Niềng răng nguy hiểm thế nào?
Niềng răng là biện pháp chỉnh nha được rất nhiều bạn trẻ sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
Theo TS Phạm Như Hải, Trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, niềng răng là giải pháp lý tưởng của nhiều người trong việc khắc phục nhược điểm của bộ nhai. Chẳng hạn, các trường hợp bị sai lệch hoặc có nguy cơ sai lệch khớp cắn; người mắc các bệnh lý hay tai biến do sai khớp cắn; xương hàm gây ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ.
Tuy nhiên, những bệnh nhân đang bị bệnh toàn thân nặng, đặc biệt các bệnh nhiễm trùng nặng, bệnh về máu tuyệt đối không được niềng răng. Ngoài ra, đây không phải là giải pháp thích hợp cho những bệnh nhân tâm thần, người đang bị viêm quanh răng tiến triển.
Về nguyên tắc, niềng răng sẽ giúp hàm răng, khuôn mặt đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn. Tuy nhiên, việc này chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết. Bởi niềng răng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người, hoàn toàn không phải là liệu pháp làm cho răng chắc khỏe hơn như các phương pháp điều trị nha khoa khác.
Đặc biệt, người niềng răng còn phải đối mặt với nhiều vấn đề từ rủi ro khi thực hiện sai cách.
Nguy cơ chết tủy do niềng răng sai cách
TS Hải khuyến cáo, nếu thực hiện đúng kỹ thuật và giải phẫu răng cho phép, kết quả sau khi niềng răng xong sẽ ổn định suốt đời. Ngược lại, người bị điều nắn chỉnh răng không đúng có thể khiến răng bị nghiêng, không khít nhau, làm mất thẩm mỹ và dễ tái phát, ăn uống khó khăn, hay bị mỏi, đau khớp hàm…
Nếu người làm không có kinh nghiệm còn có thể khiến bệnh nhân bị lòi chân răng, viêm tuỷ, răng lung lay, thời gian điều trị kéo dài. Chính vì vậy, việc chọn bác sĩ điều trị cho mình có vai trò quan trọng nếu không rất dễ bị mắc các tai biến.
Có thể làm mặt biến dạng
Bác sĩ này cũng cho biết, các bệnh nhân đang trong độ tuổi phát triển, khuôn mặt có thể thay đổi do sự phát triển của xương hàm cần thận trọng khi thực hiện phương pháp này. Nếu trước khi phục hình răng mà mặt đã lệch thì sự phát triển của khung xương sau khi tiến hành niềng răng sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Điều này cũng tương tự nếu trẻ có cằm dài.
Chế độ chăm sóc răng cầu kỳ
Thực tế, niểng răng là phương pháp điều trị rất phức tạp và khó khăn. Người niềng răng phải tốn chi phí không nhỏ và thời gian lâu nhất có thể từ 2-3 năm để sở hữu một hàm răng đều đẹp. Đó là chưa kể đến những vướng víu, đau đớn trong lúc phải đeo các dụng cụ niềng răng. Người có hàm răng thẳng đều nhờ niềng răng cũng cần phải có chế độ chăm sóc răng cầu kì hơn như phải chú ý khám răng định kỳ, đánh răng theo hướng dẫn, khi ăn tốt nhất nên hạn chế ăn thức ăn dai, cứng.
Video đang HOT
Ngoài ra, sau khi tháo mắc cài, để duy trì kết quả tốt nhất, người niềng răng phải thường xuyên đeo hàm duy trì. Tuy nhiên về cơ bản, sau khi niềng răng, chúng ta vẫn có thể ăn nhai bình thường.
Răng rụng sớm hơn
Nhiều người lo ngại sau khi niềng, liệu khi về già, răng và hàm của họ có trở nên yếu hơn hay không. Với thắc mắc này, TS Hải cho biết điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu tay nghề bác sĩ không tốt. Về lâu dài, người niềng răng có thể dễ mắc các bệnh lý về bộ nhai hơn. Đồng thời, họ cũng ăn nhai khó hơn, dễ bị đau và rụng răng sớm hơn bình thường.
Làm thế nào giảm thiểu rủi ro
TS Phạm Như Hải khuyến cáo, để hạn chế tối đa những biến chứng khi niềng răng, trước hết phải xác định được sự cần thiết hay không của việc chỉnh nha, cần lường trước những nguy cơ có thể xảy ra.
Hiện nay các phòng khám chỉnh nha tương đối nhiều, những người có nhu cầu cần phải tỉnh táo chọn địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao. Mặc dù, niềng răng hiện tại là kỹ thuật không gây nguy hiểm cho con người nhưng vẫn có thể khiến bệnh nhân gặp rất nhiều biến chứng.
Theo Zing
Phải làm gì khi niềng răng?
Niềng răng là một biện pháp làm đẹp đang dần trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
Phương pháp niềng răng là quá trình tác động lực từ từ vào hàm răng để từng bước sắp xếp lại trật tự của các răng, qua đó, điều chỉnh hàm răng theo ý đồ bác sĩ. Trong quá trình niềng răng bạn cần lưu ý:
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình niềng răng. Một tuần đầu sau khi niềng răng và khoảng 2,3 ngày sau mỗi kỳ xiết răng, răng chịu lực tác động mạnh nên thường đau nhức, lúc này bệnh nhân nên ăn cháo, súp, mì, những đồ mềm. Trong quá trình niềng răng, không ăn đồ cứng, sụn, đồ ăn giòn, dẻo, dính vì có thể làm bung mắc cài.
Soda và kẹo có chứa đường và những thực phẩm chứa màu sắc nhân tạo có thể tác động xấu đến răng của bạn. Vì vậy, bạn nên tránh uống trà, nước ép nho, việt quất và quả mâm xôi nhé.
Giảm đau nhức
Khi bạn đã niềng răng, bạn có thể cảm thấy đau nhức trong miệng và răng của bạn trong khoảng 3-5 ngày.
Tuy nhiên, điều này có thể được thuyên giảm bằng cách vệ sinh miệng bằng nước súc miệng hoặc một chút nước muối ấm. Bạn có thể hòa tan một thìa muối trong 1 cốc nước ấm và súc miệng mạnh.
Nếu sự đau đớn là nghiêm trọng, bạn có thể dùng thuốc aspirin hoặc bất cứ biện pháp nào để giảm đau tương tự như đau đầu. Môi, má và lưỡi cũng có thể trở nên bị kích thích 1-2 tuần để trở nên dẻo dai và quen với các bề mặt của niềng răng.
Nới lỏng răng
Bạn có thể nhận được đề nghị nới lỏng các răng từ các nha sĩ chỉnh răng. Bạn đừng quá lo lắng vì điều này bởi nó hoàn toàn bình thường trong quá trình điều trị. Những chiếc răng phải nới lỏng mới có lợi ích. Các răng một lần nữa sẽ trở nên cứng nhắc và cố định ở vị trí sữa chữa - vị trí mới.
Chuỗi dây hoặc kiềng niềng bị lỏng lẻo
Đừng lo lắng nếu một sợi dây hay kiềng niềng răng của bạn bị lỏng. Điều này có thể xảy ra thường xuyên.
Nếu dây nhô ra và kích thích, sử dụng một dụng cụ cùn (mặt sau của chiếc muỗng hoặc khúc cuối của bút chì) và cẩn thận, nhẹ nhàng đẩy chuỗi dây kích thích này.
Nếu kích thích môi hoặc miệng tiếp tục, bạn dùng bông ướt trên dây để giảm phiền toái. Gọi cho phòng khám niềng răng càng sớm càng tốt để đặt một cuộc hẹn kiểm tra và sửa chữa các thiết bị niềng răng. Nếu có phần nào rơi ra, bạn hãy lưu lại và mang nó theo nó đến phòng khám chỉnh răng.
Chăm sóc tại gia
Để hoàn thành kế hoạch điều trị, bệnh nhân niềng răng phải làm việc cùng với bác sĩ chỉnh răng. Răng và hàm chỉ có thể di chuyển về phía vị trí sửa chữa nếu bệnh nhân luôn không làm theo chỉ dẫn và các thiết bị này có thể bị hư hại nếu kéo dài thời gian điều trị.
Đánh răng
Là việc quan trọng hơn bao giờ hết bằng cách dùng bàn chải và chỉ tơ nha khoa thường xuyên khi bạn niềng răng, do đó, các răng và nướu khỏe mạnh sau khi điều trị chỉnh hình răng.
Bệnh nhân nếu không giữ răng sạch sẽ có thể yêu cầu khám thường xuyên hơn để các bác sĩ nha khoa để làm sạch chuyên nghiệp. Người lớn những người có tiền sử bệnh về lợi cũng nên khám răng định kỳ rong khi điều trị chỉnh hình răng.
Điền kinh
Nếu bạn chơi thể thao, điều quan trọng là bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để đề phòng đặc biệt. Một cụ bảo vệ hàm sẽ bảo vệ bạn khi chơi thể thao.
Trong trường hợp có tai nạn liên quan đến mặt, kiểm tra miệng của bạn và các thiết bị ngay lập tức.
Nếu răng được nới lỏng hoặc các thiết bị hư hỏng, hãy điện thoại cho bác sĩ hẹn thăm khám lại.
Theo tapchilamdep
Để nụ cười xinh tươi không còn hở nướu Xóa bỏ nụ cười hở nướu để có một nụ cười tự tin, rạng rỡ là một điều trị rất phổ biến trong ngành nha khoa thẩm mỹ. Che miệng khi cười đôi khi để giấu đi khuyết điểm. Cười hở nướu (lợi) có phải là bệnh? Tất nhiên vẫn có những người hở nướu nhưng có duyên, nhưng chỉ chiếm số ít...