Ninh Bình: Bị phụ huynh tố, trường phải nộp lại hơn 120 triệu đồng thu chi sai quy định
Thu chi sai quy định, “biến thủ” hàng chục triệu đồng tiền ăn của học sinh, trường Mầm non Yên Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình) đã bị phụ huynh học sinh phát hiện, yêu cầu thanh tra. Ban giám hiệu trường này đã phải nộp lại hơn 120 triệu đồng về quỹ của nhà trường.
Phát hiện nhiều khoản thu chi bất minh
Nhiều phụ huynh có con theo học tại trường Mầm non Yên Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình phản ánh, năm học 2017 – 2018 Ban giám hiệu nhà trường đã thu chi nhiều khoản bất minh khiến phụ huynh bức xúc. Trong đó, lo lắng nhất là về sức khỏe của các cháu khi tiền ăn đóng góp đầy đủ nhưng con em lại phải ăn đồ không đảm bảo cho sức khỏe, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cụ thể, thời điểm cuối tháng 3/2018, một số phụ huynh sau khi nghe con kể, ở trường cô cho ăn bún có mùi hôi, chua đã đến tận bếp ăn của trường để kiểm tra vì quá lo lắng cho sức khỏe của con em mình. Thời điểm kiểm chứng, các phụ huynh bất ngờ phát hiện sổ tính ăn của nhà trường có nhiều khoản chi bất minh.
Trường Mầm non Yên Sơn, nhiều phụ huynh phát hiện thu chi bất minh trong năm học 2017 – 2018.
Theo đó, tiền ga nấu ăn hơn 500.000 đồng/ngày, mỳ chính 50.000 – 60.000 đồng/ngày, hạt nêm 60.000 – 80.000 đồng/ngày, dầu ăn hết 150.000 – 190.000 đồng/ngày… Tương đương mỗi ngày nấu ăn cho các cháu trường Mầm non Yên Sơn tiêu tốn hết khoảng 1,5 bình ga, hơn 1kg mỳ chính, 1kg bột nêm, 6 – 8 lít dầu ăn…
Anh H. phụ huynh có con học tại trường bức xúc cho biết thêm: “Theo dõi qua hệ thống camera, chúng tôi còn phát hiện nhiều điều khuất tất, đăc biêt la sư chênh lêch ro rêt vê sô lương xuât – nhâp hang hoa, thưc ăn giưa sô sach va thưc tê cua nha trương.”
“Chẳng hạn, ngày 5/4/2018, sổ nhập ghi tôm 10kg nhưng sổ tính ăn lại ghi 11,4kg. Ngày 15/9/2017 trên sổ nhập nhà trường không nhập trứng nhưng trong sổ tính ăn lại tính 150 quả trong khẩu phần ăn của các cháu… Việc sai lệch như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trong đên viêc đam bao dinh dương va sư phat triên cua cac chau đang tuôi ăn, tuôi lơn” – anh H nói.
Video đang HOT
Đông đảo phụ huynh học sinh làm việc với nhà trường để làm rõ những khoản thu chi trái quy định.
Trước những khuất tất về thu chi nấu ăn, phụ huynh học sinh đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu nhà trường vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2018. Tại cuộc họp, nha trương không đưa ra được các chưng tư hoa đơn mua thưc phâm nao. Theo tính toán, tư thang 8/2017 – 21/5/2018, sô tiên chênh lêch, khai không nay lên tơi vai chuc triêu đông.
Trường đã nộp lại hơn 120 triệu đồng
Liên quan đến vấn đề phụ huynh phản ánh, UBND xa Yên Sơn đa co buôi lam viêc vơi phu huynh va nhà trường vào ngày 27/5/2018. Sau khi lắng nghe ý kiến của phụ huynh, những lý giải của nhà trường, đê lam ro hơn, xac đinh vi pham, UBND xa không đu năng lưc lam chăt che nên đa bao cao sự việc lên UBND thành phố Tam Điêp.
Sau đó, UBND thành phố Tam Điệp đã thành lập đoàn để xác minh nội dung vụ việc. Ông Tạ Quang Khải, Chánh Thanh tra thành phố Tam Điệp cho biết, kết quả xác minh phản ánh của phụ huynh học sinh liên quan đến các khoản thu, chi của trường Mầm non Yên Sơn vẫn chưa có kết luận chính thức.
Lý do đoàn xác minh chưa có kết luận chính thức vụ việc được một phụ huynh cho hay, nội dung dự thảo kết luận những sai phạm của trường Mầm non Yên Sơn mà đoàn xác minh đưa ra chưa đúng với yêu cầu của phụ huynh, chưa thỏa đáng.
“Mới đây ngày 9/8, đoàn xác minh đã có buổi đối thoại với phụ huynh học sinh. Tại buổi đối thoại, chúng tôi yêu cầu, tất cả các khoản chi sai mục đích không có hóa đơn chứng từ phải trả lại cho học sinh. Làm rõ các khoản thu chi tiền ăn của năm học 2016 – 2017 và 2017 – 2018. Ngoài ra, phụ huynh cũng yêu cầu phải kỷ luật thích đáng những người có liên quan đến sai phạm…”.
Nhiều phụ huynh bức xúc vì nộp tiền cho con ăn bán trú nhưng chất lượng không đảm bảo.
Kết quả bước đầu xác minh của đoàn thanh tra thành phố Tam Điệp cho thấy, trong hai năm học 2016 – 2017 và 2017 – 2018 trường Mầm non Yên Sơn đã thu chi sai quy định đối với các khoản tiền thu của phụ huynh học sinh và các khoản xã hội hóa giáo dục.
Cụ thể, qua kiểm tra sổ sách nhiều khoản thu, chi của nhà trường không có hóa đơn, nhiều khoản được chi cao hơn so với thực tế hàng chục triệu đồng như tiền mua sắm đồ dùng học tập, tiền nhập thực phẩm ăn bán trú cho học sinh… Ngoài ra, nhà trường còn nhập thực phẩm của những đơn vị không có giấy phép kinh doanh, không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để nấu ăn bán trú cho học sinh.
Được biết, sau khi phụ huynh phản ứng gay gắt, ngày 31/7/2018, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm – Hiệu trưởng nhà trường cùng các Phó hiệu trưởng, Kế toán và Thủ quỹ đã tự nguyện nộp lại số tiền trên 126,9 triệu đồng về quỹ của nhà trường.
“Số tiền này phụ huynh chúng tôi yêu cầu không cho vào quỹ chung của nhà trường sử dụng, cũng không trả lại cho học sinh mà Hội Phụ huynh sẽ lên phương án chi để xã hội hóa cơ sở vật chất cho các cháu học sinh được hưởng lợi” – anh H. nói.
Thái Bá
Theo Dân trí
Nhà trường lý giải về điểm chuẩn "nhảy múa"
Đại diện trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu vừa lý giải về điểm chuẩn "nhảy múa" từ 46 lên 50,5 điểm gây xôn xao dư luận.
Mức điểm chuẩn tăng theo từng giờ như chứng khoán của trường Tạ Quang Bửu
Trao đổi với PV Dân trí trưa ngày 3/7, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, trường tư không có điểm chuẩn. Các trường được tự chủ, điểm bao nhiêu là do trường quyết, việc nhận ai là học sinh là quyền của họ, miễn là học sinh đã tốt nghiệp THCS. Như vậy mới là tự chủ, được quyền.
Cùng ngày, đại diện phía trường THCS - THPT Tạ Quang Bửu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay, sau khi nhận được thông tin phản ánh từ phụ huynh và chỉ đạo của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, nhà trường quyết định sẽ trả lại toàn bộ tiền phí ghi danh (2 triệu đồng/hồ sơ) cho phụ huynh.
Thời gian trả số tiền này từ ngày 6 - 20/7 tại bộ phận kế toán nhà trường. Còn số tiền lệ phí xét tuyển và thi mỗi học sinh 400.000 đồng, nhà trường đã chi dùng hết nên không thể trả lại cho phụ huynh.
Giải thích về việc điểm chuẩn vào lớp 10 của trường năm học 2018 - 2019 liên tục "nhảy múa", từ 46 lên 50,5 điểm chỉ sau một đêm, Đại diện Ban giám hiệu thông tin, điều này không phải lần đầu tiên xuất hiện ở các mùa tuyển sinh của trường.
Nguyên nhân do số lượng chỉ tiêu lớp 10 là 420 em. Năm nào nhà trường cũng phải điều chỉnh điểm chuẩn sao cho phù hợp với thực tế. Nếu không điều chỉnh sẽ gây ra hiện tượng lộn xộn, va chạm nhau khi phụ huynh tới đăng ký.
"Buổi sáng 30/6 đã có nhiều phụ huynh chen chân nhau để lấy số thứ tự vào làm thủ tục, tới buổi chiều cũng xảy ra tình trạng tương tự nên phải tăng điểm chuẩn chứ không thể giữ nguyên hoặc tăng nhẹ được", đại diện nhà trường cho hay.
Trước đó, công văn đề ngày 2/7 của Sở GD&ĐT Hà Nội do Phó giám đốc Phạm Văn Đại ký thông tin, sở nhận được báo cáo của trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu về việc tuyển sinh năm 2018- 2019.
Sở yêu cầu trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu rút kinh nghiệm nghiêm túc về việc tổ chức tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh, tránh gây căng thẳng, tạo bức xúc trong dư luận xã hội.
Trường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có nguyện vọng rút hồ sơ, hoàn trả toàn bộ lệ phí đã thu khi học sinh rút hồ sơ.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM: Tuyệt đối không đổi nguyện vọng sau khi công bố kết quả Sở GD-ĐT TPHCM vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận học sinh trúng tuyển 10 THPT năm học 2018 - 2019. Ngày 4/7, Sở sẽ công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của các trường THPT công lập trên toàn thành phố. Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý: "Tuyệt đối không đổi nguyện vọng sau khi công bố kết quả tuyển sinh. Sở GD-ĐT...