Ninh Bình: Bốc thăm chọn lớp và giáo viên chủ nhiệm
12 trường THCS trên địa bàn thành phố Ninh Bình đã tổ chức bốc thăm chọn lớp và chọn giáo viên chủ nhiệm lớp 6 năm học 2020-2021.
Ảnh minh họa/ INT
Theo đó tại các trường quy trình bốc thăm diễn ra theo hình thức: GV đọc tên các HS, phụ huynh đem theo giấy hẹn để GV hướng dẫn tại hòm phiếu đối chiếu. HS nam thì bốc thăm tại hòm phiếu HS nam và ngược lại. Sau bốc thăm, phụ huynh gửi giấy thăm cho GV hướng dẫn tại hòm phiếu để đọc tên lớp mà phụ huynh bốc thăm được. Phụ huynh cầm phiếu hẹn và giấy thăm vừa bốc đến bàn có ghi tên lớp để hoàn thiện các thông tin trong phiếu thăm và ký tên vào danh sách lớp theo hướng dẫn của Tổ thư ký…
Nhà trường sẽ niêm yết danh sách HS các lớp vừa được bốc thăm tại bảng tin và bàn giao danh sách cho GV chủ nhiệm.
Đối với HS đã nộp hồ sơ mà không đi bốc thăm, vắng mặt, sẽ mời Ban đại diện cha mẹ HS nhà trường lên bốc thăm hộ vào cuối buổi.
Với GV chủ nhiệm cũng thực hiện bốc thăm sau khi kết thúc bốc thăm HS.
Video đang HOT
Trao đổi cùng báo GD&TĐ, bà Lương Thị Thanh Vân – Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Ninh Bình cho biết: Thành phố Ninh Bình có chủ trương đổi mới cách tuyển sinh qua 2 hình thức (cách xếp lớp, xếp GV chủ nhiệm). Đây là năm học thứ 2, thành phố Ninh Bình thực hiện phương án tuyển sinh đối với lớp 1 và lớp 6 theo hình thức tổ chức bốc thăm chọn lớp và chọn GV chủ nhiệm.
Trải qua một năm thực hiện phương án này cho thấy, nhân dân và dư luận đồng tình ủng hộ bởi sự công khai, minh bạch, khách quan, công bằng. Vì vậy, PHHS đi bốc thăm khá đầy đủ.
Mặt khác, việc bốc thăm lớp, GV chủ nhiệm tại các trường cũng cho thấy kết quả giáo dục cấp TH và THCS đạt được khá tốt. Chất lượng HS khối 9 dự thi vào trường THPT chuyên và các trường THPT công lập tốt. Tỉ lệ HS trở thành thủ khoa các trường THPT chuyên được duy trì.
Tuy nhiên, lãnh đạo phòng GD&ĐT thành phố Ninh Bình cũng cho biết: Dù bốc thăm chọn lớp, chọn GV hay thi tuyển vào trường lớp thì các trường vẫn phải đảm bảo tính công khai minh bạch, khách quan. Việc thực hiện bốc thăm chọn lớp phải hạn chế và chống được tình trạng “chạy” những năm trước đây.
Hình thức nào cũng có những ưu điểm và hạn chế. Năm nay sau điều chỉnh từ thành phố thì việc bốc thăm chỉ áp dụng với việc chọn lớp, còn bốc thăm chọn GV chủ nhiệm do Hiệu trưởng các nhà trường tự lựa chọn hình thức phân công sao cho phù hợp, hiệu quả với thực tế (trong đó có bốc thăm).
“Trong quá trình thực hiện việc bốc thăm chọn lớp, chọn GV chủ nhiệm, vẫn lắng nghe ý kiến chung từ dư luận, hiệu quả thực tế. Từ đó sẽ có sự điều chỉnh để đảm bảo hợp lý trong các năm tiếp theo …”- Bà Vân khẳng định,
Năm nay tại thành phố Ninh Bình, 12 trường THCS trên địa bàn thành phố Ninh Bình đã thực hiện bốc thăm chọn lớp và chọn GV chủ nhiệm. 14 trường TH thực hiện việc bốc thăm chọn lớp song việc bốc thăm chọn GV chủ nhiệm hay không vẫn giao cho Hiệu trưởng các trường tự lựa chọn hình thức phân công.
Phụ huynh tố bị 'ép' không cho con thi lớp 10 công lập, trường nói gì?
Một số phụ huynh Trường THCS Thanh Trì "tố" nhà trường gây áp lực không cho học sinh kém thi vào lớp 10 công lập.
Mới đây, một số phụ huynh có con em học lực yếu, kém đang học lớp 9 của Trường THCS Thanh Trì (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết trong buổi họp diễn ra vào giữa tháng 6, giáo viên chủ nhiệm đã yêu cầu họ phải viết đơn tự nguyện xin cho con không thi vào trường THPT công lập trên địa bàn.
Điều này khiến nhiều người bức xúc, bởi cho rằng "có những em vẫn đang rất nỗ lực, quyết tâm thi đỗ vào trường công nhưng giáo viên lại cho rằng với sức học ấy, để thi đỗ là điều rất khó".
"Chuyện trượt hay đỗ cũng đều là sự lựa chọn, và các con phải chịu trách nhiệm với quyết định ấy. Nhưng cách làm của trường dường như đang tước đi quyền lợi của học sinh, và khiến các con cảm thấy mình sớm bị loại khỏi cuộc đua chung", một phụ huynh bày tỏ.
"Có những em vẫn đang nỗ lực hết sức, quyết tâm thi đỗ vào trường công nhưng giáo viên lại cho rằng với sức học ấy, để thi đỗ là điều rất khó".
Thậm chí, theo phụ huynh này kể, có bố mẹ còn rưng rưng nước mắt xin cô giáo cho con được đi thi, "dù trượt gia đình cũng chấp nhận". Tuy nhiên, lại nhận được câu trả lời rằng: "Bây giờ nhà trường sẽ cho điểm học bạ đúng theo năng lực, đến lúc đó các con cũng không thể đi thi vì học bạ rất xấu".
"Nghe vậy, phụ huynh nào cũng sợ, nhiều người đành thỏa thuận với nhà trường cho xong", một phụ huynh cho biết.
Trước sức ép "trong 2 ngày phụ huynh phải nộp bản cam kết để giáo viên hoàn thành điểm học bạ", phụ huynh có con học lực yếu kém đã chấp nhận làm đơn tự nguyện xin không thi THPT công lập theo mẫu của nhà trường.
Trường nói "không"
Trao đổi với VietNamNet, bà Tạ Thị Tuyết, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Trì, khẳng định không có chuyện nhà trường ngăn cản học sinh yếu kém thi lên trường cấp 3 công lập.
Theo bà Tuyết, nhà trường có chủ trương phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo chỉ đạo từ Bộ GD-ĐT. Căn cứ vào học lực của từng em, giáo viên sẽ phối hợp với phụ huynh để tư vấn, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp.
"Hàng năm, nhà trường vẫn mời các trường trung cấp nghề đến để trao đổi với học sinh, giúp các con xác định được hướng đi phù hợp với năng lực. Nhà trường chỉ cung cấp thông tin, còn người quyết định vẫn là phụ huynh và học sinh chứ không hề ngăn cản hay ép buộc".
Bà Tuyết cũng nhấn mạnh không có chuyện chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm khối lớp 9 vận động phụ huynh ký cam kết.
"Có thể trong công tác phân luồng, thầy cô truyền tải không toát lên được quan điểm chung khiến phụ huynh hiểu sai theo ý ép buộc. Nhà trường hiện có 222 học sinh lớp 9, và chúng tôi cam kết không bắt ép bất cứ học sinh nào để nâng thành tích của nhà trường", bà Tuyết nói.
Phân luồng THCS ở Hà Tĩnh: Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên "vừa chạy, vừa sắp hàng"! Sau khi có kết quả trúng tuyển lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021, sẽ có hơn 5.000 học sinh không vào trường THPT công lập, định hướng học nghề. Nhiều trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ở Hà Tĩnh đang "vừa chạy, vừa sắp hàng". Cán bộ quản lý giáo dục dạy nghề được nâng cao...