết bị dạy học hỗ trợ thêm rất nhiều cho GV trong quá trình dạy học.
Thực tế cũng cho thấy, ở những địa phương, nhà trường được trang bị đầy đủ máy móc, máy chiếu, thiết bị dạy học hiện đại, GV sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian cho giảng dạy, hoạt động dạy - học nâng cao chất lượng hiệu quả. Mặt khác, nếu GV chỉ dùng SGK trong quá trình giảng dạy trên lớp, không có thiết bị dạy học... sẽ mất thời gian hơn để hỗ trợ HS tiếp cận bài học, phương pháp dạy học đơn điệu, thiếu sinh động, hấp dẫn. Việc học và tiếp thu bài trên lớp của HS giảm hiệu quả đáng kể.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng lấy ví dụ: 1 tiết học có 35 phút, nếu GV chỉ sử dụng SGK để dạy có thể "cháy" giáo án nhưng nếu tận dụng được máy tính, màn hình, máy chiếu... hoạt động dạy học không chỉ diễn ra suôn sẻ hơn mà còn hấp dẫn, cuốn hút HS học tập. Cụ thể, với môn Tiếng Việt 1, khi HS có đủ bảng cài, bảng chữ cái có thể thực hành, học tập hiệu quả ngay trên lớp.
Ông Phạm Văn Tỉnh - Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Ninh Bình) cũng khẳng định: Thiết bị dạy học chắc chắn phải có trong quá trình triển khai CTGDPT mới. Nếu không có thiết bị, việc dạy - học khó hiệu quả. Đặc biệt với môn Tiếng Việt 1, ở những tuần đầu giảng dạy nếu dạy "chay" không có trang thiết bị hỗ trợ GV sẽ khó khăn khi dạy HS nắm bắt âm, vần, tiếng... Và khi HS học không tốt môn Tiếng Việt, không đọc thông, viết thạo... cũng khó khăn hơn trong việc học tốt các môn học khác.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Khánh Nhạc B (Yên Khánh - Ninh Bình). Ảnh: NTCC
Linh hoạt thiết bị dạy học
Danh mục thiết bị dạy học được Bộ GD&ĐT ban hành, dựa theo yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình môn học và sử dụng thống nhất.
Mặt khác, yêu cầu của CTGDPT 2018 là nâng cao kỹ năng thực hành cho HS, do đó trang bị đủ thiết bị dạy học là yêu cầu tối thiểu. Ngoài ra nhà trường, GV có thể mua sắm, tự tạo thêm các thiết bị ngoài danh mục nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
Để chuẩn bị thiết bị dạy học trong CTGDPT mới, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT và trường tiểu học rà soát thực trạng thiết bị dạy học và phân loại theo các nhóm (Còn sử dụng được; Hư hỏng nhưng có thể cải tạo, sửa chữa được; Hư hỏng hoàn toàn). Dựa trên kết quả rà soát xây dựng Kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung (có chọn lọc), ưu tiên thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 1...
Thầy Lê Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý 1 (Mường Lát - Thanh Hóa) chia sẻ: Năm học này nhà trường chọn bộ SGK "Cánh diều" đưa vào dạy học cho HS lớp 1. Để hình thành kiến thức, chuyển từ âm vần sang kênh hình, khi dạy học đòi hỏi GV phải có các thiết bị dạy học hỗ trợ như ti vi, sách điện tử...
Hiện tại, trường có 9 điểm trường nhưng mới có 1 bộ thiết bị dạy học. Nhà trường đặt bộ thiết bị tại điểm trường chính, 8 điểm lẻ chưa có nên việc dạy học vất vả hơn. Tuy nhiên, với tinh thần khắc phục khó khăn, trường yêu cầu GV tận dụng những đồ dùng dạy học từ năm trước, kết hợp đồ dùng dạy học tự tạo. Như vậy, việc dạy học sẽ thêm hiệu quả, giúp HS nhanh chóng bắt nhịp với chương trình và kiến thức mới.
GS.TS Đỗ Tiến Đạt, Chủ biên môn Toán 1 bộ SGK "Cánh diều" cũng khẳng định: Môn Toán 1 trong CTGDPT 2018 vẫn tuân thủ tối thiểu các thiết bị dạy học theo thông tư 05/2019/TT-BGDĐT. Do đó trang thiết bị dạy học không có gì thay đổi lớn so với chương trình GDPT hiện hành. (Thêm 2 hình lập phương và chữ nhật, GV hoàn toàn có thể tự tạo để đưa vào dạy học).
Như vậy, các nhà trường có thể thu gom lại thiết bị dạy học từ năm trước bổ sung vào thiết bị còn thiếu của năm nay. Ngoài ra có thể yêu cầu GV tự tạo đồ dùng dạy học với các đồ dùng đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện để đưa vào giảng dạy.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng Chủ biên môn Tiếng Việt 1 bộ sách "Kết nối tri thức" và "Chân trời sáng tạo" cũng khẳng định: Thiết bị dạy học từ năm ngoái (đối với môn Tiếng Việt 1) gần như không có sự thay đổi nên các trường hoàn toàn có thể tận dụng lại. Mặt khác, quá trình giảng dạy đội ngũ GV cần linh hoạt hơn trong việc sử dụng trang thiết bị dạy học cũ để đưa vào bài giảng trong chương trình SGK lớp 1 mới.
Sở GD&ĐT Ninh Bình quán triệt các nhà trường trong trường hợp thiết bị mới chưa đầy đủ sẽ tận dụng lại thiết bị năm trước. Thậm chí, GV có thể tham gia tự tạo đồ dùng học tập đơn giản để phục vụ tức thời cho dạy học thực tế và phù hợp với đối tượng HS trên lớp. Chính vì vậy, việc thiếu thiết bị dạy học tạm thời không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hiệu quả của dạy học thực tế, đặc biệt với HS lớp 1 thực hiện CT và SGK mới. - Ông Phạm Văn Tỉnh
Có nên tiếp tục mô hình "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa"? Mục tiêu của đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới sách giáo khoa gắn với xã hội hóa việc "soạn", in ấn sách không chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh mà sâu xa hơn tạo cho đất nước nguồn nhân lực có chất lượng cao trong tương lai cũng như tạo ra một...