Ninh Bình: Dành 3-5 phút cuối buổi học nhắc nhở học sinh về đuối nước
Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa có văn bản gửi các đơn vị về tăng cường phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh dịp hè năm 2018.
Ảnh minh họa/internet
Trong đó yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh trong việc tuân thủ các quy định về phòng, chống tai nạn đuối nước; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, nhân viên trong việc tổ chức hướng dẫn kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước đối với học sinh.
Đối với các nhà trường hàng ngày giáo viên dành 3-5 phút các tiết học cuối trước khi học sinh tan trường để quán xuyến, nhắc nhở khuyến cáo các em trên đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà và thời gian nghỉ hè tuyệt đối không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông suối, kênh, rạch, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng.
Video đang HOT
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, các lớp học bơi, học kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước trong thời gian học sinh nghỉ hè. Chủ động, kịp thời có phương án ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai bão, lũ, lụt…, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.
Phối hợp kiểm tra, giám sát, phát hiện các điểm nóng có nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước và tổ chức cảnh báo kịp thời. Xử lý, khắc phục, giải quyết khi có sự việc xảy ra và kịp thời báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo qua phòng Chính trị, Tư tưởng (đ/c Nguyễn Trọng Hoan, ĐT: 0912664282 Email: hoanhien75@gmail.com)
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
TPHCM đưa nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào giảng dạy
Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh yêu cầu thủ trưởng các đơn vị lồng ghép giảng dạy, biên soạn tài liệu, đưa nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai để giảng dạy cho học sinh.
Ảnh minh họa/internet
Các cơ sở giáo dục chủ động, phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận-huyện tổ chức diễn tập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên tại đơn vị ít nhất 1 lần/1 năm học.
Cũng nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai, bên cạnh nhấn mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về nội dung này, Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh cũng đề nghị các đơn vị chủ động tổ chức, phối hợp phổ cập dạy bơi, học bơi cho các em thiếu nhi tại các địa bàn có sông, kênh, rạch, kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức và các kiến thức phòng chống tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn do đuối nước, tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi nhằm nâng cao sức khỏe, thể chất, hoàn thiện kỹ năng và khả năng tự bảo vệ mình.
Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ.
Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng an toàn hệ thống điện, nước, kho phòng tránh tốc mái, sụp đổ đảm bảo an toàn khi có bão, lốc xoáy, giông gió.
Kiểm tra, phối hợp với cơ quan chức năng chặt tỉa, đốn hạ cây xanh không an toàn, không để xảy ra tình trạng ngã đổ khi xảy ra giông gió, mưa bão trong khuôn viên nhà trường...
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Quản lí chặt dạy học tiếng Anh tăng cường có yếu tố nước ngoài Trong tháng 1/2018, Sở GD&ĐT Ninh Bình đã khảo sát tình hình dạy học tiếng Anh lớp 1, 2 và dạy học tiếng Anh tăng cường có yếu tố nước ngoài tại các trường tiểu học. ảnh minh họa Trong văn bản thông báo kết quả hoạt động trên, Sở GD&ĐT yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra,...