Ninh Bình công nhận 24 nhân viên thư viện giỏi cấp tiểu học
Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình đã ký quyết định công nhận danh hiệu ‘Nhân viên thư viện giỏi’ cho 24 cá nhân, năm học 2022- 2023.
24 cá nhân ở 8 thành phố/huyện được công nhận danh hiệu “Nhân viên thư viện giỏi”.
Quyết định được căn cứ theo Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005, năm 2013; Quyết định số 42/2021/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT; Căn cứ kết quả Giao lưu nhân viên thư viện giỏi cấp tiểu học tỉnh Ninh Bình, năm học 2022-2023;
Video đang HOT
Theo đó, sẽ cấp giấy chứng nhận cho 24 cá nhân đạt danh hiệu “Nhân viên thư viện giỏi” tại Giao lưu nhân viên thư viện giỏi cấp tiểu học tỉnh Ninh Bình, năm học 2022-2023.
Trong đó: Thành phố Tam Điệp có 3 cá nhân; Huyện Yên Mô 3; Huyện Yên Khánh 3; Huyện Nho Quan 3; Huyện Gia Viễn 3; Huyện Hoa Lư 3; Thành phố Ninh Bình 3; Huyện Kim Sơn 3.
Tên các đầu sách được giới thiệu thành công trong “Giao lưu nhân viên thư viện giỏi cấp tiểu học tỉnh Ninh Bình năm học 2022- 2023″ như: Totto – chan bên cửa sổ; Kỹ năng sống dành cho học sinh; Đồng giao cho bé; Chiến binh Cầu Vồng; Kể chuyện danh nhân Việt Nam;
Trái tim của mẹ; Tình thầy trò; Covid-19 và cuộc chiến sinh tử; Mẹ sẽ không lạnh nữa; Cây có biết đau không; Truyện kể Bác Hồ với ngành Giáo dục; Giọt nước lạ kỳ; Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh…
Ninh Bình tổ chức góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 8
Thực hiện Công văn 5708 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Ninh Bình đã tổ chức góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 8.
Ảnh minh họa
Theo đó, Sở GD&ĐT Ninh Bình yêu cầu thủ trưởng các đơn vị triển khai một số nội dung.
Tổ chức góp ý đợt 1 (Từ 3 - 16/11/2022). Theo đó, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, góp ý bản mẫu sách giáo khoa qua website của các nhà xuất bản; cung cấp thông tin về tài khoản cho giáo viên tham gia góp ý để đăng nhập vào website và góp ý các bản mẫu sách giáo khoa.
Sở GD&ĐT gửi danh sách giáo viên, địa chỉ website, tài khoản, hướng dẫn, mẫu phiếu góp ý. Khi nhận được tài khoản đăng nhập yêu cầu mỗi cá nhân phải thay đổi mật khẩu truy cập để bảo mật thông tin.
Sau khi các giáo viên góp ý vào phiếu, các đơn vị tổng hợp ý kiến góp ý đối với các bản mẫu sách giáo khoa theo từng môn học và gửi về Sở GD&ĐT. Hoàn thành nhập trực tiếp kết quả góp ý vào file được chia sẻ qua Drive Google trước 11h30 ngày 17/11.
Tổ chức góp ý đợt 2. Hiệu trưởng các trường TH&THCS, trường THCS nhận tài khoản và hướng dẫn cho toàn bộ giáo viên dự kiến được phân công dạy lớp 8 năm học 2023-2024 vào website của các nhà xuất bản để nghiên cứu, góp ý các bản mẫu sách giáo khoa đã được các nhà xuất bản hoàn thiện sau góp ý đợt 1.
Đưa việc tìm hiểu nội dung các bản mẫu SGK vào sinh hoạt tổ chuyên môn để nghiên cứu, tìm hiểu, góp ý nội dung các bản mẫu sách giáo khoa, chuẩn bị việc đề xuất lựa chọn sách giáo khoa. Địa chỉ website của các nhà xuất bản, tài khoản và hướng dẫn góp ý, Sở GD&ĐT sẽ gửi qua email của các Phòng GD&ĐT.
Tổ chức góp ý đợt 3, yêu cầu cán bộ quản lý, giáo viên tìm hiểu, góp ý các bản mẫu sách giáo khoa (định dạng PDF) đã được các nhà xuất bản hoàn thiện, đưa lên website của các nhà xuất bản trước khi in và phát hành.
Ninh Bình chọn 3 đơn vị thử nghiệm chương trình giáo dục Mầm non mới Sở GD&ĐT Ninh Bình đã chọn 3 đơn vị: Phòng GD&ĐT thành phố Ninh Bình, Tam Điệp, huyện Kim Sơn thử nghiệm Chương trình GD Mầm non mới. Chương trình Giáo dục Mầm non mới sẽ được thử nghiệm tại Ninh Bình Mỗi địa phương chọn 2 trường (1 trường thuận lợi, 1 trường khó khăn), mỗi trường chọn 4 nhóm lớp thực...