Ninh Bình nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh
Chuyên đề ‘Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học môn Tiếng Anh’ được tổ chức nhằm nâng chất dạy học tiếng Anh trong trường phổ thông.
Sinh hoạt chuyên đề môn tiếng Anh tại Trường THPT Gia Viễn C, Ninh Bình.
Lãnh đạo các trường THPT, tổ/nhóm trưởng chuyên môn và giáo viên giảng dạy lớp 10 môn Tiếng Anh của các trường THPT trong toàn tỉnh Ninh Bình đã tham dự.
Với mục đích nâng cao chất lượng sinh hoạt nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm giúp giáo viên thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 môn Tiếng Anh, đặc biệt là việc tổ chức dạy học giúp học sinh hình thành năng lực giao tiếp, nhóm thực hiện chuyên đề Trường THPT Gia Viễn C đã chọn dạy bài học “ Unit 4 – For A Better Community – English 10 ( Global Success) – Lesson 4 – Speaking”. Đây là một bài học khó, việc rèn luyện kỹ năng nói với đối tượng học sinh yếu và sợ nói tiếng Anh là một thách thức lớn với người dạy.
Nhóm sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của nhóm Tiếng Anh diễn ra với sự hướng dẫn của 4 thầy cô, học sinh đã tham gia các hoạt động học một cách sôi nổi, hào hứng.
Mở đầu, các em chơi trò chơi “ Find out hidden words” với tâm thế tích cực. Tiếp đó cùng thảo luận về cách xây dựng nội dung nói trong chủ đề về hoạt động tình nguyện, kĩ năng nói (speaking) sao cho lôi cuốn người nghe. Mỗi học sinh đã chia sẻ về chủ đề – lợi ích của công việc tình nguyện.
Sau cùng tiết chuyên đề, học sinh tham gia vào tình huống học tập hấp dẫn, đưa ra những lời khuyên thuyết phục để được tham gia các hoạt động tình nguyện. Bài học đã đạt được mục tiêu là 100% học sinh nói Tiếng Anh một cách tự nhiên, trôi chảy trong giờ học kĩ năng nói (speaking)…
Sau tiết dạy minh họa, nhóm tiếng Anh trường THPT Gia Viễn C đã được lắng nghe những góp ý, nhận xét vô cùng bổ ích về mặt tích cực cũng như một vài hạn chế của bài học đến từ phía đại diện Sở GD&ĐT, đại diện các trường THPT trong toàn tỉnh/
3 vấn đề cần rút kinh nghiệm trong tổ chức dạy bài học Speaking đã được đưa ra đó là: Hoạt động khởi động/dẫn dắt nếu liên quan đến ngữ liệu ngôn ngữ thì cần tận dụng khai thác ở hoạt động tiếp theo để đảm bảo tính liên thông và chiều sâu. Hoạt động thuyết trình của học sinh cần có tiêu chí đánh giá cụ thể nhằm phát huy kỹ năng lắng nghe tích cực của cả lớp. Giáo viên nên có kỹ thuật xử lý tình huống khéo léo khi học sinh gặp khó khăn trong thuyết trình.
Video đang HOT
Những chia sẻ và góp ý chân thành của các đồng chí lãnh đạo, các thầy cô trường bạn có ý nghĩa lớn giúp nhóm tiếng Anh điều chỉnh, hoàn thiện bài học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ở trường THPT Gia Viễn C nói riêng, các trường THPT trên địa bàn tỉnh nói chung.
Buổi sinh hoạt chuyên đề khép lại, học sinh đã có một tiết học đầy bổ ích, tự tin và hứng khởi. Các thầy/cô dự giờ cũng có được những kinh nghiệm hữu ích, giúp các thầy/cô mạnh dạn và tự tin thực hiện Chương trình GDPT 2018, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động dạy – học môn tiếng Anh trong toàn tỉnh.
Cô Nguyễn Thị Thanh Hà – Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường THPT Gia Viễn C đã nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT. Do đó, tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học môn Tiếng Anh” là cần thiết và thiết thực.
Giáo viên Ninh Bình sáng tạo học Toán không áp lực
Sở, Phòng GD&ĐT thành phố Ninh Bình vừa tổ chức chuyên đề môn Toán cấp tỉnh, nội dung 'Hình thang cân' thuộc chương trình Toán 6.
Tiết dạy minh họa đã được đánh giá cao.
Cùng thầy cô triển khai Chương trình GDPT mới
Dự và chỉ đạo buổi chuyên đề có lãnh đạo Phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT), lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Ninh Bình. Lãnh đạo, chuyên viên cấp THCS các Phòng GD&ĐT, giáo viên cốt cán bộ môn Toán các huyện, thành phố và giáo viên dự thi Hội thi Giáo viên dạy giỏi tỉnh Ninh Bình năm học 2022 - 2023.
Năm học 2022-2023 là năm thứ hai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với cấp THCS, cùng với những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Riêng đối với môn Toán cấp THCS, nội dung về hình học trực quan là nội dung mới, với nhiều yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ nên giáo viên phần nào còn bỡ ngỡ, lúng túng trong giảng dạy.
Để góp phần tháo gỡ những khó khăn đó, Tổ Khoa học tự nhiên trường THCS Ninh Bình - Bạc Liêu đã lựa chọn bài học "Hình thang cân" thuộc chương trình hình học trực quan lớp 6 để nghiên cứu, chia sẻ với các bạn đồng nghiệp trong toàn tỉnh.
Tiết học Toán thú vị đối với học sinh lớp 6.
Học Toán không áp lực
Giáo viên Hoàng Thị Thanh Hiền, Tổ trưởng tổ KHTN đã mở đầu bài học với hoạt động khởi động hào hứng, sôi nổi, học sinh hát, múa theo clip âm nhạc về các hình đã được học ở các tiết trước như hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. Sau đó, học sinh tham gia trò chơi "Ai nhanh hơn", trả lời các câu hỏi về các yếu tố của hình thang (đỉnh, cạnh bên, cạnh đáy, đường chéo). Từ đó, giáo viên đã khéo léo dẫn dắt vào bài mới "Hình thang cân".
Ở Hoạt động hình thành kiến thức, thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên đã giúp học sinh nhận biết thế nào là một hình thang cân thông qua việc gấp và cắt giấy, nhận biết các tính chất của một hình thang cân thông qua việc đo đạc, quan sát rồi rút ra nhận xét.
Việc học sinh được trực tiếp thao tác, thực hành với đồ vật thật giúp các em khám phá và lĩnh hội kiến thức mới một cách chủ động, tích cực, vui vẻ và nhẹ nhàng, đúng với mục tiêu của chương trình hình học trực quan trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Với hoạt động luyện tập, các bài tập được thiết kế logic, từ đơn giản đến phức tạp với nhiều hình thức câu hỏi phong phú và có sự tổ chức hoạt động phù hợp để học sinh có cơ hội áp dụng ngay các kiến thức mới vừa học vào thực hành.
Giáo viên và học sinh đã có tiết học bổ ích.
Qua quan sát học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên sẽ phát hiện ra những khó khăn của học sinh, như việc học sinh lúng túng trong đo đạc, hay trong việc đọc tên các góc... để từ đó có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đảm bảo không học sinh nào "bị bỏ lại phía sau".
Các hình thức báo cáo, đánh giá sản phẩm học tập được thiết kế đa dạng, giúp học sinh rèn luyện sự tự tin khi đứng trước đám đông cũng như kĩ năng lắng nghe, tiếp thu, phản biện ý kiến.
Bà Đỗ Thị Ngọc Thúy chuyên viên phòng GDTrH cũng cho biết: Hoạt động củng cố, vận dụng, liên hệ thực tế cho thấy được sự sáng tạo trong thiết kế bài dạy, với việc áp dụng những thiết bị dạy học từ đơn giản như thẻ trắc nghiệm ABCD do học sinh tự thiết kế, trang trí trên một tấm bìa A4, đến những phần mềm dạy học tiên tiến như phần mềm trắc nghiệm trực tuyến Kahoot..., trên nền tảng bộ câu hỏi, bài tập được xây dựng chu đáo, gắn với thực tế, khiến không khí lớp học thực sự sôi động, cuốn hút tất cả học sinh hào hứng tham gia vào bài học.
Sau tiết dạy minh họa, các vị đại biểu và các thầy, cô giáo về dự chuyên đề đã đánh giá cao sự đầu tư, chuẩn bị công phu, chu đáo của thầy cô giáo nhóm Toán trường THCS Ninh Bình - Bạc Liêu trong việc thiết kế chuỗi hoạt động học; xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập; sử dụng phương tiện, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin;
Thành công của tiết dạy sẽ lan tỏa, áp dụng trong giảng dạy môn Toán tại các trường THCS.
Đặc biệt, đánh giá cao sự chủ động, linh hoạt, làm chủ không gian lớp học, xử lí các tình huống sư phạm của cô giáo Hoàng Thị Thanh Hiền cũng như sự tích cực, tự tin, khả năng sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Qua giờ dạy các thầy, cô giáo đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và có cái nhìn sâu sắc hơn về chuyên môn, nghiệp vụ để áp dụng trong các bài giảng của mình.
Những điểm tích cực trong chuyên đề sẽ được lan tỏa, áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn Toán tại các trường THCS trong toàn tỉnh Ninh Bình nói chung cũng như các tiết dạy trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2022 - 2023 nói riêng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình GDPT 2018.
Giờ học nhẹ nhàng, hiệu quả, cuốn hút từ Hoạt động khởi động đến hoạt động liên hệ thực tế kết thúc song dư âm còn đọng lại trong giáo viên tham dự và học trò lớp 6 đang trong những tháng đầu làm quen với không khí học tập trường THCS. Qua tiết học, môn Toán đối với các em học sinh lớp 6 không còn khô khan, khó hiểu hay xa rời thực tế... - Bà Đỗ Thị Ngọc Thúy chuyên viên phòng GDTrH (Sở GD&ĐT Ninh Bình).
Bảo đảm tính mở, linh hoạt khi triển khai nội dung giáo dục địa phương Nội dung giáo dục địa phương (GDĐP) được các nhà trường triển khai linh hoạt và đa dạng hình thức tổ chức dạy học. Nội dung giáo dục địa phương cần linh hoạt phương thức dạy học. Ảnh minh họa Tuy nhiên, vì mới nên còn có khó khăn và cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát...