Nigeria: Mô hình đào tạo mới trong các trường đại học ứng phó Covid-19
Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn tới các cơ sở giáo dục đại học tại Nigeria, nhưng theo đánh giá của chuyên gia, các trường đã phát triển hệ thống học từ xa sẽ đứng vững trong tương lai.
Trường Đại học Obafemi Awolowo, Nigeria.
Trường Đại học Obafemi Awolowo (OAU), nằm tại thành phố Ife, đã thành lập Trung tâm Đào tạo từ xa từ năm 2002 để đáp ứng việc học tập trong những giai đoạn khủng hoảng của đất nước.
Tiến sĩ Akinsomisoye Stephen, khoa Khoa học Sinh lý cho biết các bài giảng được tải lên trực tuyến. Giảng viên, sinh viên làm việc qua Internet và sinh viên làm bài kiểm tra online. Trước Covid-19, sinh viên sử dụng hệ thống trực tuyến để trao đổi với giảng viên khi không ở trong trường, thường từ một đến hai tuần.
Tuy nhiên, sau khi Covid-19 xuất hiện, OAU đã chuyển hoàn toàn sang hình thức học trực tuyến, lấy trọng tâm là đào tạo từ xa. Việc đưa chương trình học truyền thống lên Internet là thách thức nhưng Trung tâm Đào tạo từ xa tại OAU đã giúp việc chuyển tiếp hiệu quả và mở rộng.
Video đang HOT
“Điều kiện học online rất dễ dàng, chỉ cần sinh viên có điện thoại đầy pin, kết nối Internet, giảng viên sẽ hướng dẫn các em vào tải video bài giảng, ngồi học ở nhà. Nếu có vấn đề, các em có thể truy cập vào hệ thống trực tuyến để đặt câu hỏi. Giảng viên online sẽ trả lời câu hỏi và giao bài tập cho từng sinh viên”, Tiến sĩ Stephen cho biết.
Trong các kỳ thi trực tuyến, sinh viên trả lời những câu hỏi có sẵn trong khoảng thời gian nhất định. Trường không khuyến khích sinh viên gian lận vì khi hết thời gian làm bài, các em không thể tiếp tục truy cập. Những sinh viên sống tại khu vực đường truyền Internet yếu được khuyến khích chuyển đến khu vực có mạng lưới phủ sóng tốt hơn.
Trong trường hợp máy tính bị treo khi sinh viên làm bài thi, nhà trường có thể nhận thấy từ việc câu trả lời bị cắt ngắn hoặc biến mất. Khi đó, giảng viên sẽ liên lạc với sinh viên để xác minh sự việc và sắp xếp bài kiểm tra khác cho các em. Lần thứ hai, sinh viên được yêu cầu chuyển đến khu vực có đường truyền tốt hơn. Trung tâm đào tạo từ xa cũng cung cấp cho sinh viên máy tính bảng, trong đó có nhiều bài giảng được cài sẵn nên sinh viên chỉ cần cập nhật những bài mới.
Giờ đây, các trường đại học khác tại Nigeria cũng xây dựng hệ thống đào tạo online không chỉ để đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai mà còn mở rộng khả năng tiếp cận tài liệu giảng dạy, liên lạc với giảng viên. Trước Covid-19, một số giảng viên tại Trường Đại học Bang Lagos (LASU) đã liên lạc với sinh viên qua Internet nên đến đại dịch, họ cố gắng tận dụng điều này.
Kết quả năm 2020, các chương trình đào tạo về truyền thông của LASU được triển khai theo lịch trình. Các khóa học Vật lý của LASU đã bắt đầu lạ từ tháng 9, khi trường học tái mở cửa. Trường đang tìm cách mở rộng đào tạo kỹ thuật số trong tương lai.
Nhiều trường đại học tư thục ở Nigeria không có trung tâm đào tạo từ xa nhưng họ có hệ thống ra quyết định nhanh, cho phép chuyển đổi và phát triển học trực tuyến khi đại dịch xảy ra. Giáo sư Solomon Adebola, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Adeleke, học viện tư nhân nằm ở thành phố Ede, bang Osun, cho biết: “Khi đại dịch bắt đầu vào tháng 3, chúng tôi bắt tay ngay vào giáo dục trực tuyến. Sau khi giảng dạy trực tuyến, các kỳ thi cũng tiến hành trực tuyến”.
Nếu sinh viên gặp vấn đề trong kỳ thi trực tuyến, khoa Công nghệ Thông tin của trường sẽ đánh giá bài thi và bố trí cho sinh viên làm bài kiểm tra khác. Adeleke cũng là trường đại học đầu tiên ở Nigeria tổ chức lễ tốt nghiệp trực tuyến cho sinh viên năm cuối vào tháng 7/2020. Các diễn giả đã phát biểu khai mạc chương trình từ nhiều nơi trên thế giới. Tên và hồ sơ của sinh viên được xướng lên trong buổi lễ tốt nghiệp.
Giáo sư Adebola cho biết: “Sau Covid-19, Trường Đại học Adeleke sẽ chuyển sang mô hình trực tuyến nhiều hơn. Trong vài năm tới, một số sinh viên có thể không cần đến trường”.
Mô hình đào tạo tập trung sẽ sớm thành quá khứ!
Với tình hình của dịch Covid-19 hiện nay, ngày càng có nhiều biểu hiện cho thấy đào tạo đại học tập trung có thể sẽ sớm trở thành mô hình của quá khứ.
Du học sinh học trực tuyến tại Việt Nam - ĐẬU TIẾN ĐẠT
Đại học không còn là những tòa nhà với những lớp học có bàn học cho sinh viên (SV) xếp hàng ngang nữa. Điều này sẽ mang đến nhiều nguy cơ cũng như nhiều cơ hội cho giáo dục đại học ở Việt Nam trong tương lai.
Các giáo sư Mỹ đang thu thập rất nhiều thông tin hữu ích từ SV để cho việc đào tạo trong môi trường giãn cách xã hội được hiệu quả hơn. Đại dịch Covid-19 và thói quen học tập của SV đang tạo áp lực cho các đại học chuyển qua nền giáo dục 4.0 sớm hơn dự tính.
Thế hệ Z là những người sinh từ năm 1996 trở lại hiện học ở các cấp bậc phổ thông và đại học. Thế hệ này lớn lên trong môi trường quá tải thông tin, hằng ngày phải đối diện với rất nhiều nguồn thông tin như từ Facebook, YouTube, Chat, Tweet, Tiktok ngoài các nguồn thông tin truyền thống như ti vi, đài và báo chí. Chưa kể họ luôn bị phân tâm bởi video games trên điện thoại và máy tính. Thế hệ Z từ lúc thức dậy đến khi đi ngủ lúc nào cũng trong tâm trạng chọn lọc thông tin để tập trung và như thế hoạt động của não bộ cho các chức năng cao cũng quá tải. Trong các lớp học trực tiếp, vì môi trường ngoại cảnh và các quy tắc nên họ tập trung nghe giảng bài. Nhưng khi học trực tuyến ở nhà thì các áp lực bên ngoài này không còn nữa, và do đó để học sinh/SV có thể tập trung nghe bài giảng trực tuyến trong môi trường có quá nhiều phân tâm là một thử thách lớn.
Các ĐH Mỹ đã hoàn tất gần hai học kỳ giảng dạy trực tuyến, do đó nhiều trường cho phép SV khi đăng ký môn học có thể tiếp cận các bài giảng trực tuyến từ giảng viên (GV) đang dạy và của các GV khác cùng dạy môn đó. Kinh nghiệm cho thấy SV mong muốn có cơ hội tương tác với GV, do đó nhiều trường ĐH khuyến khích GV dạy trực tuyến đồng bộ qua phần mềm Zoom hay các công nghệ khác thay vì SV chỉ tiếp cận video bài giảng đã thu trước.
Thói quen học tập của thế hệ Z cho thấy SV sẽ chọn lọc dự lớp dạy trực tuyến đồng bộ, coi video bài giảng của GV khác từng dạy lớp đó, hay tìm thông tin về những kiến thức trong bài giảng trên YouTube tùy vào cách nào dễ hiểu hơn đối với họ. Có trường hợp hơn 70% SV đăng ký lớp học nhưng không tham dự các bài giảng trực tuyến đồng bộ của GV đang dạy vì cho là khó hiểu mà đi xem video bài giảng của GV khác.
Các thí nghiệm này giúp các đại học nhận ra mô hình đào tạo 4.0 đang dần hình thành với những đặc điểm sau.
Với công nghệ dạy học/tương tác trực tuyến đồng bộ như Zoom, Teams, Skype Pro, việc lớp học có vài trăm đến cả ngàn SV từ nhiều nơi khác nhau không còn là vấn đề khó khăn về kỹ thuật. Không có một giới hạn địa lý nào cho cả GV và SV. GV có thể từ châu Mỹ, còn SV có thể ở khắp nơi trên thế giới.
Để phát triển kỹ năng tương tác và hợp tác, SV vẫn có cơ hội làm việc nhóm qua các bài tập project-based. SV vẫn có thể làm việc nhóm qua mạng sử dụng phần mềm tương tác. Tuy nhiên trao đổi trực tiếp vẫn tốt hơn. Địa điểm để làm việc nhóm không bắt buộc phải tập trung ở trường đại học nơi SV đăng ký học mà có thể được tổ chức ở nhiều nơi kể cả ở các công ty hợp tác đào tạo...
Chi phí đào tạo sẽ thấp hơn trong khi hiệu quả đào tạo sẽ được cao hơn vì tận dụng được công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo trong các phần mềm hỗ trợ học tập so với mô hình đào tạo tập trung hiện tại. Đây có thể coi là một đột phá trong giáo dục đại học.
Du học sinh Việt có thể chỉ được ở lại Mỹ 2 năm Mới đây, chính quyền Mỹ có đề xuất quy định giới hạn thời hạn visa của du học sinh xuống còn 2 năm cho 59 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS), 59 quốc gia được đưa vào đề xuất của chương trình visa hạn chế chỉ kéo dài 2 năm gồm những nước như...