Ninh Bình triển khai hệ thống dạy học trực tuyến cho học sinh
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản đồng ý triển khai hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm học 2020-2021.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Ninh Bình, đến nay 100% các trường Tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT); trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), Tin học và ngoại ngữ tỉnh và các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã triển khai thử nghiệm hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet.
Kết quả triển khai cho thấy: Về bài học và học liệu được đăng tải các video, các bài giảng, bài tập, bài kiểm tra được tổ/nhóm chuyên môn, Ban giám hiệu/Ban giám đốc phê duyệt, góp phần xây dựng tài nguyên cho kho học liệu số, ngân hàng câu hỏi để phục vụ chung cho nhiều người và sử dụng lâu dài.
Học sinh trường THPT Nguyễn Huệ (Ninh Bình) học trực tuyến qua Internet trong mùa dịch Covid-19.
Đối với giáo viên, tổ chức các hoạt động học cho học sinh bao gồm: tạo các khóa học trực tuyến, thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên; tổ chức thi trực tuyến, kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trực; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.
Học sinh được giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn hướng dẫn về kỹ năng sử dụng hệ thống eLearning trước khi tham gia bài học. Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên; hoàn thành và nộp sản phẩm học tập để được kiểm tra, đánh giá. Tự học thông qua các bài giảng eLearning trong kho học liệu.
Trong quá trình tổ chức dạy học trên hệ thống dạy học trực tuyến, giáo viên bộ môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet. Ngoài ra, học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua những bài test trực tuyến của hệ thống.
Các em học sinh ở Ninh Bình không ngừng được nâng cao kiến thức về tin học để đáp ứng việc học trực tuyến qua Internet.
Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Ninh Bình, hệ thống mô-đun có nhiều nội dung phong phú bao quát được các hoạt động của nhà trường, công ty có đội ngũ kĩ thuật hùng hậu, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị khi cần; Hệ thống dạy học trực tuyến bước đầu có những ưu điểm đối với việc tổ chức dạy học trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch bệnh, cũng như hướng dẫn học sinh ôn tập. Giúp giáo viên và học sinh làm quen với việc ứng dụng công nghệ trong công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học;
Tổ chức, quản lý lớp học qua Internet giúp giáo viên, học sinh có thể tương tác được với nhau. Giáo viên có công cụ giúp thiết kế bài giảng, giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh trực tuyến. Bản thân học sinh có thể theo dõi biết được kết quả học tập của bản thân mình và các bạn khác. Giúp các em có thêm động lực để cố gắng vươn lên trong học tập. Phụ huynh có thể theo dõi lịch sử tiến trình học của học sinh để kịp thời động viên khuyến khích việc học tập của con, em mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục;
Video đang HOT
Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh trong việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Căn cứ Biên bản hợp tác số 01/BB-BTTTTBGDĐT ngày 26/3/2020 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ GD&ĐT trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và đẩy nhanh chuyển đổi số và tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh, ngày 13/10/2020, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành văn bản số 622/UBND-VP6 triển khai hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet cho giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình đồng ý triển khai hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm học 2020-2021 và giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố thực hiện các bước quy trình để triển khai Hệ thống dạy học trực tuyến đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đồng bộ, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, an toàn an ninh mạng, đáp ứng các chức năng, tính năng kỹ thuật theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông và phù hợp với Khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Ninh Bình;
Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện theo quy định.
Dạy - học mùa COVID-19: kịch bản nào?
Chuẩn bị trước các phương án để không bị động là cách một số nhà trường tự "phòng thân" trong tình thế chưa có chỉ đạo cụ thể của các cấp quản lý, không chỉ của ngành giáo dục.
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM) đi học trong mùa dịch bệnh COVID-19 đeo khẩu trang, rửa tay trước khi vào lớp - Ảnh: TỰ TRUNG
Thế nhưng hầu hết các trường vẫn đang mong có một quy định cụ thể để chủ động hơn nữa khi còn nhiều ngổn ngang mà năm học mới đã gần kề.
Chuẩn bị nhiều phương án
Thầy Nguyễn Xuân Khang - hiệu trưởng Trường phổ thông liên cấp Marie Curie (Hà Nội) - cho biết theo kế hoạch, ngày 3-9 học sinh của trường tập trung chuẩn bị cho khai giảng ngày 5-9 và bắt đầu thời gian thực học.
Ở thời điểm này, hi vọng dịch bệnh có thể kiểm soát được để học sinh đi học bình thường. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn không lường trước được, vì thế, rút kinh nghiệm từ năm học trước, nhà trường đã có chuẩn bị phương án khác nhau.
"Trường hợp dịch bệnh còn phức tạp, TP yêu cầu học sinh không đến trường hoặc thực hiện đi học giãn cách, chúng tôi sẽ áp dụng phương án 2 là dạy học trực tuyến toàn bộ hoặc một phần. Để chủ động, nhà trường đã đầu tư cho hạ tầng CNTT, thiết kế bài giảng trực tuyến. Giáo viên và học sinh đã có một thời gian tập huấn và triển khai dạy học trực tuyến" - thầy Khang chia sẻ.
Tuy nhiên, thầy Khang cũng băn khoăn về việc học sinh lớp 1 sẽ gặp khó khăn nếu nhà trường phải dạy học trực tuyến hoàn toàn. Theo thầy Khang, học sinh lớp 1 từ mầm non lên còn nhiều bỡ ngỡ, chưa vào nề nếp, cũng chưa thể học trực tuyến được. Nên nếu tình huống này xảy ra cần có sự hướng dẫn để điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình chậm hơn.
Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cũng đã xây dựng các phương án dạy học khác nhau để "chủ động đối phó với dịch bệnh". Theo cô Nguyễn Thị Nhiếp - hiệu trưởng nhà trường, học kỳ 2 của năm học trước, dù chỉ là giải pháp tình thế nhưng thực tiễn đó rất đáng giá để nhà trường rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch chủ động cho năm nay, từ cách quản lý, kiểm soát chất lượng dạy học trực tuyến đến việc thiết kế chủ đề, bài học.
"Trong tình huống học sinh đi học bình thường, chúng tôi vẫn sử dụng hình thức dạy học qua Internet để bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp để tiết kiệm thời gian cho giáo viên đổi mới phương pháp. Nếu như có dịch bệnh bùng phát hoặc lý do khác mà học sinh không đến trường, việc chuyển sang dạy học trực tuyến sẽ chủ động hơn" - cô Nhiếp chia sẻ.
Học sinh Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội) trở lại trường vào học kỳ 2 sau đợt nghỉ vì dịch COVID-19 rất dài - Ảnh: CHU HÀ LINH
Học phí dạy - học trực tuyến: tính sao?
Đây cũng là một vấn đề mà không chỉ các trường, còn có nhiều phụ huynh rất quan tâm. Theo thầy Khang, để phụ huynh không bị động và có phản ứng tiêu cực, nhà trường sẽ công khai kế hoạch dạy học trực tuyến trong tình huống cần thiết và trưng cầu ý kiến về mức học phí.
"Sẽ không thể thu học phí 100% như dạy học trực tiếp, nhưng mức cụ thể bao nhiêu cần có sự thỏa thuận, chia sẻ ủng hộ của cha mẹ học sinh" - thầy Khang nói.
Tuy nhiên, không phải nhà trường nào cũng chủ động xây dựng phương án ứng phó. Việc trông đợi vào chỉ đạo của cấp trên vẫn phổ biến. Trong khi tới thời điểm này, các hướng dẫn cho nhà trường về việc chuẩn bị các phương án khác nhau để lường trước những tình huống cụ thể có thể xảy ra trong năm học đang đến gần vẫn chưa có.
Tại TP.HCM, thời điểm này học sinh các trường công lập chưa tựu trường nhưng đa số học sinh các trường ngoài công lập đều đã bước vào năm học mới.
Một số phụ huynh băn khoăn gọi điện đến báo Tuổi Trẻ phản ảnh: "Trường của con tôi đưa ra điều khoản mới là trong trường hợp các cơ quan chức năng yêu cầu đóng cửa trường học thì nhà trường sẽ triển khai hình thức dạy và học trực tuyến. Và như vậy phụ huynh phải thanh toán đầy đủ toàn bộ học phí và sẽ không hoàn lại - ngay cả trong trường hợp phụ huynh tự rút học sinh ra khỏi trường hoặc không tham gia học trực tuyến. Luật có cho phép như vậy không? Bộ GD-ĐT có quy định như thế nào trong việc dạy và học online? Nếu nhà trường dạy online nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn thì sao?".
Giáo viên cũng bối rối
Hiệu trưởng một trường THPT ở TP.HCM còn đề xuất trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, vị này đoán chắc sẽ phải kết hợp dạy trực tiếp và dạy trực tuyến nên mong Bộ GD-ĐT sớm ban hành thông tư về tổ chức dạy học trực tuyến. Trên cơ sở đó, các trường sẽ xây dựng kế hoạch năm học cụ thể.
"Đợt nghỉ học vì dịch bệnh vừa rồi là chúng tôi rất lúng túng, việc dạy trực tuyến cũng diễn ra theo kiểu động viên là chính. Những thầy cô không rành về CNTT nhà trường cũng du di. Tuy nhiên, năm học tới nếu Bộ GD-ĐT đã có thông tư hướng dẫn thì giáo viên sẽ không thoái thác được" - vị này nói.
Thạc sĩ Nguyễn Hồ Thụy Anh, cố vấn chương trình học tiếng Anh online Apax Story Time, chia sẻ rằng không phải cứ hô hào dạy trực tuyến là giáo viên có thể làm được ngay và dạy hiệu quả. Các giáo viên cũng không thể bê nguyên xi giáo án dạy trực tiếp qua dạy trực tuyến.
Hiện nay, nhiều giáo viên đã quen với phương pháp truyền thụ một chiều, nhiều học sinh cũng quen với cách học mà giáo viên phải "cầm tay chỉ việc" từng chút một.
"Cứ thử tưởng tượng: giáo viên dạy qua mạng mà nói liên tục trong mấy chục phút trong tình trạng mạng chập chờn thì rất có thể học sinh sẽ mở máy để đó nhưng các em làm việc khác. Thế nên, các thầy cô cần được tập huấn để soạn giáo án cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh, biết sử dụng nguồn học liệu phong phú trên mạng, có kỹ năng gợi mở, đưa ra những câu hỏi dẫn dắt nhằm phát huy tinh thần tự học của học sinh..." - bà Thụy Anh gợi mở.
Chúng tôi cần hướng dẫn của Sở Y tế và Sở GD-ĐT trong trường hợp chẳng may trong trường có 1 học sinh bị nhiễm COVID-19 thì nhà trường cần làm gì, kịch bản sẽ diễn ra như thế nào với những học sinh còn lại? Trường hợp như thế nào thì học sinh nghỉ học ở nhà? Năm học còn chưa bắt đầu mà nhiều phụ huynh đã lo lắng gọi điện thắc mắc khiến ban giám hiệu nhà trường cũng rất lo.
(hiệu trưởng một trường tiểu học ở nội thành TP.HCM)
Phụ huynh: ngổn ngang nhiều câu hỏi
- Năm học mới sắp tới trong bối cảnh có thể lại có các tình huống không mong muốn thì không thể nói bất ngờ như đợt rồi nữa. Tôi đề nghị ngành GD-ĐT phải có kịch bản cụ thể, đảm bảo cho học sinh hoàn thành chương trình năm học một cách tốt nhất. Chúng tôi muốn biết trong bối cảnh dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp như hiện nay thì chương trình giảng dạy cho bậc phổ thông có được giảm tải như năm học trước không? Bao nhiêu phần trăm sẽ học trực tiếp, những phần nào sẽ học online, cách thức kiểm tra - đánh giá ra sao, thi tốt nghiệp THPT sẽ như thế nào...
- Bộ GD-ĐT có quy định như thế nào trong việc dạy và học online? Nếu nhà trường dạy online nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn thì sao?
(Ý kiến một số phụ huynh gửi đến Tuổi Trẻ)
TP HCM: Các trường trung học hoàn thành kiểm tra học kỳ 2 vào ngày 30/6 Đây là một trong những quy định trong hướng dẫn dạy học, kiểm tra học kỳ và số cột điểm kiểm tra đánh giá học kỳ 2 năm học 2019-2020 của Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh từ giờ tới khi kết thúc năm học. Theo đó, để tổ chức dạy học và thực hiện kiểm tra, đánh giá phù hợp với điều...