Niềm vui trường mới của học sinh vùng biên Kon Tum
Sau hơn 1 năm triển khai xây dựng, chiều 24/8, tại xã Ia Dom, huyện biên giới Ia H’Drai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum đã tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng Trường Tiểu học, Trung học cơ sở Nguyễn Du.
Đây là niềm vui lớn cho thầy cô giáo cùng các em học sinh ở huyện vùng biên trước năm học mới 2018-2019.
Lễ cắt băng khánh thành Trường Tiểu học, Trung học cơ sở Nguyễn Du.
Công trình Trường tiểu học, trung học cơ sở Nguyễn Du gồm 1 dãy nhà 2 tầng với 6 phòng học, nhà hiệu bộ, công vụ cùng hệ thống điện nước. Công trình có mức đầu tư gần 7 tỷ đồng do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum tài trợ.
Ông Nguyễn Quang Thọ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia H’Drai cho biết: Với việc đưa công trình Trường tiểu học, Trung học cơ sở Nguyễn Du vào sử dụng, đã góp phần giúp ngành giáo dục và đào tạo huyện khắc phục tình trạng thiếu phòng học trong năm học mới, đáp ứng nhu cầu dạy và học của các thầy cô giáo và học sinh nơi đây.
Video đang HOT
Ngoài ra, chuẩn bị năm học mới, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Ia H’Drai cũng đã xã hội hóa trong việc khắc phục thiếu giáo viên, nhất là bậc học mầm non. Theo đó, 26 giáo viên mầm non được các công ty cao su đứng chân trên địa bàn chi trả tiền lương.
Cùng đó, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã mượn phòng từ các công ty đứng chân trên địa bàn để học sinh bậc mầm non có phòng học.
Dịp này, ngành Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum cùng các nhà hảo tâm đã tài trợ hàng trăm triệu đồng để sắm bàn ghế và cặp, sách vở cho học sinh theo học tại trường.
Tin, anh: Cao Nguyên
Theo TTXVN
Bạn đọc viết: Điểm 8 Văn THPT quốc gia và nụ cười của mẹ
Kì thi THPT quốc gia vừa qua, cháu gái ở khu tập thể tôi ở đạt điểm 8 môn Văn. Đây thực sự là niềm vui không chỉ của riêng cháu mà là niềm hạnh phúc, tự hào của mẹ cháu. Chị đã đồng hành cùng con gái suốt 12 năm học, làm giáo viên thực thụ giảng giải cặn kẽ, sửa câu cú, bài vở cho con.
Năm nay khu tập thể tôi ở có mấy sĩ tử vừa thi THPT quốc gia. Đúng như dự đoán của mọi người, điểm thi phản ánh đúng lực học của các cháu. Có cháu từ bé học nổi trội, tư chất thông minh nhưng lên cấp 3 học hành chểnh mảng, chủ quan, yêu sớm nên điểm thi chỉ làng nhàng. Có cháu chỉ là học sinh bình thường, cố gắng duy trì lịch học, lịch ôn thi đều đặn nên điểm thi tạm ổn, đỗ trường vừa sức mình. Hai cháu khác là học sinh giỏi suốt 12 năm, điểm thi khá cao. Hai cháu chắc chắn đỗ vào trường đại học mình yêu thích.
Với cháu T.D., tôi biết em không chỉ học giỏi mà em còn miệt mài tự học ở nhà môn Văn cùng với sự hỗ trợ, tìm hiểu sách vở tham khảo của mẹ. Kì thi vừa qua, cháu đạt điểm 8 môn Văn. Đây thực sự là niềm vui không chỉ của riêng cháu mà là niềm hạnh phúc, tự hào của mẹ cháu. Chị đã đồng hành cùng con gái suốt 12 năm học, làm giáo viên thực thụ giảng giải cặn kẽ, sửa câu cú, bài vở cho con.
Thí sinh trao đổi bài sau buổi thi Văn kỳ thi THPT quốc gia 2018. (Ảnh: Trung Thi)
Tôi từng trò chuyện với mẹ cháu D. vài lần về phương pháp học cùng con và nhận thấy kinh nghiệm của chị thật đơn giản mà hữu ích. Chị làm công nhân gác chắn, công việc ca kíp vất vả. Lúc trống tàu, chị mải mê nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo kỹ càng để dạy con làm bài tập khó, giảng cho con hiểu bài tường tận. Chị kể, mình phải thật hiểu bài tập của con thì khi giảng bài mới đúng phương pháp, thậm chí còn tìm ra cách giải bài toán sáng tạo ngắn gọn khi 2 con chị học cấp 1. Ngày đi học, chị học tốt môn Văn và đam mê đọc sách báo, bất cứ tờ báo nào đến tay chị cũng đọc không sót chuyên mục nào. Chị quyết định sẽ học cùng con môn Văn tại nhà, hai mẹ con trao đổi bài vở thân thiết như bạn bè.
Con gái học cấp 1 tả về cây cối, động vật, thiên nhiên xung quanh, chị dẫn con đi quan sát thực tế để con viết văn sinh động. Lên cấp 2, cấp 3, kiến thức môn Văn phức tạp từ thể loại phân tích, nghị luận... chị vẫn bền bỉ đọc sách giáo khoa của con, nghiên cứu bài vở đúng như một học sinh đến lớp hàng ngày. Con gái chị kể, mẹ cháu đọc toàn bộ các tác phẩm văn học trong sách văn học 12, đọc thêm sách báo, xem thời sự để gợi ý cho cháu những ý tưởng phong phú, sát thực tế và cảm nhận tác phẩm sâu sắc hơn.
Cách học cùng con của chị dễ mà khó, không phải phụ huynh nào cũng có thể làm được. Chị kể chuyện mình không biết dùng facebook, thời gian rảnh chị đọc sách của con, học cùng các con. Học Văn cùng con gái bền bỉ suốt 12 năm học, chị đùa có khi mình thuộc bài hơn con gái vì chị chỉ học duy nhất môn Văn còn các con phải cày biết bao bài vở, môn học. Lúc đầu dạy con gái, chị tốn nhiều công sức hơn nhưng đến khi dạy con trai, thì kiến thức môn Văn đã có sẵn trong đầu, chỉ cần đọc lướt đề bài của con là chị có thể giúp con hiểu bài nhanh chóng.
Chị tâm sự thật lòng, dạy con vừa là sở thích của chị cũng là cách tốt nhất đỡ tiền học thêm, đồng lương công nhân eo hẹp biết bao khoản phải chi tiêu. Khi con mình học thực chất thì thầy cô nào cũng quý mến, không phải lo lắng chuyện thầy cô để ý, trù dập này kia...
Khi biết điểm thi của con, chị cùng con tham khảo ý kiến người thân, tìm hiểu cặn kẽ về khoa, trường đại học mà con dự định lựa chọn, khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học để định hướng cho con đăng ký nguyện vọng.
Chỉ 15 phút trò chuyện cùng cháu T.D., tôi thấy cháu thường xuyên nhắc tới mẹ, vui vẻ, hồn nhiên. Điểm 8 môn văn thi THPT quốc gia xứng đáng là món quà ý nghĩa mà cháu dành tặng mẹ, cô giáo gần gũi và yêu quý nhất đã đồng hành cùng cháu suốt 12 năm. Mẹ bền bỉ tự học để giảng bài cho con, con cố gắng rèn luyện mỗi ngày, tôi nghĩ đây là phương pháp ôn luyện hiệu quả không hề tốn kém, mệt mỏi, phụ huynh chúng ta rất nên tham khảo, học hỏi...
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Mẹ Nhật Nam hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị đồ dùng, tâm thế và rèn thói quen cho con vào lớp 1 Chị Phan Hồ Điệp - mẹ "thần đồng" Đỗ Nhật Nam đã có bài hướng dẫn rất chi tiết cụ thể về những vật dụng thiết yếu cần mua sắm cho con cũng như việc chuẩn bị tâm lý, hình thành thói quen cho con vào lớp 1. 1. Chuẩn bị đồ dùng Bố mẹ cần xác định tinh thần con vào lớp...