Ninh Bình: Đánh giá thực hiện dạy học Chương trình, SGK lớp 1
Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa tổ chức Hội thảo đánh giá thực hiện Chương trình, sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 – 2021.
Ảnh minh họa/ INT
Tham gia hội thảo có lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT), Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố và đại diện Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên dạy lớp 1 các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình.
Khai mạc Hội thảo, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bùi Thị Khuyên đã yêu cầu đại biểu tập trung phân tích và làm rõ thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 (đặc biệt những nội dung SGK chưa phù hợp), đồng thời nêu ra giải pháp khắc phục.
Hội thảo đã nhận được 9 ý kiến chia sẻ xung quanh việc triển khai Chương trình dạy học các môn học đối với lớp 1 như: Chương trình xây dựng có tính mở, yêu cầu nội dung kiến thức, kĩ năng, các năng lực, phẩm chất phù hợp với đối tượng học sinh; SGK lớp 1 nội dung bám sát chương trình; được thiết kế theo chủ đề, từng hoạt động rõ ràng, thuận lợi cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực…
Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng nội dung một số bài trong một số bộ SGK đặc biệt là môn Tiếng Việt còn nặng với HS; câu đọc dài; một bài học nhiều vần (3-4 vần); tranh minh họa không phù hợp với nội dung; cỡ chữ trong vở tập viết chưa đúng…
Đại diện Phòng GD&ĐT, nhà trường và GV đã bày tỏ mong muốn Sở GD&ĐT tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng dạy học các môn học lớp 1 theo CTGDPT mới; đầu tư thiết bị dạy học. Đặc biệt kiến nghị các NXB điều chỉnh một số nội dung chưa phù hợp: tranh minh họa, cỡ chữ trong vở tập viết…
Video đang HOT
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình đã yêu cầu phòng GDTH tiếp thu và tổng hợp góp ý báo cáo Bộ GD&ĐT. Mặt khác Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố chỉ đạo các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, GV điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng HS;
Nhà trường, GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng dẫn tại Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH; Dự giờ, tư vấn, hỗ trợ GV; tăng cường công tác truyền thông, tổ chức hiệu quả các lớp bồi dưỡng. Đối với GV cần tự chủ, linh hoạt sáng tạo trong dạy học, cha mẹ học sinh đồng hành…
Vượt khó để dạy học hiệu quả
Để phát triển năng lực học sinh, cùng với nội dung chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm đạt được mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 đề ra.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Ninh Thắng (Hoa Lư - Ninh Bình) thực hành trong giờ Tiếng Việt 1. Ảnh: NTCC
Dẫu còn bất cập song các địa phương, nhà trường vẫn nỗ lực vượt khó để làm tốt công tác dạy - học.
Hỗ trợ quan trọng
Yêu cầu đổi mới CTGDPT, nội dung và phương pháp dạy học tất yếu kéo theo việc đổi mới về cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng. Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ đắc lực, được lồng ghép trong các môn học với những đặc thù riêng.
Theo đánh giá của các thầy cô giáo, sử dụng thiết bị dạy họchiệu quả không chỉ góp phần hình thành tư duy khoa học cho học sinh (HS) mà còn góp phần phát triển kỹ năng nghề nghiệp của chính GV.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên 2 bộ sách Tiếng Việt 1 mới là Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo) bày tỏ: Không thể nói nếu thiếu thiết bị, GV không giảng dạy được. Tuy nhiên, thiết bị dạy học hỗ trợ thêm rất nhiều cho GV trong quá trình dạy học.
Thực tế cũng cho thấy, ở những địa phương, nhà trường được trang bị đầy đủ máy móc, máy chiếu, thiết bị dạy học hiện đại, GV sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian cho giảng dạy, hoạt động dạy - học nâng cao chất lượng hiệu quả. Mặt khác, nếu GV chỉ dùng SGK trong quá trình giảng dạy trên lớp, không có thiết bị dạy học... sẽ mất thời gian hơn để hỗ trợ HS tiếp cận bài học, phương pháp dạy học đơn điệu, thiếu sinh động, hấp dẫn. Việc học và tiếp thu bài trên lớp của HS giảm hiệu quả đáng kể.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng lấy ví dụ: 1 tiết học có 35 phút, nếu GV chỉ sử dụng SGK để dạy có thể "cháy" giáo án nhưng nếu tận dụng được máy tính, màn hình, máy chiếu... hoạt động dạy học không chỉ diễn ra suôn sẻ hơn mà còn hấp dẫn, cuốn hút HS học tập. Cụ thể, với môn Tiếng Việt 1, khi HS có đủ bảng cài, bảng chữ cái có thể thực hành, học tập hiệu quả ngay trên lớp.
Ông Phạm Văn Tỉnh - Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Ninh Bình) cũng khẳng định: Thiết bị dạy học chắc chắn phải có trong quá trình triển khai CTGDPT mới. Nếu không có thiết bị, việc dạy - học khó hiệu quả. Đặc biệt với môn Tiếng Việt 1, ở những tuần đầu giảng dạy nếu dạy "chay" không có trang thiết bị hỗ trợ GV sẽ khó khăn khi dạy HS nắm bắt âm, vần, tiếng... Và khi HS học không tốt môn Tiếng Việt, không đọc thông, viết thạo... cũng khó khăn hơn trong việc học tốt các môn học khác.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Khánh Nhạc B (Yên Khánh - Ninh Bình). Ảnh: NTCC
Linh hoạt thiết bị dạy học
Danh mục thiết bị dạy học được Bộ GD&ĐT ban hành, dựa theo yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình môn học và sử dụng thống nhất.
Mặt khác, yêu cầu của CTGDPT 2018 là nâng cao kỹ năng thực hành cho HS, do đó trang bị đủ thiết bị dạy học là yêu cầu tối thiểu. Ngoài ra nhà trường, GV có thể mua sắm, tự tạo thêm các thiết bị ngoài danh mục nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
Để chuẩn bị thiết bị dạy học trong CTGDPT mới, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT và trường tiểu học rà soát thực trạng thiết bị dạy học và phân loại theo các nhóm (Còn sử dụng được; Hư hỏng nhưng có thể cải tạo, sửa chữa được; Hư hỏng hoàn toàn). Dựa trên kết quả rà soát xây dựng Kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung (có chọn lọc), ưu tiên thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 1...
Thầy Lê Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý 1 (Mường Lát - Thanh Hóa) chia sẻ: Năm học này nhà trường chọn bộ SGK "Cánh diều" đưa vào dạy học cho HS lớp 1. Để hình thành kiến thức, chuyển từ âm vần sang kênh hình, khi dạy học đòi hỏi GV phải có các thiết bị dạy học hỗ trợ như ti vi, sách điện tử...
Hiện tại, trường có 9 điểm trường nhưng mới có 1 bộ thiết bị dạy học. Nhà trường đặt bộ thiết bị tại điểm trường chính, 8 điểm lẻ chưa có nên việc dạy học vất vả hơn. Tuy nhiên, với tinh thần khắc phục khó khăn, trường yêu cầu GV tận dụng những đồ dùng dạy học từ năm trước, kết hợp đồ dùng dạy học tự tạo. Như vậy, việc dạy học sẽ thêm hiệu quả, giúp HS nhanh chóng bắt nhịp với chương trình và kiến thức mới.
GS.TS Đỗ Tiến Đạt, Chủ biên môn Toán 1 bộ SGK "Cánh diều" cũng khẳng định: Môn Toán 1 trong CTGDPT 2018 vẫn tuân thủ tối thiểu các thiết bị dạy học theo thông tư 05/2019/TT-BGDĐT. Do đó trang thiết bị dạy học không có gì thay đổi lớn so với chương trình GDPT hiện hành. (Thêm 2 hình lập phương và chữ nhật, GV hoàn toàn có thể tự tạo để đưa vào dạy học).
Như vậy, các nhà trường có thể thu gom lại thiết bị dạy học từ năm trước bổ sung vào thiết bị còn thiếu của năm nay. Ngoài ra có thể yêu cầu GV tự tạo đồ dùng dạy học với các đồ dùng đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện để đưa vào giảng dạy.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng Chủ biên môn Tiếng Việt 1 bộ sách "Kết nối tri thức" và "Chân trời sáng tạo" cũng khẳng định: Thiết bị dạy học từ năm ngoái (đối với môn Tiếng Việt 1) gần như không có sự thay đổi nên các trường hoàn toàn có thể tận dụng lại. Mặt khác, quá trình giảng dạy đội ngũ GV cần linh hoạt hơn trong việc sử dụng trang thiết bị dạy học cũ để đưa vào bài giảng trong chương trình SGK lớp 1 mới.
Sở GD&ĐT Ninh Bình quán triệt các nhà trường trong trường hợp thiết bị mới chưa đầy đủ sẽ tận dụng lại thiết bị năm trước. Thậm chí, GV có thể tham gia tự tạo đồ dùng học tập đơn giản để phục vụ tức thời cho dạy học thực tế và phù hợp với đối tượng HS trên lớp. Chính vì vậy, việc thiếu thiết bị dạy học tạm thời không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hiệu quả của dạy học thực tế, đặc biệt với HS lớp 1 thực hiện CT và SGK mới. - Ông Phạm Văn Tỉnh
Đầu tư thiết bị dạy học - cần chủ động từ địa phương Thiết bị dạy học (TBDH) tối thiểu mới chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu đổi mới Chương trình, SGK lớp 1. Ngành GD các địa phương thực hiện nhiệm vụ kép, lo điều kiện CSVC, TBDH cho năm học đầu tiên đổi mới chương trình, SGK ở lớp 1. Ảnh: Thanh Tuấn Trước thực trạng trên, Cục Cơ sở vật...