Niềm lạc quan thận trọng
Chính trường Nê-pan vừa đạt bước đột phá khi bốn chính đảng lớn nhất trí trên nguyên tắc đối với bản Hiến pháp mới, chấm dứt bảy năm xung đột và chia rẽ sâu sắc về vấn đề này. Mặc dù có ý nghĩa quan trọng, góp phần ổn định tình hình mọi mặt tại Nê-pan, song để bản Hiến pháp mới ra đời, các bên còn phải vượt qua nhiều rào cản và thách thức lớn.
Tin tốt lành nói trên được đưa ra khi Nê-pan đang phải vật lộn khắc phục hậu quả của hai trận động đất kinh hoàng hôm 25-4 và 12-5 vừa qua, làm gần 9.000 người chết, hàng triệu người mất nhà ở, nhất là ở những vùng nông thôn nghèo. Bộ trưởng Thông tin nước này M.Ri-gian nói rằng, chính những khó khăn và thách thức đang chồng lên như núi mà hai trận động đất để lại đã “đánh thức” ý chí chính trị của các đảng, trở thành động lực để các bên “đối địch” cùng ngồi lại và thỏa thuận với nhau về các điều khoản trong bản Hiến pháp mới từng gây chia rẽ chính trường Nê-pan suốt nhiều năm qua. Trong cuộc họp mới đây, Đảng Đại hội Nê-pan (NC) đứng đầu liên minh cầm quyền, Đảng Cộng sản Nê-pan Mác-xít Lê-nin-nít thống nhất (CPN-UML), Đảng Cộng sản Nê-pan Mao-ít thống nhất (UCPN) và Mặt trận Ma-đê-xi dân chủ thống nhất (UDMC) đã đồng thuận trên nguyên tắc đối với bản Hiến pháp mới. Theo đó, Nê-pan sẽ được cơ cấu theo mô hình nhà nước liên bang gồm tám bang; ranh giới giữa các bang sẽ do một ủy ban liên bang quyết định; tên của các bang sẽ được quyết định theo hai phần ba số phiếu bầu của các hội đồng bang này.
Các bên cũng nhất trí về số nghị sĩ của quốc hội lưỡng viện, với hạ viện sẽ gồm 275 thành viên và thượng viện có 45 thành viên. Về mô hình bầu cử, các chính đảng thống nhất tổ chức một hệ thống bầu cử hỗn hợp, với 60% số ghế của cơ quan lập pháp sẽ được bầu trực tiếp và 40% số ghế còn lại được bầu theo tỷ lệ đại biểu; thủ tướng sẽ được đa số phiếu trong hạ viện bầu, còn tổng thống sẽ đóng vai trò nghi lễ. Cũng theo thỏa thuận, sau khi Hiến pháp mới có hiệu lực, Thủ tướng Nê-pan X.Côi-ra-la sẽ từ chức và CPN-UML, đảng lớn thứ hai ở Nê-pan và là một đối tác trong liên minh cầm quyền, sẽ lên nắm quyền theo thỏa thuận đạt được với Thủ tướng Côi-ra-la hồi năm ngoái.
Đã có hai cuộc bầu cử và sáu chính phủ được thành lập tại Nê-pan trong gần một thập kỷ qua nhưng chưa một chính phủ nào thông qua được Hiến pháp mới. Sau khi kết thúc nội chiến năm 2006, năm 2008, Nê-pan chính thức chuyển từ chính thể quân chủ lập hiến sang chính thể cộng hòa liên bang. Việc thông qua Hiến pháp mới là phần quan trọng của Thỏa thuận Hòa bình toàn diện (CPA) giữa các phe phái, đánh dấu thời điểm kết thúc tiến trình hòa bình ở quốc gia Nam Á này. Tuy nhiên, Hội đồng lập hiến thứ nhất (tức Quốc hội) được bầu năm 2008 và bị giải thể năm 2012 đã không thể ban hành một hiến pháp mới vì còn bất đồng về mô hình lãnh đạo và nền tảng thành lập thể chế liên bang. Tháng 11-2013, Nê-pan đã bầu Hội đồng lập hiến thứ hai với nhiệm vụ chính là soạn thảo bản Hiến pháp mới, song cũng không hoàn thành nhiệm vụ. Tháng 1 năm ngoái, Tòa án Tối cao Nê-pan đã phán quyết, nhiệm kỳ của tổng thống và phó tổng thống ở nước này sẽ tiếp tục hoạt động cho tới khi Hội đồng lập hiến ban hành một Hiến pháp mới.
Chỉ cách đây nửa năm, Quốc hội Nê-pan đã vài lần không thể thông qua bản dự thảo Hiến pháp mới theo đúng hạn chót do phe đối lập chống đối quyết liệt văn bản này. Liên minh 30 đảng đối lập còn phát động biểu tình chống chính phủ, đốt hàng chục phương tiện đi lại, buộc nhiều trường học, cửa hàng và trung tâm vận tải phải đóng cửa. Chính phủ Nê-pan phải tiến hành nhiều biện pháp cứng rắn, nhằm ngăn biểu tình biến thành bạo lực. Nguyên nhân chính là do các bên không thỏa thuận được các vấn đề then chốt, như chế độ liên bang, cơ cấu chính phủ, hệ thống tư pháp và bầu cử.
Video đang HOT
Nhiều nhà phân tích bày tỏ niềm lạc quan thận trọng đối với sự ra đời của bản Hiến pháp mới, sớm nhất dự kiến là trong tháng 7 tới, nhằm góp phần ổn định tình hình mọi mặt tại Nê-pan. Có ý kiến khẳng định, do hậu quả quá nặng nề của các trận động đất vừa qua nên các bên liên quan đã tạm gác những bất đồng “thâm căn cố đế” để tập trung sức ổn định tình hình hiện tại của đất nước, nhất là khi mùa mưa đang đến gần. Những trắc trở trong quá khứ dự báo chặng đường phía trước để hoàn tất lộ trình hòa bình, ổn định lâu dài cho Nê-pan sẽ không đơn giản.
Hạnh Vũ
Theo_Báo Nhân Dân
Tin tặc Trung Quốc đánh cú mạnh vào chính phủ Mỹ?
Nhà chức trách Mỹ vừa cho hay, các tin tặc Trung Quốc đang bị nghi ngờ tiến hành một đợt tấn công mạng rất lớn, gây ảnh hưởng tới dữ liệu của hàng triệu nhân viên chính phủ Mỹ.
Tin tặc Trung Quốc đã "đánh" Mỹ một trận lớn?
Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ (OPM) đã xác nhận hôm thứ 5 (4/6) rằng hầu hết 4 triệu nhân viên hiện tại và từng làm cho chính phủ Mỹ đều đã bị ảnh hưởng trong vụ tấn công dữ liệu nhắm vào cơ sở dữ liệu của OPM.
Thậm chí, theo OPM, vụ việc còn có khả năng ảnh hưởng tới mọi cơ quan liên bang ở nước này.
Trong khi đó, Susan Collins - một thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ - nói rằng vụ tấn công được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc.
Hiện nay, OPM đang đảm trách vai trò như bộ nguồn nhân lực cho chính phủ liên bang. Cơ quan này lưu hành những thông tin mật và biên soạn hồ sơ của tất cả nhân viên chính phủ liên bang.
Thông tin được lưu trên cơ sở dữ liệu của OPM gồm có phân công công việc của nhân viên, đánh giá hiệu suất làm việc và đào tạo.
Dù vậy, vụ tấn công mạng không liên quan tới phần kiểm tra lý lịch và các cuộc điều tra mật của chính phủ Mỹ.
Bà Collins đã gọi vụ tấn công là "thêm một dấu hiệu khác của thế lực nước ngoài đã thăm dò thành công và tập trung vào vào thứ dường như là dữ liệu sẽ xác định những người với khả năng sử dụng thông tin mật".
Bằng cách sử dụng một hệ thống an ninh mạng mới được gọi là Einstein, OPM đã phát hiện ra một vụ xâm nhập mạng hồi tháng 4/2015. Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nói rằng họ đang điều tra vụ việc.
Giám đốc chiến lược Ken Ammon của công ty an ninh mạng Xceedium đã cảnh báo vụ tấn công mạng và khai thác dữ liệu có thể được dùng để giả mạo hay tống tiền các nhân viên liên bang với khả năng truy cập thông tin nhạy cảm.
Trong khi đó, nghị sỹ Adam Schiff thì kêu gọi cần phải nâng cấp cơ sở dữ liệu mạng sau vụ việc nghiêm trọng.
"Người Mỹ kỳ vọng hệ thống máy tính liên bang luôn được duy trì với tình trạng phòng thủ kín kẽ. Mối đe dọa tấn công mạng từ giới tin tặc, tội phạm, những kẻ khủng bố hay lực lượng được các chính phủ khác hậu thuẫn là một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày", ông Schiff bày tỏ.
Theo_An ninh thủ đô
Ngân hàng thế giới lạc quan về kinh tế Nga Sau Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) vừa nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước Nga vì giá dầu cùng đồng rúp đã phục hồi trong vài tháng qua và lạm phát ở nước này cũng dần chậm lại. WB vừa lạc quan hóa dự báo tăng trưởng kinh tế Nga - Ảnh: Reuters Reuters...