Nigeria chung tay khắc phục tệ nạn ở lứa tuổi học sinh, sinh viên
Vấn đề đạo đức, lối sống của giới trẻ là một trong những mối quan tâm hàng đầu tại một quốc gia châu Phi đang phát triển như Nigeria trong những năm gần đây.
Đất nước này đã và đang đứng trước một thực trạng đáng báo động về sự xuống cấp các giá trị đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ, trong khi tỷ lệ học sinh, sinh viên dính vào tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.
Học sinh tiểu học đang là đối tượng của nhiều hoạt động bạo lực học đường tại Nigeria.
Thực trạng đáng báo động tại Nigeria
Ngày nay, Nigeria là một nước đang phát triển và chỉ số phát triển con người đang dần cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự tiến bộ của công nghệ, ranh giới giữa đúng và sai, giữa các giá trị đạo đức truyền thống và giá trị lệch chuẩn của thời hiện đại ngày càng trở nên mờ nhạt.
Theo đánh giá của các chuyên gia tại Nigeria, sự suy thoái về đạo đức trong lứa tuổi thanh, thiếu niên, đặc biệt là học sinh tiểu học và trung học cơ sở đang ở mức đáng báo động. Cụ thể, tỷ lệ học sinh trung học tham gia vào các hoạt động bạo lực, tội phạm mạng, hoạt động tình dục ở tuổi vị thành niên, gian lận thi cử,… đang tăng lên qua các năm. Trong khi đó, số lượng tội phạm và mức độ phạm tội nguy hiểm trong giới trẻ cũng có xu hướng tăng. Nếu quốc gia này không hành động để khắc phục, cải thiện hiện tượng này thì cái giá phải trả có thể sẽ rất “đắt”.
Vấn đề lối sống, đạo đức của một bộ phận giới trẻ Nigeria không chỉ là trách nhiệm riêng của các bậc cha mẹ vì không nuôi dạy con cái đúng cách mà còn bởi các phương tiện truyền thông đã phơi bày những thông tin tiêu cực, ảnh hưởng đến nhận thức giới trẻ. Mặt khác, chính phủ đã không hành động quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn những tệ nạn trong học đường, khắc phục đói nghèo hay thực hiện những chương trình tham vấn thường xuyên với mục đích gỡ khó, tăng cường năng lực cho thanh, thiếu niên.
Sinh ra và lớn lên trong một quốc gia đang phát triển, nhiều người trẻ Nigeria nuôi “mộng” làm giàu nhanh chóng cho bản thân bằng mọi cách và kiếm khối tài sản lớn cho bản thân. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến các bạn trẻ dễ trở thành đối tượng bị lôi kéo bởi các hội, nhóm, băng đảng,… Trong khi đó, các gia đình – cái “nôi” nuôi dưỡng người trẻ – cũng đối mặt với nhiều sự bất ổn. Ví như bố mẹ chỉ tập trung đi kiếm tiền, không quan tâm đến con cái hoặc con cái thì đặt nặng áp lực học hành, làm ra kinh tế về sau,… Điểm chung là chúng không được bố mẹ dạy bảo kỹ về các giá trị đạo đức cần rèn luyện.
Ngôi trường được xem là nơi trẻ em tương tác đầu tiên với thế giới bên ngoài, cùng thầy cô và bạn bè. Tuy nhiên, những bất ổn trong nhà trường như bạo lực học đường, xung đột giữa học sinh và giáo viên, các học sinh với nhau hiện vẫn là thách thức đối với ngành giáo dục nước này trong việc xây dựng đạo đức trong giới trẻ. Đáng nói, thậm chí đã nhiều học sinh tiểu học tại Nigeria bị lôi kéo vào những băng, đảng; mặt khác, học sinh trung học cũng thường tham gia vào những hoạt động bạo lực ngoài giờ học. Các giáo viên hầu như không lên tiếng bởi lo ngại bị ảnh hưởng.
Chung tay để ngăn chặn tệ nạn học đường
Video đang HOT
Trước những thực trạng không thể chối bỏ, dư luận nước này ghi nhận, để ngăn chặn tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống trong xã hội Nigeria đòi hỏi nỗ lực chung của tất cả các bên liên quan.
Nhà giáo dục người Nigeria, James Adeoye nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết tình trạng suy thoái đạo đức trong các trường học. Ông chỉ ra rằng vấn đề này chưa bao giờ tồi tệ và nhức nhối như ngày nay trong ngành giáo dục quốc gia. Theo ông, một nền giáo dục cân bằng đòi hỏi giáo viên phải dạy cho học sinh cả kiến thức lẫn các giá trị đạo đức làm hành trang cho chúng bước vào đời.
Bên cạnh đó, ông Adeoye cũng lên án tình trạng “hối lộ” giáo viên và một số nhân viên, cán bộ tại các trường học để bỏ qua một số lỗi lầm của các học sinh. Tập trung vào lợi ích tài chính khiến nhiều giáo viên không làm những điều cần thiết trong nhiêm vụ của mình dể dạy bảo các em trở thành người tốt hơn. Sự suy thoái đạo đức, lối sống từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường được xem là một trong những nguyên nhân sâu xa của tỷ lệ tội phạm gia tăng ở nước này trong giới trẻ.
Còn theo quan điểm của chuyên gia Olutoke Adams, cha mẹ phải thực hiện trách nhiệm của mình bằng cách đảm bảo rằng các đức tính tốt đẹp như chính trực, chăm chỉ, kiên nhẫn,… thấm nhuần vào hệ giá trị của con trẻ. “Tôi khuyến khích các bậc cha mẹ và người giám hộ ghi tâm rằng nhà là ngôi trường học đầu tiên và là nhà thờ đầu tiên của mỗi đứa trẻ. Bởi vậy cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng hệ giá trị đạo đức trong con cái của họ”, Adams nói.
Giáo sĩ David Toluwalase cũng cho rằng, nhà thờ là nơi giảng dạy về đạo đức và lẽ phải nhưng các bài giảng này cũng không thể “một mình” đảo ngược quá trình suy thoái đạo đức của một bộ phận người trẻ. Các cá nhân được trao quyền quyết định về cách sống của họ, chứ không phải các nhà thờ. Vị giáo sĩ này cũng đánh giá, thái độ thờ ơ và việc nuôi dạy con cái không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến những đứa trẻ này “sa ngã” khi trưởng thành.
Cụ thể, ông chỉ ra những giá trị gia đình sai lầm đã tạo ra tội phạm và những kẻ phá hoại xã hội khác trong nước này. “Đó là sự nổi loạn, hành vi ngông cuồng và buông thả, làm trầm trọng thêm các tệ nạn xã hội. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo có tầm nhìn trong nước lại chưa quá quan tâm đến vấn đề này. Sự xuống cấp về giá trị đạo đức từ cấp độ cá nhân, đến gia đình, tập thể quốc, quốc gia hiện đang diễn ra một cách đáng báo động, gây ra nhưng đau khổ, bạo lực, thậm chí giết chóc trong xã hội”, ông nhấn mạnh.
Bà Odunola Jacobs, Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Nigeria cũng khẳng định cha mẹ đóng vai trò quan trọng. Bà luôn khuyến khích các bậc cha mẹ cần dành thời gian và tập trung vào con cái, trong đó vai trò của người phụ nữ hay người mẹ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến con cái.
“Trong thời đại ngày nay, tình trạng trẻ vị thành niên phạm pháp, hẹn hò qua mạng, ăn mặc không đứng đắn, lạm dụng ma túy và có những hành vi lệch chuẩn khác đang ở mức đáng báo động. Điều quan trọng là cần xây dựng một môi trường gia đình phải ấm áp và thân thiện. Như vậy vai trò của người mẹ rất quan trọng, mẹ vừa là một tấm gương cho con cái vừa là người có thể đảm bảo đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong môi trường ấm áp tình thương”, bà Jacobs chỉ ra. Theo đó, người mẹ cũng là “người thầy đầu tiên” của con cái và cũng là người đồng hành cùng chúng cho đến khi trưởng thành.
Nhà giáo dục Johnson Eloho chỉ ra, tình trạng vô kỷ luật, thiếu đạo đức của một bộ phận học sinh tiểu học và trung học thậm chí đã trở thành một mối đe dọa với nhiều giáo viên. Bởi lẽ khi giáo viên lên tiếng nhắc nhở, điều chỉnh hành vi của các em học sinh có thể dẫn tới sự quấy rối, trả thù của các học sinh này. “Nhiều học sinh tham gia vào các băng, hội nhưng chính bố mẹ không hề hay biết. Nhiều em học sinh còn sử dụng chất kích thích trước khi đến trường”, vị này chia sẻ.
Eloho cho rằng những tình trạng này cần các trường học có quyết tâm hơn và đặc biệt cần xây dựng hệ thống tham vấn tâm lý học đường để tháo gỡ những khúc mắc, dồn nén tâm lý của các em học sinh, khôi phục những giá trị đạo đức bị phai mờ đi. Bên cạnh đó, các hoạt động như hội thảo định hướng, hoạt động ngoại khóa cũng là những giải pháp quan trọng để giảm thiểu và chấn chỉnh hành vi thiếu đạo đức trong giới trẻ, cũng như “tái định hướng” người trẻ vào con đường có ý nghĩa hơn.
Các chuyên gia giáo dục của nước này đều cho rằng, sự chung tay của tất cả các bên trong xã hội, bao gồm Chính phủ, giới truyền thông, các nhà giáo dục và bố mẹ là cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên không đánh mất những giá trị đạo đức cốt lõi giúp chúng trở thành những con người giúp ích cho xã hội về sau này. Thông qua sự giáo dục và hướng dẫn đúng đắn, thế hệ hiện tại và tương lai có thể tìm lại những giá trị của mình, có được kiến thức đúng đắn để duy trì các tiêu chuẩn đạo đức chuẩn mực, có khả năng phán đoán đúng sai, biết chọn lọc hình mẫu và tìm kiếm ảnh hưởng lâu dài, thay vì là chỉ mong cầu đạt được những lợi ích ngay lập tức.
Thấu hiểu trò để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp
Với mong muốn thấu hiểu, sẻ chia để đem đến cho học sinh niềm vui từ học tập, nhiều thầy cô giáo tại Tuyên Quang đã đặt mình vào hoàn cảnh của trò, dạy học với tất cả tâm huyết và trách nhiệm.
Cô Đặng Thị Hà (trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Na Hang, Tuyên Quang) đến nhà hướng dẫn trò học bài .
Muốn chia sẻ, cần lắng nghe
Tại trường tiểu học Hồng Thái (TP Tuyên Quang), hòm thư "Điều em muốn nói" đang là một địa chỉ được các bạn nhỏ rất yêu mến, tin cậy. Rất nhiều câu chuyện, mong muốn, suy ngẫm được học trò viết ra trang giấy để thầy cô có thể hiểu các em hơn.
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Huế, Tổng Phụ trách Đội, trường Tiểu học Hồng Thái là người trăn trở để xây dựng ý tưởng và đề xuất nhà trường "mở" hòm thư. Theo cô Huế, những bày tỏ của học sinh thông qua hòm thư tưởng chừng giản đơn, nhưng chính là một cơ sở quan trọng để thầy cô thấu hiểu và có những phương pháp giáo dục phù hợp.
"Mô hình được triển khai đã giúp nhà trường nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học trò, kịp thời chia sẻ và giải quyết những khó khăn mà các em khó nói", cô Huế chia sẻ.
Các cô giáo trường Tiểu học Hồng Thái (TP Tuyên Quang) đọc thư của học trò để hiểu thêm điều các em muốn nói.
Từ đầu năm học 2021 - 2022 đến nay, nhà trường đã nhận được hơn 800 lượt thư của học sinh, với những tâm tư, tình cảm mà các em cảm thấy khó nói trực tiếp với thầy cô hay gia đình. Học sinh nhà trường rất hưởng ứng mô hình này, nhiều em còn dành thời gian để trang trí, vẽ lên những bức thư trước khi gửi đi.
Hòm thư không chỉ giúp các em được bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình mà còn thực sự cần thiết cho nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh. Sự ngây thơ, trong sáng của các em được thể hiện qua những lá thư xinh xắn, giúp cho tình thầy, trò trở nên gần gũi, thân thiết hơn.
"Mẹ đi chống dịch tại Hà Nội, em ở nhà với bố và ông nội. Dù rất nhớ mẹ nhưng em không dám khóc để mẹ có thể yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Em gửi những mong ước của mình vào lời viết, em mong dịch bệnh sẽ qua đi, mong mẹ sớm trở về nhà" - Nguyễn Bảo Ngọc( học sinh lớp 5B) bày tỏ về những điều mình viết gửi vào hòm thư đặc biệt của nhà trường.
Sát sao hỗ trợ học trò
Tại trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Na Hang, giáo viên nhà trường luôn xác định ngoài dạy học trên lớp còn cần sát sao hỗ trợ các em nhiều vấn đề trong đời sống hằng ngày. Một trong những giáo viên luôn hết lòng trong việc quan tâm giúp đỡ học trò là cô giáo Đặng Thị Hà.
Dạy học trong một ngôi trường đặc thù với nhiều học trò hoàn cảnh khó khăn, trong quá trình giảng dạy, cô Hà luôn hết mực quan tâm, yêu thương chăm sóc học sinh, đặc biệt là các em người dân tộc thiểu số thuộc địa bàn gặp nhiều thiệt thòi.
Cô Đặng Thị Hà (trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Na Hang) tặng chăn ấm cho học trò
"Tôi luôn nghĩ rằng, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh, phối hợp cùng đồng nghiệp và phía gia đình để có phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả là điều đặc biệt quan trọng. Có những em rất thiệt thòi, vất vả, nếu mình không đặt vào hoàn cảnh cụ thể từng học trò thì khó có thể giúp các em học tập tốt", cô Hà bộc bạch.
Ngoài việc truyền đạt một cách thân thiện, giản dị, dễ hiểu trên lớp để học sinh tiếp cận bài học thuận lợi, cô Hà còn chủ động, tự nguyện bố trí thêm thời gian để hướng dẫn, bổ trợ thêm ngoài giờ cho những em chưa nắm vững kiến thức. Với những trường hợp gia đình chưa sát sao việc học của con, cô Hà đến tận nhà để tìm hiều, trao đổi, tháo gỡ.
Biết gia đình còn khó khăn, cô Hà dành tặng những khoản hỗ trợ kịp thời. Khi là chiếc chăn ấm mùa đông, khi là khoản tiền nhỏ mua thêm sách vở học tập. Những món quà của cô giáo là niềm động viên lớn, là tình cảm yêu thương mà học trò chính là người cảm nhận được rõ nhất.
"Em được cô Hà đến tận nhà cho thêm tài liệu, hướng dẫn cách học bài, dạy cho những chỗ em còn thấy khó. Nếu không có những buổi như thế, chắc em sẽ khó theo được hết các bài học", Bàn Tứ Quý (học sinh lớp 9A) cảm động nói về cô giáo của mình.
Chia sẻ về cô giáo Hà, em Bàn Thị Anh Thư (học sinh lớp 8A) kể lại: "Biết gia đình em khó khăn, cô mua chăn ấm tặng và còn đông viên em yên tâm cố gắng học tập. Cô luôn lo lắng cho chúng em, cả việc học tập cũng như những chuyện hằng ngày".
Giáo viên giáo dục thể chất: Bắt nhịp với Chương trình, sách giáo khoa mới Nhiều giáo viên giáo dục thể chất đã chủ động đổi mới giảng dạy để bắt nhịp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới. Giờ học của sinh viên Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh. Ảnh: NVCC Chủ động đổi mới, sáng tạo Cô Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh, cần đánh giá kết quả học...