“Nín thở” chờ thông tin
Diễn biến TTCK những phiên giao dịch cuối tháng 6 gần như phụ thuộc vào cuộc gặp có thể diễn ra giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là cuộc gặp được giới đầu tư chờ đợi trong hơn 1 năm qua, bởi nó tác động trực tiếp đến cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thế giới, mọi khả năng đều có thể xảy ra nhưng sẽ có các cuộc thương thảo tiếp tục sau đó. Tuy nhiên, rủi ro về việc không có thỏa thuận thương mại và cuộc chiến tranh toàn diện đã cao hơn so với cuộc gặp tháng 11 năm ngoái.
Hầu hết chuyên gia đều đánh giá Đông Nam Á, trong đó Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại. Thế nhưng, tâm lý NĐT vẫn chịu ảnh hưởng khi cuộc chiến này leo thang. Các thị trường Đông Nam Á đã giảm khá nhiều kể từ khi ông Donald Trump thông báo trên Twitter sẽ tăng thuế trên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Theo đó, Thái Lan giảm 3,6%, Indonesia giảm 3,7%, Singapore giảm 8,2% và Việt Nam giảm 0,1%.
Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), mức giảm này chưa phản ánh cuộc chiến tranh thương mại toàn diện khi NĐT vẫn đang hy vọng sẽ có thỏa thuận đạt được và 3 kịch bản có thể xảy ra. Kịch bản tiêu cực là căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, có thể khiến thị trường giảm mạnh cả ở Việt Nam và trên thế giới. Kịch bản tích cực là 2 bên có thể tạm thời hoãn tăng thuế các mặt hàng của nhau. Cuối cùng là khả năng 2 bên ngồi lại đàm phán và ông Donald Trump sẽ lại nói về một thỏa thuận lớn như trước đây. Trong kịch bản này, thị trường có thể tăng lại nhưng không nhiều do phần đông đều đang phản ánh suy nghĩ này.
Ngoài yếu tố này, TTCK còn kỳ vọng về kỳ đánh giá tháng 6 của MSCI, với câu hỏi: Liệu Việt Nam có được vào danh sách theo dõi? Các NĐT đang kỳ vọng Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ là nền tảng để chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) ra đời. Đây là công cụ các nhà quản lý hy vọng giải quyết bài toán giới hạn sở hữu của khối ngoại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương (CIEM), ngay cả với kịch bản tích cực nhất là luật được thông qua trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 10 tới, phải mất 2 năm để vận hành NVDR. Thêm vào đó, giới hạn sở hữu NĐTNN chỉ là 1 trong những vướng mắc của Việt Nam. Trong 9 tiêu chí Việt Nam chưa đạt trong kỳ đánh giá năm 2018, có 6 tiêu chí không liên quan đến giới hạn sở hữu NĐTNN. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Do vậy, dù MSCI gần đây có xu hướng đưa vào danh sách theo dõi một nước cận biên mới khi nước được theo dõi trước đó thăng hạng. Đơn cử việc MSCI thêm Kuwait vào danh sách theo dõi khi Argentina được công bố lên hạng, khả năng Việt Nam được vào danh sách theo dõi hoặc được nâng hạng trong năm sau rất thấp.
Theo VDSC, trong dài hạn TTCK vẫn có những tín hiệu tích cực, khi nhìn vào quy mô nền kinh tế Việt Nam lớn hơn so với nhiều nước trong rổ chỉ số MSCI mới nổi. Thực tế, MSCI lần này vẫn mang điều tích cực. Nếu Kuwait được thăng hạng, tỷ trọng CP Việt Nam sẽ được tăng lên trong rổ MSCI Frontier Market Index và MSCI Frontier Market 100 Index (lần lượt là 25,8% và 30%). Trong đó, chỉ riêng quỹ bị động Ishares MSCI Frontier 100 ETF cũng có thể đầu tư thêm 65 triệu USD vào Việt Nam. Tiềm năng của các quỹ chủ động còn lớn hơn, khi có ít nhất 3 tỷ USD đang theo dõi chỉ số MSCI Frontier Market Index, trong đó có 800 triệu USD đang đầu tư vào Kuwait và Argentina.
Thảo Nguyên
Theo saigondautu.com.vn
VDSC: Chứng khoán Việt Nam khó lọt vào danh sách theo dõi của MSCI
Dù MSCI gần đây có xu hướng đưa vào danh sách theo dõi một nước cận biên mới khi nước được theo dõi trước đó thăng hạng, khả năng TTCK Việt Nam được vào danh sách theo dõi hoặc được nâng hạng trong năm sau là rất thấp.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5 diễn biến khá đúng với câu nói "Sell in May and go away" (bán hết vào tháng 5 và đi chơi). Việc thiếu thông tin hỗ trợ cùng với ảnh hưởng tiêu cực từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gia tăng trong nửa cuối tháng Năm đã kéo thị trường nhanh chóng giảm về mức đáy cũ trước đó.
Thanh khoản thị trường không được cải thiện, duy trì ở mức bình quân 2,7 ngàn tỷ đồng mỗi phiên. Dòng tiền chuyển từ cổ phiếu có vốn hoá vừa và nhỏ quay trở lại các cổ phiếu vốn hóa lớn. Tất cả các chỉ số chính đều có diễn biến xấu và tương tự tháng 4, không có nhiều chỗ "ẩn náu an toàn" cho dòng tiền trong tháng 5.
Không chỉ các nhà đầu tư trong nước, tháng 5 cũng là tháng đầu tiên trong năm khối ngoại quay lại bán ròng trên sàn HOSE, với giá trị rất cao, hơn 1.500 tỷ đồng thông qua phương thức khớp lệnh.
Việc Khối ngoại bán ròng 15 trên tổng số 22 phiên giao dịch và tạo áp lực lớn lên tâm lý thị trường vốn đã trở nên tồi tệ. Các cổ phiếu vốn hóa lớn đều bị bán ròng mạnh như VJC (- 574 tỷ đồng), VHM (- 507 tỷ đồng), HPG (- 264 tỷ đồng), VGC (- 260 tỷ đồng) và VNM (- 200 tỷ đồng).
Bước sang tháng 6, các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ diễn biến tích cực hơn, đặc biệt đây là thời điểm kỳ đánh giá thị trường của MSCI diễn ra. Việc lọt vào danh sách theo dõi của MSCI sẽ tạo tiền đề để Việt Nam được xem xét nâng hạng thị trường.
Mặc dù vậy, theo Công ty chứng khoán Rồng Việt ( VDSC), dù MSCI gần đây có xu hướng đưa vào danh sách theo dõi một nước cận biên mới khi nước được theo dõi trước đó thăng hạng (như thêm Kuwait vào danh sách theo dõi khi Argentina được công bố lên hạng), khả năng Việt Nam được vào danh sách theo dõi hoặc được nâng hạng trong năm sau là rất thấp.
Các nhà đầu tư đang kỳ vọng luật chứng khoán sửa đổi sẽ là nền tảng để chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) ra đời, công cụ mà các nhà quản lý hy vọng giải quyết bài toán giới hạn sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, ngay cả với kịch bản tích cực nhất, luật được thông qua trong kỳ họp quốc hội vào tháng 10 tới đây, phải mất đến 2 năm để vận hành NVDR.
Thêm vào đó, giới hạn sở hữu nước ngoài chỉ là một trong những vướng mắc của Việt Nam. Trong 9 tiêu chí mà Việt Nam chưa đạt trong kỳ đánh giá năm 2018, có tới 6 tiêu chí không liên quan đến giới hạn sở hữu nước ngoài. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, MSCI lần này vãn có thể mang lại tín hiệu tích cực cho Việt Nam. Với khả năng Kuwait được nâng hạng trong kỳ đánh giá tới là rất cao, tỷ trọng của Việt Nam sẽ được tăng lên trong MSCI Frontier Market Index và MSCI Frontier Market 100 Index với tỷ lệ lần lượt là 25.8% và 30%. Trong đó, chỉ riêng quỹ bị động Ishares MSCI Frontier 100 ETF cũng có thể đầu tư thêm 65 triệu đô vào Việt Nam.
Tiềm năng của các quỹ chủ động còn lớn hơn thế khi có ít nhất 3 tỷ USD đang "theo dõi" chỉ số MSCI Frontier Market Index. Trong đó có 800 triệu USD đang đầu tư vào Kuwait và Argentina Trong dài hạn, VDSC vẫn tin tưởng vào điều đó khi nhìn vào quy mô của nền kinh tế Việt Nam lớn hơn so với nhiều nước trong rổ chỉ số MSCI mới nổi.
Theo theleader.vn
Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Tìm cơ hội ở những nhóm cổ phiếu tiềm năng Cuộc chiến Mỹ - Trung tiếp tục tác động thiếu tích cực lên thị trường toàn cầu, trong đó Việt Nam cũng không ngoại trừ khi chỉ số VN-Index đã khép lại tháng 5 với mức giảm hơn 20 điểm. Liệu trong tuần giao dịch đầu tiên của tháng 6 có tiếp diễn xu hướng phân hóa theo từng dòng cô phiêu và...