Niềm hạnh phúc của bà mẹ có hai con giành huy chương Hóa học quốc tế
Trong kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 49, Phạm Đức Anh giành HCV. Nhờ đó, nhà em trở thành gia đình đầu tiên ở Việt Nam có hai anh em đoạt huy chương Hóa học quốc tế.
Chiều 15/7, gia đình chị Nguyễn Kim Thu có mặt tại sân bay để đón con trai Đức Anh trở về từ cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 49.
Đức Anh – học sinh lớp 11 trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội – sang Thái Lan dự thi cùng sự tin tưởng, kỳ vọng lớn lao từ gia đình, nhà trường và bạn bè. Không phụ công cha mẹ, thầy cô, em trở về cùng tấm huy chương vàng danh giá và điểm thi đáng ngưỡng mộ – 89,46/100 điểm.
Em trai hoàn thành ước mơ đổi màu huy chương
Đây không phải lần đầu tiên chị Thu đón con trai trở về từ đấu trường quốc tế. 9 năm trước, cũng tại đây, chị hạnh phúc ngập tràn khi chứng kiến con trai cả đeo tấm huy chương đồng giành được trong cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế tổ chức ở Hungary bước khỏi cánh cửa an ninh sân bay.
Chị Kim Thu và con trai Anh Tuấn (ngoài cùng bên phải) đón Đức Anh trở về từ cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế. Ảnh: Nguyễn Sương.
9 năm sau, chị lại đến Nội Bài đón con. Khác biệt lớn nhất là lần này, anh trai Phạm Anh Tuấn và em trai Phạm Đức Anh đã đổi vị trí cho nhau.
Trong lúc chờ con, chị Thu hào hứng chia sẻ về cậu con trai thứ hai. Vẻ hạnh phúc và nét tự hào rạng ngời trên gương mặt chị.
Người mẹ ấy không hề che giấu niềm vui sướng khi nói về Đức Anh cùng tấm huy chương em đoạt được. Trong cuộc thi năm nay, em là thí sinh nhỏ tuổi nhất của đoàn Việt Nam nhưng thành tích không thua kém ai.
“Tôi vui và tự hào lắm. Đức Anh luôn nghiêm túc học tập, cố gắng noi gương anh trai”, chị Thu nhắc đi nhắc lại về hai người con luôn khiến chị hài lòng.
Chị kể trong quá trình con đi thi, gia đình rất hồi hộp nhưng cũng tin tưởng con. Cuối cùng, Đức Anh đã xứng đáng với niềm tin của cha mẹ cùng công lao dạy dỗ từ thầy cô.
Chị Thu thông tin năm sau, Đức Anh tiếp tục dự thi Olympic Hóa học quốc tế. Sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, em sẽ theo học trường Y để tiếp nối truyền thống gia đình.
Chị Kim Thu hiện là Trưởng khoa Dược tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Con trai Anh Tuấn là bác sĩ nội trú Tai – Mũi – Họng của Bệnh viện ĐH Y Hà Nội.
Phạm Anh Tuấn – chủ nhân tấm huy chương đồng trong cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2008 – cũng không kìm nổi niềm xúc động khi nói về người em trai của mình.
“Khi biết em đổi được màu huy chương, điều mình hy vọng bấy lâu nay, thực sự mình cảm thấy hết sức vui mừng và hạnh phúc”, Tuấn chia sẻ.
Với thành tích Đức Anh giành được trong cuộc thi năm nay, chị Thu là bà mẹ đầu tiên ở nước ta có hai con đoạt huy chương Olympic Hóa học quốc tế. Đây món quà tuyệt vời hai cậu con trai tặng mẹ nhưng chắc chắn bản thân chị góp phần không nhỏ vào tấm huy chương của hai con.
Tấm huy chương mang vị mặn
Video đang HOT
Ngày 15/7 chắc chắn là kỷ niệm đáng nhớ đối với chị Thu và gia đình. Sau một thời gian chờ con, chị không ngần ngại reo tên Đức Anh khi thấy con làm thủ tục cuối cùng trước khi bước khỏi phòng chờ.
Sau đó, chị luôn đi sát bên con, thể hiện niềm mong nhớ, tự hào của người mẹ dành cho con trai mình.
Trong khoảnh khắc ấy, chị chia sẻ với thầy giáo của Đức Anh: “Em nếm thử huy chương rồi thầy ạ. Nó có vị mặn của mồ hôi Đức Anh, thầy cô và gia đình”.
Quả thực, để có thể trao mẹ niềm hạnh phúc to lớn ấy, bản thân Phạm Đức Anh đã nỗ lực không ngừng dưới sự hỗ trợ từ giáo viên, cha mẹ và anh trai.
Khi được hỏi về bí quyết học Hóa, nam sinh 17 tuổi khiêm tốn cho biết đó đơn giản là sự nỗ lực không ngừng nghỉ và luôn hướng về phía trước.
Em nói một cách nhẹ nhàng nhưng chỉ những người gần gũi mới biết em đã đánh đổi bao công sức để đạt được thành tích này.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống học tập, từ năm cấp 2, Đức Anh đã học rất nghiêm túc, cố gắng hết mình và đặc biệt say mê với môn Hóa.
Ngoài định hướng từ cha mẹ, anh trai, em cũng mày mò để tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân. Mỗi ngày, Đức Anh dành khoảng 7-8 tiếng cho môn học yêu thích nhưng vẫn không lơ là các môn khác.
Để làm được điều đó, chàng trai sinh năm 2000 sẵn sàng từ bỏ thú vui xem phim, đá bóng. Đổi lại, em thi bước nào chắc bước nấy.
Đức Anh (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh cùng 3 thành viên khác trong đoàn Việt Nam dự thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 49. Ảnh: Nguyễn Sương.
Ngoài ra, Đức Anh cũng thường xuyên trao đổi bài vở với mẹ – một tiến sĩ về tổng hợp hữu cơ.
Chính những lần trao đổi đó, đặc biệt khi cùng con trai nghiên cứu về phổ cộng hưởng từ và con đưa ra kết quả đúng, đã khiến chị Thu rất tin tưởng vào năng lực của cậu con trai thứ hai.
Anh Phạm Anh Tuấn cũng khâm phục ý chí của em trai mình. Anh nhận xét cậu là đứa em ngoan ngoãn, hết sức chăm chỉ, chịu khó, sáng tạo trong học tập. Lòng kiên trì của Đức Anh khi đứng trước bài tập hóc búa khiến anh trai cảm thấy em không bao giờ có ý định buông xuôi hay từ bỏ.
“Em trai mình luôn hướng tới mục tiêu cao nhất là mở rộng kiến thức và thuần thục tất cả kiến thức”, anh Tuấn chia sẻ.
Anh vẫn nhớ như in cảm giác của 9 năm trước khi bước chân khỏi cửa an ninh sân bay với tấm huy chương đồng. Lúc đó, thay vì cùng chúc mừng anh trai đoạt giải như những người khác, cậu bé Đức Anh lại chạy ngay đến, hỏi anh làm sai bài nào và sao lại làm sai bài đấy.
Tinh thần cầu thị, ham học hỏi ấy được giữ vững trong suốt 9 năm qua. Quãng thời gian ấy, hai anh em đều không thể nhớ nổi đã bao đêm, cả hai cùng say mê với Hóa học đến quên cả việc đi ngủ và chỉ nhận ra khi đồng hồ đã chạy quá 2h sáng.
Chính nỗ lực không ngừng nghỉ ấy đã giúp Đức Anh thay anh trai thực hiện ước mơ đổi màu huy chương, bù lại sự tiếc nuối của 9 năm trước.
Olympic Hóa học quốc tế năm 2017 lần thứ 49 tổ chức ở Thái Lan với 76 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Tổng thí sinh dự thi là 297 em.
Theo bảng xếp hạng không chính thức, đội tuyển Mỹ xếp thứ nhất với 4 huy chương vàng. Việt Nam và Trung Quốc cùng đứng thứ hai với 3 huy chương vàng, một huy chương bạc.
3 tấm huy chương vàng thuộc về Đinh Quang Hiếu (lớp 12, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), Nguyễn Bằng Thanh Lâm (lớp 12, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam), Phạm Đức Anh (lớp 11, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội). Em Hoàng Nghĩa Tuyến (học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An) giành huy chương bạc.
Theo Zing
Tên lửa liên lục địa: Siêu vũ khí hủy diệt cả quốc gia
Tên lửa đạn đạo liên lục địa là vũ khí hủy diệt mạnh mẽ nhất và hiện chỉ có 7 quốc gia trên thế giới phát triển thành công, bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Israel, Ấn Độ và mới đây nhất là Triều Tiên.
Tên lửa Hwasong-14 lần đầu được Triều Tiên phóng thử nghiệm ngày 4.7.
Theo Business Insider, vụ phóng tên lửa Hwasong-14 thành công ngày 4.7 đưa Triều Tiên trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Đây là một trong những loại vũ khí uy lực nhất và gần như không thể đánh chặn.
Không giống bất kỳ loại tên lửa nào khác, ICBM nổi bật nhờ vào khả năng tấn công mục tiêu từ khoảng cách cực xa. ICBM đều có tầm bắn trên 5.500km và phổ biến nhất là 10.000km, chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ John Pike cho biết.
"ICBM tạo ra mối đe dọa lớn bởi nó đưa quốc gia sở hữu vượt ra ngoài tầm khu vực, vươn đến toàn cầu", ông Pike nói. "Dù là xung đột lớn hay nhỏ, một quốc gia có thể de dọa cả thế giới bằng ICBM".
Một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa chiến lược của Mỹ hay Nga đủ sức hủy diệt thành phố. Nhưng trong kịch bản chiến tranh hạt nhân, các cường quốc sẽ phóng tất cả ICBM hiện có trong kho vũ khí để đảm bảo khả năng hủy diệt hoàn toàn nước kia.
Một khi sở hữu ICBM, các cường quốc sẽ trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc hóa học cho tên lửa. Rất hiếm khi ICBM được gắn đầu đạn thông thường vì hiệu quả tác chiến không cao so với chi phí sản xuất đắt đỏ.
ICBM hoạt động như thế nào?
Truyền thông Hàn Quốc đăng tải thông tin về vụ phóng tên lửa Triều Tiên.
ICBM là một trong những vũ khí khó chế tạo nhất trong lịch sử. Tên lửa cần có lực đẩy rất lớn để thắng trọng lực, từ đó phóng vật thể nặng như đầu đạn hạt nhân vào quỹ đạo và tới mục tiêu cách xa hàng nghìn km. Quá trình kiểm soát lực đẩy cũng rất tinh vi, nếu không tên lửa sẽ phát nổ.
Một số ICBM sử dụng nhiên liệu rắn, số khác sử dụng nhiên liệu lỏng hoặc kết hợp cả hai. Mục tiêu là tạo ra lực đẩy đủ lớn để đưa đầu đạn đến đích trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.
Quân đội Mỹ hiện sở hữu ICBM Minuteman III, vốn có thể đạt tốc độ tối đa 24.000km/giờ, gấp 20 lần vận tốc âm thanh. Tên lửa có thể tấn công Triều Tiên trong vòng khoảng 30 phút nếu phóng từ căn cứ ở California.
Để đạt tốc độ cao và khả năng tấn công cực kỳ chính xác, ICBM thường có 3 hoặc 4 tầng nhiên liệu. Lý do là bởi thiết kế từng tầng an toàn và dễ dàng hơn một tầng duy nhất.
Tầng đầu tiên thường được gọi là hệ thống đẩy. Đây là tầng lớn nhất của ICBM, đóng vai trò nâng tên lửa khỏi mặt đất. Một khi sử dụng hết nhiên liệu, tầng một sẽ tách ra để kích hoạt tầng 2. Quá trình này diễn ra tương tự với các tầng sau.
ICBM Minuteman III của Mỹ.
Trong quá trình bay đến mục tiêu, máy tính sẽ giám sát quỹ đạo tên lửa nhờ vào tín hiệu truyền qua vệ tinh. Nhờ đó tên lửa có thể điều chỉnh phương hướng sao cho vụ tấn công đạt độ chính xác cao nhất.
Sau mỗi lần tách tầng, tên lửa bay nhanh hơn vì đạt đến độ cao cần thiết và lợi dụng lực hút của Trái đất để lao thẳng xuống mục tiêu.
Tên lửa Minuteman III có thể mang 3 đầu đạn hạt nhân nhưng đã bị cắt giảm xuống còn 1 bởi thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược. Những ICBM hiện đại nhất của Nga thậm chí còn có thể mang theo 10 đầu đạn, tấn công 10 thành phố khác nhau hoặc chỉ tập trung hủy diệt một mục tiêu duy nhất.
Đầu đạn được bọc giáp dày để chịu được nhiệt độ nóng hàng ngàn độ C do bức xạ và ma sát trong quá trình phóng với tốc độ cao. Một số vật liệu tên lửa và cả đầu đạn sẽ bị cháy sém nhưng điều quan trọng là vũ khí hủy diệt bên trong vẫn ổn định.
Một khi lao xuống mục tiêu, đầu đạn sẽ phát nổ bởi va chạm hoặc được trang bị theo dù để kích nổ trên bầu trời, giúp mở rộng bán kính hủy diệt.
Liệu có thể đánh chặn ICBM?
ICBM là vũ khí chiến lược nguy hiểm nhất bởi khả năng gần như không thể bị đánh chặn sau khi phóng. Tên lửa khi tách tầng trở nên rất nhỏ, bay cực nhanh. Việc đánh chặn gần như là nhiệm vụ bất khả thi bởi nếu thất bại một lần, sẽ không có cơ hội đánh chặn lần hai.
Trong các bộ phim bom tấn Hollywood, trung tâm chỉ huy có khả năng ra lệnh tự hủy tên lửa sau khi phóng. Nhưng theo ông Pike, Mỹ và nhiều quốc gia khác không hề có cơ chế tự hủy như vậy, dù là có phóng nhầm đi chăng nữa.
Việc sở hữu ICBM mang đầu đạn hạt nhân sẽ duy trì học thuyết "đảm bảo hủy diệt lẫn nhau" (MAD) . Theo học thuyết này, chỉ cần một nước phóng ICBM, những nước còn lại sẽ phóng toàn bộ kho tên lửa hạt nhân vào các mục tiêu của đối phương.
ICBM có thể mang theo một đầu đạn hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân.
Khi đó, ICBM sẽ trở thành vũ khí hủy diệt cả thế giới. Viễn cảnh tồi tệ này khiến các cường quốc phải suy nghĩ kỹ trước khi khơi mào chiến tranh hạt nhân. Năm 2011, Mỹ và Nga ký kết hiệp ước nhằm hạn chế ICBM. Nhưng học thuyết MAD thì vẫn luôn được duy trì.
Quân đội Mỹ đã chi hàng tỷ USD cho hệ thống đánh chặn và phá hủy ICBM. Nhưng bước tiến vẫn còn khá chậm và khả năng đánh chặn thành công chỉ vào khoảng 50%. Công nghệ hạn chế cũng yêu cầu Mỹ phải đánh chặn ICBM ở Thái Bình Dương trước khi quá muộn.
Hồi tháng 5, Washington tuyên bố đã đánh chặn tên lửa đạn đạo thành công, mô phỏng một vụ phóng từ Bình Nhưỡng. Tuy vậy, nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi về khả năng ngăn chặn Triều Tiên nã tên lửa hạt nhân.
"Vụ thử tên lửa đánh chặn không chứng minh được rằng hệ thống này sẽ hoạt động tốt ở môi trường thực tế, nơi mà đối phương phóng tên lửa ở thời điểm và địa điểm không xác định", Laura Grego chuyên gia về không gian nhận định.
Theo Danviet
Thầy giáo gốc Việt giả danh diễn viên khiêu dâm dụ dỗ nam sinh Giáo viên gốc Việt Douglas Lê dạy môn hóa học tại thị trấn California Santa Clara hai năm giả vờ là một nữ diễn viên khiêu dâm để có được những bức ảnh nóng của nam sinh. Douglas Lê đã bị buộc tội lừa đảo "catfishing" (thả câu để dụ dỗ tình dục). Douglas Lê lên mạng internet, đóng vai một thiếu nữ,...