Niềm vinh dự khi tiếp bước nghề giáo
Cô Nguyễn Thị Kim Hoàn, giáo viên Trường THCS Quản Cơ Thành, huyện Châu Thành (An Giang) là thế hệ thứ 3 trong gia đình làm nghề giáo. Đối với cô, được dạy học là niềm vinh dự tiếp nối truyền thống gia đình.
Cô Nguyễn Thị Kim Hoàn cùng học trò.
Cô Nguyễn Thị Kim Hoàn (sinh năm 1968), giáo viên Ngữ văn Trường THCS Quản Cơ Thành, huyện Châu Thành (An Giang). Cô sinh ra và lớn lên trong gia đình có 2 thế hệ làm nghề giáo. Chính vì thế mà 4 chị em cô Kim Hoàn luôn nhìn vào những tấm gương sáng đi trước và truyền thống gia đình để cả 4 chị em tiếp tục phấn đấu, học tập, tiếp nối theo nghề.
Trò chuyện với cô Nguyễn Thị Kim Hoàn về nghề giáo, như có nguồn năng lượng tích cực lan toả đến với người nghe. Ngọn lửa yêu nghề, đam mê với nghề lại “bừng sáng”.
Đến với nghề giáo bằng niềm đang mê và nhiệt huyết, đối với cô Hoàn, dù gian khó thế nào cũng cố gắng vượt qua. Trong quãng đời gắn bó với nghề giáo, đó là bầu trời “màu hồng”, cô chưa bao giờ cảm thấy thất vọng về nghề. Chưa một lần cô có ý định bỏ nghề trong suốt 31 năm đứng trên bục giảng.
Cô Hoàn kể, từ thời học tiểu học, cô đã được các thầy cô giáo dạy môn Văn truyền cảm hứng, động lực và kiến thức về nghề giáo. Đặc biệt, khi còn bé cô rất thích đọc sách, bởi vì khi đọc sách cô thấy mình được mở mang nhiều kiến thức và hiểu biết. Thêm vào đó, truyền thống gia đình, ông bà và cha mẹ cô đều là giáo viên. Mỗi khi ngồi nghe những lời chia sẻ về nghề đã góp phần tạo động lực thúc đẩy cô đến với nghề, yêu nghề và chọn nghề giáo làm sự nghiệp của cuộc đời mình.
Năm 1989, sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn, cô Hoàn trở lại trường cũ nơi mình từng học. Đây cũng là nơi mà cô ấp ủ nghề giáo và mong muốn tiếp nối nghề nghiệp của gia đình. Đó cũng là động lực để cô phấn đấu không ngừng.
Sau 31 năm trong công tác giảng dạy của mình, cô Kim Hoàn luôn nhắn nhủ với các thế hệ sau. Cô hy vọng và mong rằng thế hệ sau tiếp tục phát huy tinh thần hiếu học, tấm lòng tri ân dành cho thầy cô. Khoa học ngày càng phát triển, nhiều khi các em trẻ có suy nghĩ mới nhưng nên nhớ ơn thầy cô giáo, cha mẹ đã giúp mình có được những gì trong hôm nay.
Các em nên giành một tình cảm, sự trân trọng nhất, yêu mến nhất đến thầy cô của mình. Điều đó không chỉ hỗ trợ thêm về giá trị tinh thần mà còn là động lực cho các thầy cô tiếp tục cống hiến hết mình…
Cô Nguyễn Thị Kim Hoàn, Giáo viên Trường THCS Quản Cơ Thành, huyện Châu Thành (An Giang).
Cô Nguyễn Thị Kim Hoàn chia sẻ, tới đây gia đình cô sẽ tiếp nối thế hệ thứ 4 theo nghề giáo. Người con trai thứ của cô đang học lớp 12 chuyên Toán có ước mơ tiếp nối nghề giáo của cha mẹ để làm giáo viên dạy môn Toán.
Khi nhận được thư mời tham dự Chương trình “Thay lời tri ân năm 2020″, cô Kim Hoàn rất xúc động, vui mừng và cảm thấy rất vinh dự. “Đây là niềm tự hào sau bao nhiêu năm cống hiến với nghề giáo. Đây là niềm cổ vũ, ưu ái của ngành giành cho cho mình và nhiều nhà giáo trong cả nước. Mình rất nôn nao và mong được giao lưu với các thầy cô khắp mọi miền đất nước trong chương trình ý nghĩa này”. – cô Kim Hoàn chia sẻ.
Từ năm 1989 đến nay, cô Nguyễn Thị Kim Hoàn đã 18 lần đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở và 2 lần đạt Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh (2015 – 2016 và 2018 – 2019). Ngoài ra, cô còn nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ GD&ĐT năm học 2016 – 2017 và nhiều bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh, UBND tỉnh An Giang. Hiện cô Kim Hoàn cũng đang được đề nghị danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 2020.
Video đang HOT
Cô còn tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy: Từ 2007 đến nay có 10 sáng kiến đã đạt cấp huyện, 3 sáng kiến được nghiệm thu cấp tỉnh. Đạt giải nhất cấp Quốc gia năm 2017 của Hội thi dự án kiến thức liên môn. Cô cũng được UBND tỉnh trao nhận Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh An Giang năm 2017″.
Để cuộc thi giáo viên dạy giỏi không phải là hình thức
Nghề giáo nói chung và nhất là bậc tiểu học, nếu giáo viên tay nghề không vững, phương pháp giảng dạy kém không thể thu hút được học sinh, đó chính là thất bại.
"Chúng tôi luôn coi những giờ thi Giáo viên dạy giỏi tại trường là một hình thức bồi dưỡng, đào tạo giáo viên và theo quan điểm riêng của nhà trường thì đó là giờ dạy Giáo viên sáng tạo.
Thực tế từ trước đến nay nhiều người vẫn coi những cuộc thi Giáo viên dạy giỏi ở một số trường chỉ là hình thức, tất cả đều được sắp đặt chuẩn bị trước để có được một tiết dạy chỉnh chu. Nhưng đối với trường chúng tôi thì ngược lại.
Đó là những tiết học thể hiện sự sáng tạo của giáo viên trong một hoạt động trên lớp, nó đúc kết cả một quá trình giáo viên đó được bồi dưỡng về các phương pháp dạy học, họ sẽ chọn một hoạt động hay một hình thức nào đó rồi thể hiện trong một tiết dạy.
Trước mỗi tiết dạy sáng tạo, giáo viên chọn lựa nội dung và bao giờ cũng có phần đóng góp của tổ chuyên môn, chính vào thời điểm đóng góp ý kiến đấy lại cũng là lúc giáo viên được bồi dưỡng nghiệp vụ.
Giáo viên sẽ bàn với tổ chuyên môn, hoặc với những nhóm giáo viên trong trường rằng tôi sẽ chọn hình thức dạy như thế này, muốn thể hiện theo hướng này...như vậy có ổn hay không?
Được mọi người góp ý, giáo viên sẽ thể hiện tiết dạy đó trên lớp và sẽ có các giáo viên trong tổ dự giờ, đánh giá xem cách dạy như vậy có tốt hay không? Và ban giám hiệu nhà trường luôn theo quan điểm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo nghiên cứu bài học cụ thể.
Đó là cách nhà trường chúng tôi tổ chức tiết dạy Giáo viên sáng tạo", - Cô Vũ Thị Hồng Nhung - Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ.
Cô Nhung nhấn mạnh: "Có thể nói giờ dạy Giáo viên sáng tạo đơn thuần là bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, đào tạo cho chính nghiệp vụ của mình. Ảnh: Tùng Dương.
Theo cô Nhung: " Mỗi năm nhà trường đều khuyến khích các giáo viên tham gia đăng kí giờ dạy sáng tạo, và nhiều giáo viên cùng tham gia như vậy nên có rất nhiều tiết học được thể hiện với nhiều phương pháp đổi mới.
Hơn nữa các giáo viên trong trường có cơ hội được dự giờ, cũng đồng thời là bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, việc này được thực hiện liên tục trong năm.
Điều quan trọng nhất là ban giám hiệu nhà trường không đánh giá tiết dạy theo kiểu thi Giáo viên dạy giỏi đại trà, chính vì thế giáo viên rất mong muốn được tham gia và hoàn toàn không có áp lực phải đạt danh hiệu hay bằng khen.
Bản thân các giáo viên cũng mong muốn có một hoạt động thường xuyên như vậy tại trường nơi mình đang công tác, đồng thời ban giám hiệu nhà trường sẽ đánh giá là tiết dạy đó có sáng tạo hay chưa?
Thầy cô được học nhiều kỹ thuật mới, nhưng nếu chỉ đơn thuần dạy ở trong lớp có cô và trò không thôi thì bản thân giáo viên đó cũng không biết là việc sáng tạo đó thực sự có giá trị hay không?
Học lý thuyết thường xuyên là một chuyện và đương nhiên việc được thực hành cũng rất quan trọng. Vậy nên tiết dạy Giáo viên sáng tạo chỉ nhằm mục đích tạo cơ hội cho giáo viên có "đất" để thể hiện những kỹ năng đổi mới trong cách truyền đạt kiến thức mà mình đã được học.
Và có thể nói tiết dạy Giáo viên sáng tạo của trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm là như vậy".
Luôn theo tiêu chí giáo viên sáng tạo.
Cô Nhung nói: "Hàng năm khi giáo viên trường chúng tôi tham dự các cuộc thi giáo viên dạy giỏi của ngành nhưng ở đâu chúng tôi cũng thực hiện theo tiêu chí Giáo viên sáng tạo.
Mình thể hiện tiết dạy đó ở cấp quận, cấp thành phố hay bất cứ đâu thì bao giờ cũng có nhiều thầy, cô, đồng nghiệp chấm điểm, nhận xét về phương pháp của mình.
Lúc này không còn ở trong phạm vi nhà trường nữa mà là thành phố hoặc cấp cao hơn, cuộc thi hội tụ rất nhiều đồng nghiệp có khả năng rất tốt và đây cũng là cơ hội để các giáo viên trường chúng tôi học hỏi.
Như vậy, việc một giáo viên trong trường đi tham dự Giáo viên dạy giỏi của ngành thì không chỉ đơn thuần là đại diện cho tổ bộ môn đó, mà là đại diện cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy của toàn nhà trường.
Giáo viên khi nhận được những lời đóng góp sẽ nhìn nhận lại việc đổi mới sáng tạo của mình đã thực sự tốt hay chưa, có giúp ích gì cho học sinh hay không?
Giờ dạy Giáo viên sáng tạo là một hình thức bồi dưỡng giáo viên và mang tích chất thực hành vì hàng năm nhà trường liên tục tổ chức các khóa đào tạo lý thuyết, đổi mới phương pháp dạy.
Nhiều giáo viên trẻ trong trường đều có các mặt mạnh riêng như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, thuyết trình, tổ chức hoạt động...cùng nhiều kỹ năng mới.
Khi giáo viên trẻ lên những tiết dạy như vậy thì ngay cả những giáo viên lâu năm cũng phải học hỏi, những tư liệu, Clip...cách khai thác ngữ liệu về bài giảng mà giáo viên trẻ tìm được đưa vào giờ dạy cũng có sự tươi mới.
Ngược lại, giáo viên trẻ học được từ những đồng nghiệp lâu năm nhiều kinh nghiệm, kiến thức sư phạm đã được đúc kết, trải nghiệm qua thời gian, và cứ như vậy các lớp giáo viên bổ trợ, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm tốt nhất".
Theo cô Nhung: "Một giờ dạy hiệu quả là học sinh phải được hoạt động nhiều, được tham gia khám phá và đặc trưng khi trẻ con được hoạt động, tự tiếp nhận kiến thức thì bản thân trẻ sẽ rất thích". Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Định hướng, đánh giá tiết dạy thế nào?
Theo cô Nhung: "Giáo viên tập chung nhiều vào vấn đề thiết kế hoạt động thế nào trong giờ học, các giáo viên dự giờ sẽ quan sát xem trong tiết học đó học sinh có được tham gia nhiều vào hoạt động hay không? Hay tất cả học sinh chỉ ngồi im, giơ tay thẳng hàng trả lời những đáp án mẫu có sẵn như một số trường khác.
Một giờ dạy hiệu quả là học sinh phải được hoạt động nhiều, được tham gia khám phá và đặc trưng khi trẻ con được hoạt động, tự tiếp nhận kiến thức thì bản thân trẻ sẽ rất thích.
Giáo viên là người tổ chức các hoạt động chứ họ không thể bắt học sinh phải làm thế này, thế kia. Vậy nên các giáo viên tham gia sẽ quan sát học sinh, hơn là việc chỉ săm soi tìm lỗi của đồng nghiệp đang thể hiện sự sáng tạo.
Giờ học có hiệu quả hay không thì phải nhìn vào học sinh mới biết được, và đó cũng là định hướng và tiêu chí đánh giá của ban giám hiệu nhà trường".
Cô Nhung cho biết: "Nhu cầu được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ thường xuyên là điều mà giáo viên nào cũng mong muốn.
Với nghề giáo nói chung và nhất là ở bậc tiểu học, nếu giáo viên tay nghề không vững, không có phương pháp giảng dạy và cách dạy của mình không làm cho con trẻ cảm thấy hứng thú thì đó là thất bại
Các con không hứng thú thì bản thân giáo viên sẽ không có động lực, không có niềm vui trong giảng dạy.
Chính vì vậy đứng ở góc độ quản lý chúng tôi luôn phải tìm cách để đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên những kỹ năng nghề nghiệp.
Cùng một bài nhưng có giáo viên dạy theo kỹ thuật này, nhưng cũng có cô dạy theo kỹ thuật khác và đó mới là sáng tạo, tất cả các giờ giáo viên sáng tạo của trường chúng tôi rất phong phú về phương pháp chứ không dập khuôn giống nhau.
Nhiều giáo viên mạnh về tổ chức hoạt động, trẻ con rất thích và họ quản lý được hoạt động đó. Có giáo viên mạnh về khả năng thuyết trình, thu hút các con và chỉ cần nghe cô nói là các con đã rất thích rồi, từ đó việc truyền đạt kiến thức sẽ vô cùng hiệu quả.
Tất cả những nhận xét của các giáo viên dự giờ đều được góp ý ngay sau tiết dạy giáo viên sáng tạo với tinh thần xây dựng, những điểm đạt hay chưa đạt đều được góp ý chi tiết và tất cả đều rút được kinh nghiệm từ đó. Những điểm tốt sẽ nhân rộng áp dụng cho các lớp để học sinh trong trường đều được thụ hưởng.
Các tiết học ở bậc tiểu học rất nhiều, mỗi ngày có 5 - 6 tiết và mỗi tiết đều có sự khác nhau, nếu giáo viên cứ dạy đều đặn không có người dự giờ thì nhiều khi vô tình chỉ là đưa ra những nội dung kiến thức để đảm bảo chương trình mà thôi.
Nhưng nếu có những tiết dạy được đầu tư, nghiên cứu kỹ, sâu hơn thì giáo viên cũng sẽ hiểu được về bài dạy đó thế nào, cộng với những góp ý của đồng nghiệp, như vậy những hoạt động mình sáng tạo tổ chức sẽ có ý nghĩa hơn.
Có nhiều tiết dạy được đầu tư, đổi mới nhưng đó là cách nghĩ của giáo viên trước khi thực hiện, nhưng trên thực tế lại không đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy rất cần sự đánh giá của đồng nghiệp, kể cả thất bại cũng là một bài học".
Cô Nhung nhấn mạnh: "Có thể nói giờ dạy Giáo viên sáng tạo trong trường của chúng tôi đơn thuần là bồi dưỡng chuyên môn, đào tạo cho chính nghiệp vụ của mình thường xuyên.
Kết quả giờ dạy đó tốt hay không cũng không liên quan gì đến vấn đề đánh giá phải thật nuột nà, phải là hình mẫu...như một số trường hiện nay. Chính điều đó đã khuyến khích giáo viên chúng tôi tham gia và liên tục đổi mới".
Cô giáo giúp "tránh thất học" xứ cù lao 13 năm theo nghề, cô Phạm Minh Thùy, GV Trường Tiểu học thị trấn Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đã giúp không biết bao nhiêu em nhỏ tránh "thất học". Để làm được vậy, cô cho rằng phải không ngừng yêu thương học sinh. Cô Thùy đang hướng dẫn học sinh làm bài. Muốn có học sinh phải vận động trẻ đến trường...