Nikkei Asian Review: Biển Đà Nẵng vắng ngắt, du lịch Việt Nam tổn thất nặng nề do Covid-19
Khoảng 23.000 nhân viên tại khu nghỉ dưỡng Đà Nẵng buộc phải nghỉ phép tạm thời.
Bãi biển Mỹ Khê hiện giờ đã bị đóng cửa. Đây là một phần trong chiến dịch giãn cách xã hội của Việt Nam nhằm ngăn chặn sự lây lan Covid-19. Hệ thống loa phát công cộng thông báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh để nhắc nhở mọi không tập trung đông người, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với nhau tối thiểu 2 mét.
Khi lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/4, Đà Nẵng bắt đầu trông như một thị trấn không người, chỉ còn lại siêu thị, bệnh viện, nhà thuốc và các cây ATM được phép hoạt động.
DLG Hotel Danang, một khách sạn 5 sao nằm trên bãi biển này, thường sẽ có công suất lấp đầy khoảng 80% vào thời điểm này trong năm. Nhưng năm nay sảnh của khách sạn hoàn toàn trống không.
“Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp tốt nhất có thể để bảo vệ người dân”, bà Hà Huyền, giám đốc khách sạn DLG Hotel Danang, trả lời phóng viên Nikkei Asian Review. “Cho đến nay, chưa có nhân viên nào của khách sạn bị sa thải, và khách sạn đang cố gắng để tối ưu hóa chi phí hoạt động”, bà Hà Huyền chia sẻ.
Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào ngành du lịch lữ hành – hiện đang chiếm 8% GDP cả nước, theo số liệu từ World Bank. Tuy nhiên, việc Việt Nam đang áp dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm virus đang đẩy ngành công nghiệp không khói này vào giai đoạn tồi tệ nhất trong những năm gần đây.
“Chính phủ Việt Nam đang theo dõi sát sao tình hình và chúng tôi đã đưa ra dự đoán cho các khả năng và kịch bản khác nhau có thể xảy ra và các hậu quả kinh tế do khủng hoảng Covid-19″, giám đốc tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ. “Nhưng chúng tôi cũng sẵn sàng thực hiện các phương pháp khác nếu cuộc khủng hoảng tiếp tục kéo dài lâu hơn.”
Các chuyến bay du lịch nội địa của Việt Nam trong tháng 3 đã giảm hơn 60% so với tháng trước và lượng khách quốc tế đã giảm gần 40% trong quý I năm 2020 so với năm ngoái, theo Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng.
Đà Nẵng, thành phố lớn thứ năm của Việt Nam, là một trụ cột quan trọng của ngành du lịch. Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết lượng khách du lịch sụt giảm trong quý I năm nay đã khiến thành phố thiệt hại khoảng 700-800 tỷ đồng tương đương khoảng 30-34 triệu USD.
Video đang HOT
Khoảng 23.000 trong số 35.000 nhân viên ngành du lịch của thành phố đã buộc phải nghỉ việc tạm thời.
Để thúc đẩy nền kinh tế, vào ngày 3/3, Chính phủ Việt Nam đã công bố gói cứu trợ 27 nghìn tỷ đồng (1,1 tỷ USD) để giúp các doanh nghiệp. Kokogreen, một nhà hàng chay nhỏ ở Đà Nẵng, rất được người nước ngoài cũng như người dân Việt Nam ưa chuộng vẫn mở cửa vào buổi chiều nhưng khách hàng chỉ có thể gọi món mang đi.
Jenny, quản lý nhà hàng cho biết, Kokogreen và các nhà hàng khác trong thành phố sẽ đóng cửa hoàn toàn trong 2 tuần.
Tính đến thứ Năm ngày 9/4, Việt Nam đã có 251 trường hợp nhiễm Covid-19 và không có trường hợp tử vong nào.
Tuần trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh dừng tất cả các chuyến bay quốc tế đối với công dân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, ngoại trừ những chuyến bay ngoại giao chính thức. Vào ngày 1/4, Việt Nam đã ban hành lệnh phong tỏa 15 ngày thực hiện biện pháp giãn cách xã hội và cấm tụ tập đông người.
Nhiều công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam đã ca ngợi phản ứng nhanh chóng của Chính phủ đối với cuộc khủng hoảng Covid-19. Một số nhà quan sát cho rằng đây là kinh nghiệm của Việt Nam trong quá khứ khi xử lý dịch SARS và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.
Bộ Y tế thường xuyên gửi tin nhắn cho mọi người qua điện thoại di động để khuyến khích đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay. Vào ngày 6/3, Việt Nam tuyên bố sẽ sản xuất bộ xét nghiệm Covid-19 sau khi khi thí điểm thành công và được sự chấp thuận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Mỗi ngày Việt Nam có thể sản xuất tới 10.000 bộ kit xét nghiệm.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết Chính phủ nhận định rằng việc mất nguồn khách du lịch từ Hàn Quốc và Trung Quốc thực sự đã gây tổn thất lớn đến thị trường du lịch của Việt Nam.
“ Tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam có thể sẽ chậm lại và tác động đối với du lịch là rất phức tạp. Tác động có thể hiện hữu trong các tháng tới”, ông Dương nói.
Hoài Nguyễn
Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, điều chỉnh triển vọng từ tích cực xuống ổn định
Tổ chức Fitch Ratings ("Fitch") vừa thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB và điều chỉnh triển vọng từ Tích cực sang Ổn định.
Tín dụng của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng
Cơ sở Fitch điều chỉnh triển vọng tín nhiệm từ Tích cực sang Ổn định phản ánh đánh giá của tổ chức này về tác động ngày càng lan rộng của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện tín dụng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, thông qua các kênh xuất khẩu, du lịch và sự giảm sút của tổng cầu.
Thông tin thêm về việc xếp hạng này, Bộ Tài chính cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, việc Fitch xác nhận giữ nguyên bậc tín nhiệm quốc gia ở mức BB phản ánh nhận định các điểm sáng về tín dụng của Việt Nam vẫn không bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm tiềm năng phát triển vững chắc trong trung hạn, môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; gánh nặng nợ Chính phủ được kiểm soát ở mức thấp và khả năng tiếp cận nguồn tài chính đối ngoại thuận lợi hơn so với các quốc gia cùng nhóm xếp hạng.
Tổ chức này cũng đánh giá cao việc Việt Nam đã tận dụng điều kiện kinh tế thuận lợi trong những năm qua để củng cố tình hình tài khóa và tích lũy dự trữ ngoại hối, góp phần tăng mức đệm dự phòng trước những rủi ro vĩ mô.
Fitch điều giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB
Trong tháng vừa qua, Fitch đã có động thái điều chỉnh đánh giá tín nhiệm tiêu cực đối với 19 nước trên toàn cầu, trong đó 12 quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm và 7 quốc gia bị hạ triển vọng.
"Bộ Tài chính cùng các cơ quan liên quan đã và đang phối hợp chặt chẽ, cập nhật thông tin cho Fitch về tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh tiếp diễn. Qua đó, Bộ Tài chính tin rằng Fitch cũng như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác sẽ có thông tin đầy đủ để đưa ra nhìn nhận đúng đắn, tích cực về hồ sơ tín dụng của Việt Nam trong tương lai" - Bộ Tài chính cho biết.
Tăng trưởng GDP năm nay có thể giảm xuống 3,3%
Ngoài ra, Fitch dự báo do đại dịch, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 3,3% vào năm 2020, từ mức 7,0% vào năm 2019. Đây sẽ là tốc độ tăng trưởng hàng năm thấp nhất kể từ giữa những năm 1980.
Fitch thừa nhận, dự báo về tăng trưởng năm 2020 rất không chắc chắn và có nguy cơ GDP còn giảm thêm, tùy thuộc vào diễn biến của đại dịch, cả ở Việt Nam và cũng như các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
"Cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận số lượng mắc Covid-19 tương đối thấp, nhưng có thể tăng lên và phần lớn cả nước đã phải hạn chế các hoạt động kinh tế để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh", báo cáo của Fitch nêu.
Theo nhận định của tổ chức này, các ngành du lịch và xuất khẩu đặc biệt dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh. Du lịch đóng góp trực tiếp 10% GDP nhưng đóng góp của nó vào GDP nói chung cao hơn con số này thông qua các tác động gián tiếp. Lượng khách du lịch trong tháng 3/2020 giảm khoảng 68% so với cùng kỳ.
Về xuất khẩu, Fitch cũng cho rằng, các thị trường lớn của Việt Nam đang suy giảm, bao gồm Mỹ và Trung Quốc. Xuất khẩu yếu khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất bị ảnh hưởng. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý 1/2020 ước tính đạt 3,9 tỉ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nhận định của Fitch, tài khoản vãng lai Việt Nam sẽ chuyển sang thâm hụt nhẹ vào năm 2020, từ mức thặng dư khoảng 3,0% năm 2019, do xuất khẩu, du lịch và kiều hối giảm, tuy nhiên sẽ thặng dư trở lại năm 2021 khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi.
Với các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ với doanh nghiệp, người dân, Fitch cho rằng, thâm hụt ngân sách năm 2020 sẽ tăng lên 6,5% GDP từ mức ước tính 3,4% vào năm 2019. Điều này sẽ khiến tổng nợ của chính phủ tăng lên 42,5% GDP, từ khoảng 38% GDP vào năm 2019.
Theo đánh giá của Fitch, các giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện thời gian qua như: cắt giảm lãi suất, chỉ điều chỉnh nhẹ tỷ giá (mức giảm ít hơn nhiều các nước trong khu vực), dự trữ ngoại hối đạt mức cao kỷ lục 78,5 tỷ USD vào năm 2019... khiến tỷ lệ thanh khoản của Việt Nam có khả năng vẫn vượt xa mức trung bình của "BB", ở mức khoảng 300%.
Với các triển vọng này, Fitch kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% khi sức cầu trong và ngoài nước dần hồi phục, xuất khẩu, du lịch và FDI tăng trở lại.
Hà Loan
Kinh tế sẽ hồi phục trong quý III/2020 GDP quý II năm nay ước chỉ tăng khoảng 2% so với quý II năm 2019, chỉ số VN-Index giảm 28%, xuất khẩu giảm khoảng 25%. Dự kiến, từ quý III tăng trưởng phục hồi. Đây là thông tin được nêu trong Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách ứng phó của...