Ninh Bình: Thúc đẩy dạy học STEM
Thực hiện Kế hoạch năm học 2019 – 2020, phòng GDĐT, Sở GD&ĐT Ninh Bình đã phối hợp với Trường THPT Gia Viễn C tổ chức chuyên đề cấp tỉnh: “Dạy học tích hợp Khoa học – Công nghệ – Kĩ thuật – Toán học (STEM)”.
Phiên khai mạc chuyên đề
Giáo dục STEMlà một cách tiếp cận liên ngành, liên môn học trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, tại đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối trường học, cộng đồng, nơi làm việc để từ đó phát triển năng lực trong lĩnh vực STEM.
Ông Đỗ Văn Thông – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tham quan sản phẩm Máy phát điện
Chuyên đề Dạy học STEM gồm 3 phần: Phần 1: Báo cáo khái quát về dạy học STEM tại Hội trường; Phần 2: Dự giờ minh họa tại lớp 12B1; Phần 3: Tham quan các gian trưng bày sản phẩm dạy học STEM .
Tại phần 1, các đại biểu và các thầy cô giáo tham dự đã có cái nhìn khái quát nhất về dạy học STEM: Hình thức tổ chức thực hiện dạy học STEM trong nhà trường; xây dựng Kế hoạch giáo dục có lồng ghép dạy học STEM; thiết kế khung giáo án dạy học STEM; quy trình dạy học STEM.
Video đang HOT
Phần 2, các thầy cô dự tiết dạy minh họa tại lớp 12B1 với chủ đề POLIME – Giảm thiểu rác thải túi NILON.
Trước thực trạng người dân đang lạm dụng túi NILON gây ô nhiễm môi trường, vận dụng kiến thức khoa học, các em học sinh đã thiết kế ra các túi đa năng sử dụng hữu ích trong cuộc sống góp phần giảm thiểu sử dụng túi NILON, qua đó các em đã tuyên truyền thông điệp ” Cùng chung tay bảo vệ môi trường”.
Phần 3, các đại biểu tham quan gian trưng bày các sản phẩm dạy học STEM: Thiết kế làm hòm, giá đựng sách dạng thu nhỏ; chủ đề Gluxit và sức khỏe; Xe cân bằng; máy phát điện; thuốc thử A xít – ba zơ từ hoa đậu biếc.
Tại các gian trưng bày các thầy cô giáo đã truyền tải cách tổ chức các bài học STEM còn học sinh thể hiện được quá trình làm việc nhóm, sự sáng tạo, sự hiểu biết của mình về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Toán, Kĩ thuật.
Học sinh hứng thú thực hiện sản phẩm STEM
Qua chuyên đề dạy học STEM, học sinh học được quy trình tạo ra một sản phẩm là: Tìm hiểu nhu cầu thực tế; lên ý tưởng; vẽ bản thiết kế; chuẩn bị vật liệu dụng cụ; chế tạo; thử nghiệm – đánh giá; chỉnh sửa; hoàn thành sản phẩm; tuyên truyền sản phẩm. Từ đó học sinh phát huy được năng lực, sở trường, đam mê khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh và học được kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Chuyên đề là sự đóng góp công sức, trí tuệ của tập thể cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh nhà trường, dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT trong quá trình tích cực đổi mới dạy và học cũng như chuẩn bị hành trang sẵn sàng thực hiện chương trình GDPT 2018.
Chuyên đề cũng là dịp để các thầy cô trao đổi, học hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là phương pháp, kĩ thuật dạy học STEM, là hoạt động thiết thực trong tuần lễ cao điểm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay.
Theo GDTĐ
Ninh Bình: Hướng dẫn quy đổi, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh
Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa có công văn số 1389 /SGDĐT-TCCB hướng dẫn tạm thời việc quy đổi, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh phục vụ cho công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức của tỉnh.
Ảnh minh họa/nguồn internet
Cụ thể như sau: Trình độ chuẩn ngoại ngữ của công chức, viên chức (theo các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng hiện hành) thực hiện theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gọi tắt là Thông tư số 01).
Danh sách các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thực hiện theo văn bản số 538/QLCL-QLVBCC ngày 20/5/2019 của Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông báo mới thì thực hiện theo thông báo mới được ban hành).
Các trình độ ngoại ngữ tiếng Anh khác được quy đổi giá trị tương đương Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể như sau:
Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh do các cơ sở đào tạo trong nước tổ chức thi và cấp chứng chỉ hợp pháp, gồm: Chứng chỉ tiếng Anh trình độ A, B, C theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30/01/1993 của Bộ GD&ĐT quy định chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C (gọi tắt là Quyết định số 177) và Chứng chỉ tiếng Anh trình độ A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008 của Bộ GD&ĐT quy định chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành (gọi tắt là Quyết định số 66).
Việc quy đổi giá trị tương đương các chứng chỉ trên với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thực hiện như sau:
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
Chứng chỉ tiếng Anh do các tổ chức khảo thí nước ngoài tổ chức thi và cấp sử dụng có giá trị thay thế trình độ A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo bảng quy chuẩn trình độ tại Mục 4 - Kiểm tra đánh giá, Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành.
Chương trình này được thiết kế dựa trên Khung trình độ chung Châu Âu (CEF) và tiệm cận các chuẩn trình độ quốc tế. Vì vậy, trình độ đầu ra của các trình độ đào tạo trong chương trình sẽ tiệm cận với các chuẩn kiểm tra đánh giá quốc tế hiện nay.
Việc quy đổi, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ được triển khai thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh. Khi các Bộ, ngành Trung ương có quy định cụ thể về việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thì thực hiện theo quy định mới.
Trịnh Huyền
Theo GDTĐ
Ninh Bình lên kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục địa phương Kế hoạch triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương đối với cấp THCS và THPT đã được Sở GD&ĐT Ninh Bình ban hành. Nội dung giáo dục địa phương được xây dựng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị - xã hội, môi trường, hướng...