Niềng răng là gì? Niềng răng có đau không và những lưu ý bạn nên biết
Niềng răng là phương pháp giúp khắc phục được tình trạng răng mọc lệch lạc, món, thưa hay hô để bạn có nụ cười đẹp trở nên tự tin hơn khi giao tiếp. Tất cả những kiến thức về niềng răng sẽ được cập nhật chi tiết tại bài viết dưới đây.
Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ giúp khắc phục tình trạng hô, móm, thưa, răng lộn xộn…. bằng các dụng cụ để răng được chỉnh đều mang lại nụ cười tươi và sự tự tin khi giao tiếp.
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay được nhiều người áp dụng bởi những ưu điểm vượt trội như:
- Mang lại tính thẩm mỹ cao giúp bạn tự tin khi cười.
- Quá trình ăn nhai thuận lợi: đây là giải pháp giúp răng về đúng khớp cắn ăn nhai một cách dễ dàng.
- Giảm áp lực cho quai hàm và tránh được các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, hôi miệng….
Niềng răng giá bao nhiêu?
Theo các chuyên gia chia sẻ chi phí niềng răng thường không cố định mà sẽ thay đổi tùy vào trường hợp cụ thể với đối tượng khách hàng. Giá niềng răng còn phụ thuộc vào các yếu tố như phương pháp niềng, tình trạng sức khỏe răng miệng hay mức độ sai lệch của hàm răng….
Độ tuổi tốt nhất nên niềng răng ?
Các độ tuổi hay đối tượng đều áp dụng có thể niềng răng, tuy nhiên độ tuổi niềng răng tốt nhất theo các chuyên gia đánh giá từ 6-16 tuổi. Cụ thể như sau:
Độ tuổi từ 6-12
Đây là giai đoạn răng sữa thay răng vĩnh viễn, với những thói quen của trẻ như đẩy lưỡi, mút môi, ngón tay, nuốt ngược…khiến răng mọc lệch phát triển không cân đối.
Các dụng cụ niềng răng bằng nhựa cao su mềm đeo buổi tối giúp cân bằng được lực của lưỡi má, môi cơ kết hợp với chỉnh hàm và răng. Đeo các dụng cụ chỉnh nha ở độ tuổi này mang lại hiệu quả cao khi bé lớn lên có hàm răng đẹp và phát triển cân đối.
Độ tuổi niềng răng tốt nhất từ 12 – 16 tuổi
Đây là độ tuổi đang phát triển xương hàm chưa cố định. Trong giai đoạn này việc chỉnh răng móm, vẩu hay mọc chen đều rất dễ dàng mà không cần phải nhổ bỏ răng. Dưới tác động lực diễn ra nhanh chóng, răng sẽ dịch chuyển rất nhanh, cho kết quả đẹp tối ưu.Khi niềng răng vào đúng độ tuổi này trẻ sẽ dễ dàng giữ được kết quả chỉnh nha.
Người lớn từ 17 – 35 tuổi có niềng răng được không?
Ở độ tuổi từ 17-35 không còn sự tăng trưởng và phát triển nên thời gian đẹo niềng cũng ngắn hơn trẻ em, thông thường là 18 tháng còn với trường hợp nhổ răng là 24 tháng.
Ở người lớn đã phát triển hoàn thiện xương và răng nên hiệu quả niềng nhiều khi không hoàn hảo như trẻ vị thành niên. Công nghệ ngày nay có nhiều kỹ thuật nắn chỉnh nên tuổi tác cũng không là vấn đề trở ngại. Có rất nhiều trường hợp niềng răng ở tuổi 30 vẫn cho kết quả tốt.
Video đang HOT
Độ tuổi nào thì không niềng răng được nữa?
Có rất nhiều bệnh nhân lớn tuổi lúc nhỏ không có điều kiện thường thắc mắc rằng trên 40 tuổi có thể thực hiện niềng răng được không.
Theo công nghệ y khoa hiện tại thì niềng răng không giới hạn độ tuổi mà chỉ cần dựa vào các yếu tố như xương tốt đủ điều kiện sức khỏe có thể thực hiện được. Tuy nhiên với độ tuổi này kết quả niềng răng có thể phải kéo dài và mất nhiều thời gian hơn. Để chắc chắn và đảm bảo bạn cần thăm khám cẩn thận ở những bệnh viện có bác sĩ tay nghề cao và phác đồ điều trị chính xác.
Ưu nhược điểm các phương pháp niềng răng
- Ưu điểm: Đây là phương pháp ra đời sớm nhưng mang lại hiệu quả cao. Chi phí thấp mà phù hợp với nhiều đối tượng. Quy trình thực hiện đơn giản không đòi hỏi máy móc phức tạp. Thời gian chỉnh nha nhanh chóng nhờ tác dụng lực kéo ổn định.
- Nhược điểm: Tính thẩm mỹ không cao.
- Ưu điểm: Loại niềng răng này có tính thẩm mỹ cao do mắc cài tương đồng với màu răng. Một số loại có dây thun và dây cung môi màu trong suốt sẽ khó phát hiện khi giao tiếp. Các dây thun có độ đàn hồi tốt mang lại hiệu quả chỉnh nha cao. Chất liệu sứ lành tính nên có khả năng chịu lực khi va đập cao khó bị phá vỡ.
- Nhược điểm: Thời gian niềng kéo dài, mang lại cảm giác khó chịu do chốt niềng răng lớn hơn so với loại khác. Chân đế xung quanh có thể bị nhiễm màu do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Chi phí cao hơn mắc cài kim loại.
Niềng răng tự đóng (niềng răng tự buộc)
- Ưu điểm: Phương pháp này giúp giảm lực ma sát nhờ dây trượt tự do trong rãnh mắc cài, dây cung ít bị biến dạng hạn chế được tình trạng đau nhức răng nướu. Bên cạnh đó, rút ngắn được thời gian niềng răng từ 1-3 tháng so với các phương pháp khác.
- Nhược điểm: Độ dày mắc cài khá lớn gây khó chịu khi mới đeo. Giá cả chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại.
Niềng răng mặt trong
- Ưu điểm: Phương pháp này có tính thẩm mỹ cao người khác khó phát hiện được, đặc biệt phù hợp với người phải giao tiếp nhiều.
- Nhược điểm: Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, chi phí cao. Vệ sinh răng miệng gặp khó khăn, kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao.
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là bước đột phá lớn trong công nghệ chỉnh nha hiện nay.
- Ưu điểm: Phương pháp này giúp tháo lắp tiện lợi và mang lại sự thoải mái. Hơn nữa niềng răng trong suốt có tính thẩm mỹ cao khó phát hiện cũng như dễ dàng vệ sinh răng miệng.
- Nhược điểm: Chi phí cao nhất trong các loại, hiệu quả cao trong trường hợp răng lệch lạc nhẹ. Thường xuyên thăm khám nha khoa.
Những câu hỏi thường gặp khi niềng răng
Niềng răng có đau không?
Theo nhiều nha sĩ thì cảm giác đau khi thực hiện niềng răng được mô tả là sự căng tức và ê buốt. Thực tế niềng răng có đau không còn phụ thuộc vào từng gia đoạn cũng như cơ địa và phương pháp niềng răng. Cụ thể:
- Niềng răng sẽ không đau nếu bạn chọn mắc cài phù hợp. Bên cạnh đó, tay nghề của bác sĩ giỏi sẽ không gây ra cảm giác đau.
- Cơ địa nền xương răng của bệnh nhân tốt sẽ không gây ra cảm giác đau buốt.
- Niềng răng đau nhất ở các giai đoạn: gắn chun tách kẽ, nhổ răng, gắn mắc cài dây cung, siết chặt dây cung….
Ăn uống như thế nào trong khi niềng răng?
Trong quá trình niềng răng bạn nên cắt giảm đồ ngọt hay các loại thực phẩm có đường, tinh bột vì chúng dễ gây nên acid gây hại các vấn đề răng miệng.
Bên cạnh đó bạn nên hạn chế các loại thực phẩm quá cứng hay dai vì sẽ làm đứt dây cung ảnh hưởng đến lực kéo.
Vệ sinh và chăm sóc răng niềng
Trong quá trình niềng răng bạn cần được quan tâm kỹ hơn vì thức ăn dễ bám vào mắc cài dây cung lâu ngày gây hôi miệng sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Hãy vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng nước súc miệng thường xuyên.
Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, chỉnh nha
Nhiều người lầm tưởng khi kết thúc niềng răng sẽ cho kết quả duy trì vĩnh viễn. Tuy nhiên thực tế thì răng vẫn chỉnh về vị trí cũ do cấu trúc xương hàm. Vì vậy khi kết thúc niềng răng bạn cần nghe lời bác sĩ và đeo hàm duy trì. Bên cạnh đó kết hợp tái khám và lấy cao răng để tiết kiệm thời gian.
Những lưu ý về thói quen cá nhân trong quá trình niềng răng
Những thói quen xấu như cắn bút và hút thuốc lá khiến cho nướu và răng trở nên nhạy cảm và đổi màu men răng do đó có thể tạo sự khác biệt về màu sắc trên răng sau khi chỉnh nha. Khi cắn bút và ngón tay, có thể làm rơi mắc cài thậm chí dễ lệch khỏi vị trí cần điều chỉnh.
Phượng Bùi (danviet.vn)
Chị em sinh đôi chia sẻ hai phương pháp niềng răng
Chọn hai cách niềng là mắc cài sứ và mắc cài kim loại nhưng chị em Phương Linh, Mỹ Linh đều hài lòng với kết quả sau hai năm.
Thái Ngọc Phương Linh và Thái Ngọc Mỹ Linh (24 tuổi) là cặp chị em sinh đôi. Cả hai từng đau đầu tìm cách cải thiện hàm răng hô bẩm sinh. Sau quá trình tìm hiểu, phân vân giữa các phương pháp, Phương Linh chọn niềng răng mắc cài sứ, Mỹ Linh niềng răng mắc cài kim loại tại nha khoa Up Dental.
Kết thúc hai năm đeo niềng, cả hai đã thoát khỏi tình trạng hàm hô, tự tin hơn trong cuộc sống. Cặp chị em cũng có những chia sẻ cụ thể về hai phương pháp đã chọn.
Chị em Phương Linh, Mỹ Linh tươi tắn hơn sau hai năm niềng răng.
Niềng răng mắc cài sứ
Phương Linh gặp tình trạng khểnh răng cửa và có phần hô nhẹ. Do làm việc trong khách sạn, thường xuyên giao tiếp nhiều với khách hàng nên sau khi tư vấn cùng bác sĩ tại Up Dental, cô chọn niềng răng mắc cài sứ. "Nhiều người lo ngại niềng răng mắc cài sứ sẽ dễ vỡ và không hiệu quả, nhưng tôi lại rất hài lòng. Niềng răng mắc cài sứ khá thẩm mỹ, khiến tôi tự tin hơn trong giao tiếp", Phương Linh tâm sự.
Các bác sĩ tại Up Dental cũng cho biết, ưu điểm của phương pháp là đảm bảo tính thẩm mỹ do mắc cài bằng sứ tương tự như màu của răng. Tuy nhiên, nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ là có thể kéo dài thời gian đeo niềng khoảng 1 - 6 tháng, tùy tình trạng.
Trước khi thực hiện, Phương Linh cũng được các chuyên gia cảnh báo điều này nhưng do tính chất công việc nên cô vẫn quyết tâm thực hiện. Đánh giá về độ chắc chắn của niềng răng mắc cài sứ, Phương Linh cho hay: "Tôi thấy mắc cài sứ khá chắc chắn. Từ khi bắt đầu tới lúc tháo niềng, tôi không bị vỡ lần nào".
Hàm răng khấp khiểng của Phương Linh đều, đẹp hơn sau khi niềng răng mắc cài sứ.
Tổng chi phí niềng răng mắc cài sứ mức độ khó của Phương Linh khi đó là 39 triệu. Trước khi gắn mắc cài, cô thanh toán cho nha khoa 30% chi phí. 70% còn lại được trả dần theo chính sách niềng răng trả chậm một triệu mỗi tháng của Up Dental.
"Chương trình trả góp của nha khoa rất tiện lợi và thiết thực. Tôi không cần phải trả liền một số tiền quá lớn một lúc, thay vào đó, chi trả từng tháng. Việc này phù hợp với túi tiền của nhiều người", Phương Linh đánh giá.
Sau hai năm niềng răng mắc cài sư, hàm răng hô khấp khểnh của Phương Linh đã được dàn đều. Cô nàng cho biết, các răng đã nằm đúng vị trí trên cung hàm. Điều đó khiến Linh thoải mái cười nói hơn trước đây.
Niềng răng mắc cài kim loại
Thái Ngọc Mỹ Linh theo đuổi công việc makeup tự do kiêm Youtuber. Cô chính thức tháo niềng vào giữa năm 2018.
Động lực khiến Mỹ Linh quyết định niềng răng là do hàm trên hô, hàm dưới khấp khểnh. "Mỹ Linh là một trong những dạng sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai và vấn đề thẩm mỹ khi cười nói, giao tiếp", bác sĩ tại Up Dental nhận định.
Sau khi tới tư vấn tại nha khoa, Mỹ Linh chọn niềng răng mắc cài kim loại. "Dù niềng răng mắc cài kim loại nhìn không thẩm mỹ lắm nhưng thời gian sẽ rút ngắn hơn so với mắc cài sứ", cô giải thích.
Mỹ Linh chi 26 triệu đồng để niềng răng mắc cài kim loại.
Sau 2 năm gắn bó với chiếc niềng kim loại, Mỹ Linh đã sở hữu hàm răng đẹp, đều hơn. Điều quan trọng hơn là cô ngày càng thấy tự tin về ngoại hình, mạnh dạn theo đuổi công việc makeup tự do và youtuber. "Với hàm răng mới, tôi tự tin khi quay video hay hướng dẫn makeup, thử màu son cho mọi người xem. Trước đó, tôi rất ngại, không dám review nhiều", Mỹ Linh bộc bạch.
Cũng theo Mỹ Linh, những người muốn niềng răng, nên thực hiện càng sớm càng tốt. Chi phí niềng răng mắc cài kim loại của Mỹ Linh lúc bấy giờ là 26 triệu. Cũng như chị gái, niềng răng ở Up Dental, Mỹ Linh được chia nhỏ chi phí, mỗi tháng chỉ từ 1 triệu đồng. Trước khi chính thức mang mắc cài, Mỹ Linh thanh toán cho nha khoa 30%, 70% còn lại sẽ trả dần theo tháng.
"Chính sách niềng răng này tạo cơ hội cho nhiều bạn trẻ muốn niềng răng mà chưa có điều kiện chi trả toàn phần", Mỹ Linh cho biết. Cô cũng nhắn nhủ những người có ý định niềng răng nên chọn cơ sở nha khoa uy tín, được Sở Y tế cấp phép, đồng thời tìm hiểu kỹ về dịch vụ, ưu tiên những nha khoa chuyên sâu về niềng răng.
Theo ngoisao.net
Niềng răng độ tuổi nào nên làm, thời gian niềng và những lưu ý Niềng răng hay chỉnh nha là phương pháp sử dụng các khí cụ để sắp xếp lại hàm răng mọc lệch, móm hay thưa... mang lại cho bạn nụ cười và vẻ đẹp hoàn hảo. Độ tuổi, thời gian và những lưu ý khi niềng răng sẽ được cập nhật chi tiết tại bài viết dưới đây. Ưu và nhược điểm của các...