Ninh Bình có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp là 99,31
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT chung toàn tỉnh là 99,31%, cao hơn so với năm 2019 (97,87%). Trong đó, khối THPT là 99,72%, hệ GDTX đạt 99,56%, cả hai khối đều cao hơn so với năm 2019.
Có 18/34 trường THPT và Trung tâm GDNN-GDTX có tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%, bao gồm: THPT chuyên Lương Văn Tụy; các trường THPT: Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Nho Quan A, Nho Quan B, Nho Quan C, Gia Viễn A, Yên Mô A, Yên Mô B, Kim Sơn A, Kim Sơn B, Kim Sơn C, Bình Minh, Yên Khánh A, Yên Khánh B, Vũ Duy Thanh và Trung tâm GDNN-GDTX Gia Viễn.
Có 2 đơn vị, tỷ lệ học sinh, học viên tốt nghiệp THPT thấp hơn cả, đó là trường THPT Trương Hán Siêu, có 37/48 học sinh đỗ tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 77,08%; Trung tâm GDTX, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh Ninh Bình, có 80/88 học viên đỗ tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 90,91%. Còn lại, tất cả các trường THPT và Trung tâm GDNN-GDTX đều đạt từ 95% trở lên.
Đối với điểm thi xét tuyển đại học, tổng số thí sinh có tổng điểm 3 môn thi xét tuyển đại học của 5 khối thi truyền thống (gồm A00, B00, C00, A01 và D01) đạt từ 28 điểm trở lên là 39 thí sinh; 112 thí sinh đạt từ 27,50 điểm trở lên; 268 thí sinh đạt 27 điểm trở lên và 531 thí sinh đạt 26,5 điểm trở lên…
Thí sinh Vũ Thu Ngân, học sinh trường THPT chuyên Lương Văn Tụy có tổng điểm 3 môn thi xét tuyển đại học theo khối C là 29,25 điểm. Trong đó, môn Ngữ văn là 9,25 điểm, môn Sử 10 và Địa lý 10 điểm, là thí sinh có tổng điểm 3 môn thi cao nhất tỉnh theo 5 khối thi truyền thống và đạt danh hiệu thủ khoa khối C toàn quốc.
Video đang HOT
Sơn La sẵn sàng, Điện Biên chú trọng an ninh kỳ thi tốt nghiệp THPT
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đang tới gần, theo đó Sơn La và Điện Biên đều tuyên bố sẵn sàng cho để các thí sinh bước vào kỳ thi.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng một cách thực chất và bền vững, nâng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp toàn tỉnh lên tối thiểu 10%, so với kỳ thi Trung học phổ thông năm 2019, năm nay Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã có nhiều đổi mới trong dạy và học đối với học sinh lớp 12. Các trường học đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Với nguyện vọng trúng tuyển Học viện Quân y, em Quàng Thị Thư Lê, học sinh Trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La đã có ý thức ôn luyện và nâng cao kiến thức từ rất sớm. Đợt nghỉ học do dịch bệnh Covid-19, Lê ôn luyện kiến thức bằng cách tự học, học trực tuyến, bài nào không hiểu em trực tiếp gọi điện hỏi để thầy cô giảng giải.
Tích cực ôn luyện, thi thử... tạo tâm lý ổn định cho các em học sinh.
Em Quàng Thị Thư Lê cho biết, mặc dù còn nhiều lo lắng, song năm nay được nhà trường ôn luyện kiến thức kỹ càng, đồng thời tổ chức 2 lần thi thử, giúp em cảm thấy yên tâm hơn, tự tin bước vào kỳ thi: "Sau 2 lần thi thử, em được trải nghiệm nhiều hơn. Em nghĩ đây cũng là nền tảng giúp mình vững bước trong lần thi thật sắp tới gần đây. Về kiến thức, em nghĩ rằng cả 2 lần thi thử sẽ giúp em trau dồi thêm kiến thức để thi tốt hơn trong lần thi thật".
Trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch bệnh, các trường học đã có nhiều phương pháp hỗ trợ học sinh duy trì việc học tập như: Dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình, giao bài cho học sinh qua mạng hoặc trực tiếp...
Tuy nhiên, nhiều học sinh không có điều kiện, cơ hội tiếp cận với các hình thức dạy học, nhiều học sinh phải tham gia lao động cùng gia đình không duy trì được việc ôn tập nên hiệu quả đạt được chưa cao, tỉ lệ học sinh quên kiến thức sau thời gian dài nghỉ học tương đối cao.
Em Tòng Minh Điệp ở bản Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La nói: "Qua 2 lần thi thử, em rút ra được kinh nghiệm là kiến thức của em chưa đủ lắm để mình bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT và em cần phải cố gắng học thêm nữa".
Ngay sau khi học sinh đi học trở lại, ngành giáo dục Sơn La đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc tinh giản chương trình giảng dạy, có kế hoạch ôn tập lại kiến thức học kỳ I cho học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã tổ chức 2 đợt tập huấn cho toàn bộ cán bộ quản lý các nhà trường, toàn bộ giáo viên lớp 12 về công tác xây dựng kế hoạch dạy học, quản lý việc dạy học và ôn tập cho học sinh lớp 12.
Ông Nguyễn Văn Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La cho biết, với đặc thù của nhà trường còn nhiều khó khăn, phải dạy học 2 ca/ngày, nhà trường đã phối hợp với phụ huynh học sinh để triển khai việc ôn luyện kiến thức cho các em, quyết tâm cải thiện tỷ lệ học sinh nhà trường đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 85- 88%.
"Cụ thể, nhà trường tiến hành ôn tập cho các em lớp 12. Với những em có kiến thức vẫn còn rỗng, chưa đảm bảo và có nguy cơ trượt tốt nghiệp, nhà trường đã yêu cầu các thầy cô giáo bộ môn phối hợp với gia đình. Còn thầy cô chủ nhiệm sàng lọc, phân loại các đối tượng của các em để các em đến trường học. Song song với ôn tập chung cho các em đó thì nhà trường cũng sắp xếp thêm là bổ trợ kiến thức cho các em, hay còn gọi là phụ đạo cho những em có kiến thức thấp hơn để các em tự tin học cùng bạn", thầy Bình nói.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, toàn tỉnh Sơn La có gần 11.700 thí sinh đăng ký dự thi. Với mục tiêu cải tiến chất lượng một cách thực chất và bền vững, nâng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp toàn tỉnh lên tối thiểu 10% so với kỳ thi năm 2019, năm nay Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La đã giao chỉ tiêu chất lượng cho từng trường, từng giáo viên; tổ chức ký cam kết chất lượng, hiệu trưởng chịu trách nhiệm về kết quả thi của từng khối học sinh 12 của nhà trường; xác định chỉ tiêu chất lượng tốt nghiệp THPT là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc bình xét thi đua cuối năm học...
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La cho biết: "Trong điều kiện các nhà trường còn đang thiếu giáo viên, Sở GD-ĐT tỉnh phối hợp với công đoàn ngành phát động cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo tự nguyện dạy phụ đạo cho các em học sinh"; thực hiện cuộc vận động này thì ở các nhà trường, các giáo viên đã rất là tích cực, nỗ lực dạy phụ đạo cho các em học sinh. Qua quá trình tổ chức ôn tập, qua kết quả kiểm tra thi thử thì đã đạt được những kết quả rất là phấn khởi, chất lượng của các em học sinh cũng đã được nâng lên".
Từ những đánh giá về kết quả học tập của học sinh đã được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ của năm học trước và kết quả 2 lần thi thử vừa qua giúp các em tự tin hơn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Điện Biên ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tại Điện Biên, Sở GD-ĐT tỉnh khẳng định yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho kỳ thi được đặt lên hàng đầu. Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên cho biết, rút kinh nghiệm sâu sắc từ các sự cố thi THPT tại các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình năm 2018, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tại Điện Biên, công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn sẽ được đặt lên hàng đầu. Ngoài tập trung hướng dẫn các đơn vị, cá nhân tham gia làm thi hiểu rõ yêu cầu của quy chế thi, Sở đã phối hợp với Công an tỉnh xây dựng các phương án cụ thể đảm bảo tổ chức thi an toàn như: giao thông, phòng chống cháy nổ, đảm bảo địa điểm sao in, sao đề thi, vận chuyển đề thi, bài thi, khu chọn làm điểm thi, chấm thi...
"Ngành đã xác định trong công tác lựa chọn cán bộ ở tất cả các khâu rất kỹ, đủ năng lực, đủ kỹ năng, đủ phẩm chất và phải được tập huấn về quy chế thi để rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, chứ không làm rõ được cái này là rất khó khăn. Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để tiến hành cái việc giám sát nhà sao in, camera an ninh và các quy trình để bảo quản các phần mềm thực hiện theo đúng các bước yêu cầu của quy chế thi", ông Kiên khẳng định./.
Ninh Bình: Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2020 Sáng 16/7, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2020 tại Ninh Bình bước vào buổi thi đầu. Công tác chuẩn bị tích cực, chu đáo từ nhân lực đến vật lực. Ảnh minh họa Thí sinh đăng ký dự thi tăng mạnh Theo thống kê của Sở GD&ĐT Ninh Bình, đến nay có tổng số 10.597 HS đăng ký dự...