Niễng xào – đặc sản mùa đông của Nam Định
Những thực khách bỏ lỡ mùa niễng sẽ phải đợi đến vụ sau để thưởng thức đặc sản mỗi năm chỉ có một lần này.
Từ cuối tháng 10 đến tháng 11, khi tiết trời bắt đầu se lạnh cũng là lúc niễng nở rộ. Trên các diễn đàn ẩm thực, mọi người bắt đầu chia sẻ hình ảnh về món ăn nổi tiếng, mỗi năm chỉ có một lần này của Nam Định.
Các thành phần để xào cùng món niễng gồm trứng gà, rau mùi thơm, hành khô… Niễng non sẽ có ruột trắng, còn niễng để già sẽ xuất hiện các đốm đen (hình). Ảnh: Phương Thảo
Video đang HOT
Thoạt nhìn, nhiều người dễ bị nhầm niễng với củ sả, vì chúng có hình dáng gần giống nhau, nhưng to hơn. Củ niễng có vỏ màu nâu sậm phía gần gốc và màu xanh phía trên ngọn, phần thân phình to. Khi bóc bớt lớp vỏ bên ngoài, bạn sẽ thấy bên trong là phần ruột màu trắng, mũm mĩm. Đây chính là nguyên liệu đầu bếp dùng để chế biến nên một trong những món ăn mang lại sự nổi tiếng cho ẩm thực thành Nam.
Niễng thường được thái lát mỏng, rồi xào lên cùng trứng, thịt bò hoặc xào không, kèm thì là, rau thơm, hành lá hoặc mùi tàu để tăng thêm hương vị. Niễng mang hương vị thơm, ngon ngọt và mềm mướt. Ngoài xào, thực khách có thể thưởng thức món niễng luộc chấm muối chanh ớt, để tận hưởng độ ngọt và giòn của loại đặc sản này. Niễng khi non có màu trắng bên trong, còn khi già sẽ có thêm các chấm đen. Tuy nhiên dù niễng già hay non, món ăn vẫn giữ nguyên hương vị.
Giống rươi Tứ Kỳ (Hải Dương), niễng là đặc sản gắn liền với địa danh Nam Định. Ảnh: Phương Thảo
Du khách đến Nam Định vào dịp tháng 11 thường mua niễng về làm quà. Tại các chợ địa phương, người ta thường bán niễng theo bó 10 củ với giá 10.000-15.000 đồng. Với niễng loại một giá thành có thể cao hơn đôi chút, từ 20.000 đến 25.000 đồng. Tại Hà Nội, bạn có thể mua niễng theo bó hoặc theo cân, với giá thành 30.000-50.000 đồng, do cộng chi phí vận chuyển.
Ngoài niễng, du khách đến Nam Định bất kỳ mùa nào cũng có thể mua thêm các đặc sản khác về làm quà như bánh gai bà Thi trên đường Trần Hưng Đạo, kẹo sìu châu ở phố Hàng Sắt, bánh nhãn, nem nắm, bánh xíu páo…
Ngoài phở bò, về Nam Định nhất định phải ăn bún đũa Chợ Rồng
Khi nói đến đặc sản Nam Định người ta lại nghĩ ngay đến món bún đũa. Chợ Rồng - một trong những nơi bán bún đũa ngon ở Nam Định.
Bún đũa Nam Định dễ ăn không chỉ bởi vị thanh thanh nhẹ nhàng mà còn bởi vị thơm của cua và các gia vị món ăn này.
Bún đũa kết hợp với riêu cua có vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, thơm dậy mùi của cua đồng. Món bún đũa riêu cua luôn được ăn kèm với rau, mùa nào rau đấy có thể rau muống, rau cải..., đến mùa rau nhút thì thêm vài cọng để tăng thêm hương vị cho bát bún. Nồi riêu cua bao giờ cũng vàng, màu mỡ phi hành và chút gạch cua khêu từ mai cua, óng ánh, hấp dẫn, thơm tho, béo ngậy. Mặt nồi riêu bao giờ cũng nổi chìm lập lờ từng mảng gạch cua, mới trông đã thấy xôm xốp, ngọt ngào. Thứ rau gia vị ăn kèm không thể thiếu là kinh giới, tía tô, rau mùi ta, húng láng, rau ngổ ba lá xanh rờn... và thậm chí có thể thêm ít giá sống.
Thưởng thức một bát bún đang bốc khói với những sợi bún trắng to, nổi bật trên những mảng gạch cua hồng hồng, một ít màu trắng của cọng giá và màu xanh của rau, húp một ít nước béo đậm đà kèm theo chút gia vị ớt khô chưng mỡ sẽ ngon dần đến rân rân, cảm giác vô cùng thú vị. Mặc dù là món quà lót dạ bình dân, nhưng bún đũa đã trở thành một nét ẩm thực trong cuộc sống của người dân Nam Định.
Cách làm nem nắm Nam Định ngon chuẩn vị Nem nắm là đặc sản của vùng Giao Thủy - Nam Định với hương vị đậm đà của nước mắm, bùi của thính, vị ngọt của thịt, vị cay của tỏi... Nguyên liệu làm nem nắm Nam Định chuẩn vị 200g thịt mông heo 200g bì lợn 5 tép tỏi Nước mắm ngon 1 muỗng cà phê bột ngọt 50g thính (thính được...