Nikkei: Mất vị thế đứng đầu vào tay Shopee, Lazada bất ngờ kêu gọi các bên cùng hợp tác để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Nền tảng thương mại điện tử Lazada mới đây đưa ra lời kêu gọi hợp tác được xem là bất thường trong một ngành nổi tiếng với sự cạnh tranh, “đốt tiền” và tìm mọi cách để độc chiếm cả người mua và người bán.
Chia sẻ với Nikkei Asia, Lazada cho biết họ đang cố gắng giành lại vị trí hàng đầu trong thị trường thương mại điện từ Đông Nam Á. Đại diện Lazada chia sẻ họ sẽ đầu tư mạnh vào các mảng logistics, thanh toán và mua sắm di động.
Tại thị trường quê nhà Trung Quốc, Lazada cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi công ty mẹ Alibaba đang đối mặt nhiều án phạt liên quan đến độc quyền. Chính phủ Trung Quốc cấm các công ty internet chặn kết nối đến các nền tảng khác.
Ở Việt Nam, Lazada từng có thời kỳ được xem như người đứng đầu, thống trị thị trường và gần như không thể đánh bại. Mặc dù vậy, mọi thứ thay đây khi Shopee, thuộc sở hữu của Sea Group, đã vượt lên dẫn trước tại các thị trường từ Việt Nam, Thái Lan đến Philippines xét theo khía cạnh lưu lượng truy cập.
Một đại diện của Lazada chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng hợp tác cùng nhau làm việc sẽ là hướng đi đúng đắn trong tương lai. Trong khi chúng ta cạnh tranh để cung cấp cho người tiêu dùng các lựa chọn và giải pháp tốt nhất, các công ty trong ngành nên làm việc cùng nhau để thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo ra một mạng lưới mở trong nền kinh tế số như hiện này.”
Video đang HOT
Hiện chưa rõ làm thế nào để các công ty đang cạnh tranh nhau có thể hợp tác mở ra một mạng lưới mở.
Thực tế cho thấy, những lời kêu gọi phá bỏ khoảng cách giữa các nền tảng công nghệ đang thu hút được sự chú ý trên toàn thế giới. Ví dụ, Liên minh châu Âu gần đây đã đồng ý về các quy tắc nhằm buộc các ông lớn trong ngành công nghệ như Google và Apple mở cửa hệ sinh thái của mình cho các công ty khác.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán là một cách mà các nền tảng sử dụng để loại bỏ cạnh tranh. Ông Chris Beselin, cựu CEO của Lazada Việt Nam, từng chia sẻ với Nikkei rằng các công ty thương mại điện tử luôn muốn độc chiếm người dùng thông qua các phương thức thanh toán ví điện tử độc quyền.
Giảng viên tài chính Đại học RMIT Việt Nam, ông Kok Seng Kiong cho biết các sàn thương mại điện tử thường áp dụng chiến lược khiến người dùng khó rời đi hơn là tìm cách trở nên hấp dẫn để người dùng ở lại.
Hiện tại, chiến lược cạnh tranh bằng các sự kiện siêu ưu đãi hàng tháng của các sàn thương mại điện tử đặt ra câu hỏi rằng liệu khách hàng có quay trở lại nữa không nếu như khuyến mại không còn nữa. “Mục tiêu của các công ty TMĐT thường là tồn tại lâu hơn đối thủ thay vì đạt được nhiều lợi nhuận hơn đối thủ”, ông Kok nói.
Trong số người dân Đông Nam Á, 73% hiện coi thương mại điện tử là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, tăng từ 60% vào năm 2020, theo một cuộc khảo sát do Milieu Insight thực hiện và được Lazada công bố vào tuần trước. Việt Nam có tỷ lệ cao nhất với 81%.
“Vị trí mà Lazada có được tại Việt Nam lẽ ra không thể bị một công ty mới gia nhập như Shopee vượt qua”, ông Beselin, cựu CEO Lazada Việt Nam, chia sẻ. “Dù vậy, họ đã làm được điều này, nhưng Lazada vẫn có thể lật ngược thế cờ”.
Ở Việt Nam, Shopee có thành công lớn bằng chiến lược tập trung vào các nhà bán hàng bên thứ ba và liên tục đưa ra các chính sách giao hàng miễn phí. Tuy nhiên, các đối thủ như Lazada, Tiki hay Sendo đều đang áp dụng các chiến lược kinh doanh tương tự.
Doanh nghiệp phòng tránh rủi ro nào khi giao dịch điện tử?
Ông Ngô Khắc Lễ, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) lưu ý tầm quan trọng của việc lưu giữ dữ liệu khi giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), đề phòng các trường hợp phát sinh tranh chấp.
Đoàn xe chở vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) xuất khẩu sang thị trường EU. Ảnh: TTXVN.
Đại diện VIAC đã dẫn chứng trường hợp một doanh nghiệp Việt Nam, tham gia điện tử xuyên biên giới, khi giao dịch chỉ dùng thiết bị điện tử không dây là điện thoại di động. Doanh nghiệp này sau đó bị lừa, đã chuyển tiền nhưng không nhận được hàng.
"Khi ra nước ngoài, người của doanh nghiệp vẫn có thể liên lạc với bên lừa đảo bằng di động. Thậm chí cảnh sát sở tại cũng nói chuyện với người lừa đảo kia bằng di động nhưng cảnh sát cho rằng, họ cũng không biết số điện thoại đó có phải của nước của họ không? Sau đó, doanh nghiệp nhìn hợp đồng, gọi điện thoại theo số hợp đồng, phát hiện điện thoại thiếu một số. Các địa chỉ trên hợp đồng đều là địa chỉ ma hoặc là địa chỉ của một đơn vị khác", ông Ngô Khắc Lễ cho biết.
Để tránh rủi ro, Trọng tài viên Ngô Khắc Lễ khuyên doanh nghiệp khi giao dịch điện tử, đầu tiên phải điều tra đối tác cụ thể, xác định rõ phương thức lưu giữ thông tin. Nhiều người dùng zalo, viber, lẫn lộn việc chung riêng, đến khi có tranh chấp, không phân tách được. Khi được yêu cầu hồ sơ để giải quyết tranh chấp, không lưu lại được các bản các bên đã sử dụng. Thực tế, có những bản trên điện tử có thể tự động xóa khi đối tượng thay đổi. Vì vậy, các doanh nghiệp phải lưu giữ được các thông tin, văn bản để khi tranh chấp có thể kiểm tra; có thể sao lưu những email, đoạn chat ra nhiều nơi, khi có tranh chấp có thể mang máy tính đến để lấy được văn bản.
Trong quá trình làm việc với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ông Nguyễn Trọng Tĩnh, Giám đốc Kênh bán hàng và Phân phối ngân hàng doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) nhận thấy, có 5 rủi ro phổ biến.
Đầu tiên là rủi ro thương mại: Người nhập khẩu chậm hoặc không thanh toán, biến động giá cả thị trường do chính trị, thiên tai...Theo ông Nguyễn Trọng Tĩnh, để hạn chế, doanh nghiệp cần thực hiện biện pháp thẩm định thông tin đối tác thận trọng (KYC), chỉ chọn đơn vị tin cậy, có lịch sử thanh toán đúng hạn. Nên chia thành nhiều đợt chuyển tiền (đặt cọc, chuyển một phần, chuyển hết khi nhận đủ hàng, kết hợp các phương thức thanh toán khác nhau như 30% bằng TT (chuyển tiền bằng điện), 70% bằng L/C (thư tín dụng).
Thứ hai là rủi ro biến động tỷ giá. Tại MSB có bộ phận nghiên cứu thị trường từ đó đưa ra báo cáo biến động ngắn và dài hạn, cung cấp cho doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tài chính phù hợp. "Chúng tôi cũng cung cấp giải pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá, tránh ảnh hưởng kết quả kinh doanh", đại diện MSB cho biết.
Thứ ba là rủi ro về đạo đức như người nhập khẩu không nhận hàng, từ chối thanh toán; người chở hàng biến mất, rút ruột, làm hỏng hàng; người giao nhận chứng từ cấu kết người mua rút ruột thay thế bộ chứng từ để đi lấy hàng... Đại diện MSB kiến nghị có biện pháp KYC (biết khách hàng của bạn) đối tác, lựa chọn đối tác có quan hệ lâu năm, kết hợp phương thức trả trước một phần hoặc bảo lãnh ngân hàng; chọn hãng vận tải uy tín, có tên tuổi hoặc chọn phương thức thanh toán không phải thuê vận tải, lộ trình chuyên chở kiểm soát online.
Thứ tư là pháp lý. Khi doanh nghiệp hạn chế kiến thức có thể xác lập hợp đồng với quyền lợi bất lợi, cần lập bộ phận chuyên trách hoặc sử dụng lĩnh vực tư vấn chuyên sâu về luật pháp quốc tế.
Cuối cùng là rủi ro về vận hành. Có trường hợp trình độ tham gia của các bên còn yếu dẫn đến sai sót từ khâu soạn hợp đồng, lập chứng từ dẫn đến khả năng chậm hoặc không được thanh toán.
Rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thương mại điện tử Bộ Công Thương cho biết: Tới đây Bộ sẽ chủ trì cùng với các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát và phân loại danh sách các website ứng dụng thương mại điện tử, kinh doanh các nhóm hàng để dễ theo dõi, kịp thời phát hiện, xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm. Bộ Công...