Ninh Bình nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng thiết bị dạy học
Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra đột xuất một số cơ sở giáo dục việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học, tài liệu giáo dục.
Ảnh minh họa
Đảm bảo yêu cầu
Theo Sở GD&ĐT Ninh Bình kết quả kiểm tra tại 9 cơ sở giáo dục cho thấy: Việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em ở lớp 1 đã theo quy định. Lớp 2, 3 có máy chiếu hoặc ti vi lắp đặt tại các lớp. Lớp 4, 5 đang sử dụng thiết bị đã cấp từ trước. Lớp 6, 7 có máy chiếu hoặc ti vi lắp đặt tại các lớp. Lớp 8, 9 sử dụng chủ yếu thiết bị đã cấp theo chương trình GDPT 2006.
Về tài liệu giáo dục, các cơ sở giáo dục có đủ các bộ sách đang giảng dạy đã được phê duyệt đối với lớp 1,2,3, lớp 6,7; sách giáo khoa hiện hành đối với lớp 4,5 và lớp 8,9. Một số cơ sở giáo dục có bổ sung các loại sách tham khảo theo danh mục sách được UBND tỉnh phê duyệt.
Các trường đã xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học; có sổ theo dõi mượn trả thiết bị của giáo viên theo năm học, tổ chức kiểm kê thiết bị dạy học vào cuối năm học. Qua kiểm tra việc sử dụng thiết bị trong giờ dạy, giáo viên có sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp theo kế hoạch bài dạy.
Một số cơ sở giáo dục có ti vi thông minh hoặc máy chiếu được lắp đặt ở tất cả các lớp học, còn hoạt động tốt để tổ chức việc giảng dạy các môn học và hoạt động giáo dục có chất lượng, hiệu quả.
Việc quản lý, sử dụng tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em hàng năm ở các cơ sở giáo dục đã tổ chức rà soát, đánh giá thiết bị dạy học hiện có để tiếp tục sử dụng;
Video đang HOT
Đã xây dựng kế hoạch sử dụng và quản lý thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi và học liệu theo năm học; xây dựng quy chế quản lý tài sản công; báo cáo tình hình thực hiện quản lý tài sản công và thực hiện niêm yết công khai thiết bị tại cơ sở giáo dục.
Kiểm tra xác suất một số thiết bị đồ dùng tại một số trường Mầm non được mua từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa giáo dục; quy trình trình tiếp nhận, bàn giao đảm bảo quy định; hồ sơ, chứng từ đảm bảo theo quy định. Thiết bị sử dụng đúng mục đích, tính an toàn.
Có cơ sở giáo dục đã tự sửa chữa một số thiết bị bị hỏng, tự làm một số thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Hồ sơ quản lý các thiết bị cơ bản đủ chủng loại…
Thiết bị dạy học đã được quản lý, sử dụng hiệu quả ở nhiều trường.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng thiết bị dạy học
Bên cạnh những mặt đã làm tốt, đoàn kiểm tra Sở GD&ĐT Ninh Bình cũng chỉ rõ những tồn tại trong quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi cần khắc phục.
Cụ thể như, hầu hết các cơ sở giáo dục được kiểm tra thiếu nhiều thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo viên các khối lớp 2, 3 và lớp 6, 7. Chủ yếu mới có máy chiếu hoặc ti vi tại các lớp học; các cơ sở giáo dục đã có dự toán kinh phí, có nguồn kinh phí hoặc dự toán kinh phí nhưng chưa tổ chức mua sắm hoặc đấu thầu mua thiết bị dạy học thực hiện chương trình GDPT 2018.
Hầu hết các thiết bị, thí nghiệm của các cơ sở giáo dục đã cũ, chủ yếu được cấp về từ năm 2003-2006. Nhiều thiết bị, thí nghiệm hiện nay không hoạt động được, có những thiết bị còn hoạt động được nhưng độ chính xác không cao, đặc biệt là các thiết bị của môn Vật lý, Sinh học. Thiếu hóa chất phục vụ cho các thí nghiệm tối thiểu theo quy định.
Trong quản lý, sử dụng tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em còn cơ sở giáo dục, việc cập nhật phần mềm, trích xuất sổ theo dõi tài sản nhà trường chưa khoa học, kịp thời.
Có cơ sở giáo dục do tiến hành sửa chữa, cải tạo khu phòng học bộ môn nên tất cả các thiết bị, hóa chất đều xếp chung vào một phòng, chưa thực hiện việc sắp xếp ra các phòng học bộ môn kịp thời để đưa vào sử dụng sau khi việc sửa chữa, cải tạo khu phòng học bộ môn đã xong từ đầu năm học.
Việc mua sắm bổ sung các thiết bị, thí nghiệm không thường xuyên (ngoại trừ một số thiết bị phục vụ cho bộ môn Giáo dục thể chất). Việc đăng ký mượn trả các thiết bị, thí nghiệm, hóa chất còn hình thức. Hầu hết các cơ sở giáo dục được kiểm tra thì việc sử dụng thiết bị dạy học hiện có khá hạn chế.
Từ thực tế trên, Sở GD&ĐT kiến nghị các cơ sở giáo dục được kiểm tra tiếp tục tham mưu các cấp có thẩm quyền để mua sắm, bổ sung kịp thời thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2,3, lớp 6,7; mua bổ sung một số bộ sách giáo khoa cho thư viện để thực hiện chương trình GDPT 2018 có chất lượng và hiệu quả.
Tiếp tục kiểm tra, rà soát, xem xét thực trạng chất lượng các thiết bị, phân loại, sắp xếp khoa học thiết bị dạy học hiện có; kịp thời sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đã hỏng để đưa thiết bị dạy học vào sử dụng.
Đặc biệt yêu cầu phải sử dụng tối đa các thiết bị dạy học hiện có, tránh tình trạng thiết bị dạy học không được đưa vào sử dụng thực hành thường xuyên mà chỉ để ở trong các phòng kho…
Ninh Bình giáo dục kĩ năng giao thông an toàn cấp tiểu học
Ngày 7/12, Sở GD&ĐT Ninh Bình sẽ tổ chức giao lưu giáo dục kĩ năng tham gia giao thông an toàn Cấp tiểu học, năm học 2022-2023.
Ảnh minh họa
Theo đó, mỗi huyện/thành phố cử 2 giáo viên và 20 học sinh khối 3, 4, 5 từ 2 hoặc 3 trường tiểu học đã triển khai nội dung giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn, trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện.
Nội dung giao lưu đối với giáo viên gồm thực hành dạy một hoạt động về giáo dục an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh từ lớp 2 - 5 theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng có hiệu quả đồ dùng thiết bị dạy học (khuyến khích đồ dùng thiết bị tự làm) với thời gian 20 phút.
Nội dung dạy trong "Tài liệu Giáo dục An toàn giao thông" dành cho học sinh tiểu học do Bộ GD&ĐT biên soạn. Trình bày 1 biện pháp về "Đổi mới phương pháp giáo dục ATGT trong trường tiểu học". Thời gian 10 phút. Trình bày biện pháp 7 phút. Trả lời câu hỏi giao lưu với giám khảo 3 phút.
Đối với học sinh nội dung giao lưu gồm 3 phần: Phần 1 Tìm hiểu kiến thức về An toàn giao thông 800 điểm; Thời gian 60 phút, 40 câu hỏi. Học sinh trả lời câu hỏi về nội dung ATGT đã học ở tiểu học...
Phần 2 vẽ tranh theo chủ đề An toàn giao thông (cùng nhau vẽ một bức tranh) 100 điểm với thời gian 30 phút. Số học sinh tham dự 5 học sinh/đoàn.
Phần 3 thể hiện năng khiếu 100 điểm, thời gian 10 phút. Mỗi đoàn tham gia Giao lưu chọn một trong hai nội dung: Trình bày tiểu phẩm ngắn có tình huống về giáo dục ATGT. Trình bày thơ, ca, hò vè và những bài dân ca được đặt lời mới theo nội dung giáo dục ATGT được thể hiện theo đặc trưng vùng miền của đơn vị tham gia...
Giám đốc Sở GD&ĐT sẽ cấp Giấy chứng nhận cho các giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi An toàn giao thông cấp tỉnh nếu đạt các điều kiện theo quy định. Sở GD&ĐT cấp Giấy chứng nhận cho học sinh đạt giải tại Giao lưu. Mỗi nội dung Giao lưu có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 3 giải Khuyến khích.
Giao lưu hướng tới : Bổ sung, củng cố kiến thức về ATGT; Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản về ATGT cho học sinh, giúp học sinh vận dụng hiểu biết để tham gia giao thông đảm bảo an toàn, phát huy tính tích cực chủ động trong học tập tìm hiểu kiến thức về ATGT.
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học sử sụng Bộ tài liệu "Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học". Đảm bảo khách quan, công bằng, nhẹ nhàng, thân thiện, không gây áp lực cho học sinh và giáo viên.
Ninh Bình công nhận 24 nhân viên thư viện giỏi cấp tiểu học Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình đã ký quyết định công nhận danh hiệu 'Nhân viên thư viện giỏi' cho 24 cá nhân, năm học 2022- 2023. 24 cá nhân ở 8 thành phố/huyện được công nhận danh hiệu "Nhân viên thư viện giỏi". Quyết định được căn cứ theo Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một...